Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Sống với biểm rừng bao la

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

1. Truyện ngắn: là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội.

2. Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại: thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống. Trong đó, các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng tập trung vào một vài biến cố chính, dồn nên mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn.

3. Điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri, hạn trị) và sự thay đổi điểm nhìn:

- Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn trị: Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấu suốt tất cả suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện.

- Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấu suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó và các sự kiện mà nhân vật đó biết.

- Thay đổi điểm nhìn: Trong nhiều tác phẩm truyện hiện đại, thường có sự di chuyển điểm nhìn kể chuyện, có thể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn tri sang toàn tri, hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau. Thủ pháp này có nhiều tác dụng trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả dẫn dắt độc giả vào thế giới tinh thần của nhân vật; quan sát, thể hiện sự việc, con người từ nhiều góc nhìn.

 

docx 34 trang Thu Lụa 30/12/2023 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Sống với biểm rừng bao la", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Sống với biểm rừng bao la

Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Sống với biểm rừng bao la
Bài 6: Sống với biển rừng bao la
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
1. Truyện ngắn: là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội.
2. Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại: thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống. Trong đó, các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng tập trung vào một vài biến cố chính, dồn nên mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn.
3. Điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri, hạn trị) và sự thay đổi điểm nhìn:
- Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn trị: Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấu suốt tất cả suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện.
- Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấu suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó và các sự kiện mà nhân vật đó biết.
- Thay đổi điểm nhìn: Trong nhiều tác phẩm truyện hiện đại, thường có sự di chuyển điểm nhìn kể chuyện, có thể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn tri sang toàn tri, hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau. Thủ pháp này có nhiều tác dụng trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả dẫn dắt độc giả vào thế giới tinh thần của nhân vật; quan sát, thể hiện sự việc, con người từ nhiều góc nhìn...
4. Nhân vật trong truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1 – 2 nhân vật chính – tức nhân vật hiện lên như một chủ thể độc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm – được khắc họa qua ngoại hình, hành động đối thoại, độc thoại nội tâm và qua đánh giá của các nhân vật khác cũng như của người kể chuyện.
5. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng:
- Trong thực tế, có những cấu trúc ngữ nghĩa, cú pháp không theo quy tắc ngôn ngữ thông thường. Những hiện tượng này thường xuất hiện trong các tác phẩm văn chương. Có thể kể đến một số loại sau:
• Hiện tượng điều trật tự từ ngữ
- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:                             Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
                                                                         (Phan Thị Thanh Nhàn, Hương thầm)
- Nếu so sánh hai cách diễn đạt “hương đưa ngan ngát" (trật tự thông thường) và “ngan ngát hương đưa” (trật tự đã thay đổi), chúng ta sẽ thấy cách diễn đạt thứ hai giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.
• Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ
- Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ:                             Đàn cò áo trắng
                                       Khiêng nắng
                                       Qua sông
                                                  (Trần Đăng Khoa, Em kể chuyện này)
- Trong ví dụ trên, “nắng” được hình dung như một vật thể có hình dạng, khối lượng, có thể khiêng được. Cách kết hợp từ “khiêng nắng” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo ra một ấn tượng đặc biệt cho người đọc.
• Hiện tượng tách biệt
- Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ: Đã có năm nhà nhận bán. Tiền họ đã nhận ngay từ bây giờ. Nhưng vừa mới lúc này đây, họ đến bảo không bán thóc nữa, mà lại bỏ tiền. Mà trả có hai mươi. Thế có giết người ta không! Bây giờ tôi đang chết dở đây.
                                             (Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma)
 - Việc tách thành phần câu thành câu độc lập trong ví dụ trên có tác dụng nhấn mạnh sự việc “trả có hai mươi”, đồng thời bộc lộ cảm xúc bối rối, lo lắng của nhân vật.
Soạn bài Chiều sương - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi (trang 7 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?
Trả lời:
- Từ nhan đề, em dự đoán văn bản sẽ nói về hành trình trong một buổi chiều nhiều sương mù mịt.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?
- Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của chàng trai.
2. Suy luận: Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?
- Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là các bác đi chài.
3. Suy luận: Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?
- Ta thấy được cuộc sống khổ cực, vất vả và đầy gian nan của ngư dân trong cuộc sống lao động.
4. Dự đoán: Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?
- Các ngư dân sắp được chứng kiến một điều kì dị khi trôi đến cồn đá: gặp đoàn thuyền ma.
5. Suy luận: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?
- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính cho thấy được sự khó khăn, nguy hiểm của ngư dân. Nhưng đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm, gần gũi, thương xót của những con người cùng làng, cùng hoàn cảnh sống.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: 
Chiều sương là những hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt. Ông kể về những kinh nghiệm trải qua của người đi biển, mỗi lần ra khơi đều như một lần bước vào cửa tử, nhưng họ vẫn không ngừng chiến đấu và vượt lên chính mình.
* Sau khi đọc
Câu 1: (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.
Trả lời:
- Vào một buổi chiều sương lăng dăng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.
- Cách đặt nhan đề truyện của tác giả đã cho thấy thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật
Phần
Sự kiện
Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)
Trả lời:
Phần
Sự kiện
Cảm xúc, suy nghĩ của
nhân vật
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)
- Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình.
- Chàng nài nỉ lão kể chuyện đi biển, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma.
- Lão Nhiệm Bình kể một số mẩu chuyện nhỏ rồi bắt đầu kể câu chuyện đi biển gặp bão tố và chiếc “thuyền ma.
- Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ.
- Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm - dương không phân biệt, vì nói cho cùng, đó đều là người dân làng họ, chẳng may qua đời nên giờ tìm chút hơi ấm dương gian.
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)
- Chiếc thuyền ông Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi chài ra khơi đánh bắt cá.
- Đến chiều, bão tố bắt đầu nổi lên kéo dài đến quá nửa đêm.
- Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính.
- Thuyền phó Nhụy vớt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó thuyền Xin Kính biến mất. Thì ra chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không ai sống sót.
- Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với bão tố đã thành quán tính (theo dõi các thao tác chống chọi với bão tố của nhóm bạn chài).
- Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, hiểm nguy, tuy thế họ vẫn bàng hoàng, lo âu, đau xót (“mọi người cầm lặng, tim bóp chặt trong một lo âu ghê rợn, mở to mắt nhìn trấn trấn”).
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?
Trả lời:
- Người kể chuyện trong văn bản: có hai người kể chuyện: Ở phần 1 là chàng trai, ở phần 2 là lão Nhiệm Bình. Tuy nhiên, ngay trong phần 1 cũng có nhiều đoạn người kể cho phá là lão Nhiệm Bình. Như vậy, và có nhiều người kể chuyện văn bản.
- Điểm nhìn: Tương tự như vậy, ở phần 1, chúng ta thấy có điểm nhìn của chàng trai, của lão Nhiệm Bình; ở phần 2 là điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người bạn chài khác như chú trai, các bác chải...
= > Như vậy, câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.
Trả lời:
Quan niệm về
cõi âm, cõi dương
Tương đồng
Khác biệt
Chàng trai
Họ đều không xa lánh, không ghê sợ cõi âm, người đã khuất.
Không tin vào ma quỷ.
Những người dân làng chài
- Âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen do đó không có cảm giác xa lạ.
- Có một số kiêng kị khi đi biển.
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.
Trả lời:
- Văn bản có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen:
+ Thực: Chuyện đi biển gặp bão tố, vớt được anh Hoe Chước...
+ Ảo: Các chi tiết gặp ma, con “thuyền ma”, những điểm dự báo không may của chuyến đi biển...
=> Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo này không chỉ là để tạo tính hấp dẫn cho văn bản, cho chúng ta thấy được sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình, đó là quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người con sống tưởng nhớ người đã khuất.
Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Trả lời:
- Ý kiến của em: Nhìn chung không khí truyện vẫn là không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan vì tình đồng nghiệp, tình làng xóm, tình cảm với cả những người đã khuất.
Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu chuyện về chiếc thuyền của ông Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?
Trả lời:
- Thái độ, t ...  hoặc tác động như thế nào đến nhận thức của bạn hay của cộng đồng
– Kết bài: Sau khi khẳng định lại vấn đề, nêu bài học/giải pháp giải quyết vấn đề... cần có đánh giá về đóng góp của tác phẩm Muối của rừng đối với vấn đề nêu trên.
Bước 3: Viết bài
- Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý:
+ Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ luận điểm và sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý.
+ Có thể sử dụng trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho lí lẽ.
+ Đối thoại với người đọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm để người độc dễ dàng hình dung về vấn đề cần bàn luận, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với người đọc và mục đích viết.
+ Để mở bài, kết bài gây ấn tượng, có thể sử dụng một câu chuyện có ý nghĩa, trích dẫn một danh ngôn, dùng một hình ảnh để ví von, so sánh, đặt ra một câu hỏi để khơi gợi trí tò mò của người đọc Có thể chọn cách viết mở bài và kết bài hô ứng để tạo dư âm.
Bước 4: Xem lại và chính sửa
• Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết kiểu bài này, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một), lưu ý đến tên kiểu bài và một vài chi tiết khác biệt về đặc điểm của kiểu bài.
• Sau khi chỉnh sửa, hãy chia sẻ bài viết của mình với các bạn trong lớp. Lưu ý ghi chép lại ý kiến đóng góp cũng như câu hỏi của các bạn để cân nhắc, điều chỉnh.
• Rút ra bài học kinh nghiệm liên quan đến việc viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
* Bài viết tham khảo:
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.
Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.
Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - Chân trời sáng tạo
* Đề tài (trang 31 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):
Đoàn Thanh niên trường bạn tổ chức buổi nói chuyện với đề tài Cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học. Bạn hãy chuẩn bị bài nói của mình để tham gia buổi nói chuyện ấy
* Hướng dẫn:
Bạn thực hiện bài nói theo quy trình ba bước: 1. Chuẩn bị nói; 2. Trình bày bài nói 3. Trao đổi, đánh giá. Riêng ở bài nói này, bạn lưu ý thêm một số điểm dưới đây: Bước 1: Chuẩn bị nói
Khi xác định đề tài của bài nói, bạn có thể chọn vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ tác phẩm văn học đã được chuẩn bị trong phần Viết. Bạn có thể chọn đề tài là một vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học khác (nếu muốn).
Bước 2: Trình bày bài nói
Khi lập dàn ý, để bài nói thêm thuyết phục, hấp dẫn, bạn cần
– Tổ chức bài nói thành ba phần rõ ràng, phần mở đầu và kết thúc cần tạo ấn tượng sâu sắc.
– Nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược (dự kiến).
– Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng để tăng cường tính trực quan và hấp dẫn cho bài nói.
– Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời; tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn 11, tập một). Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung, điều chỉnh một số chi tiết thể hiện những điểm riêng của kiểu bài.
Bài nói tham khảo:
Xin chào tất cả các bạn.
Các bạn thân mến! Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.
Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.
Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
Trên đây là phần trình bày của tôi về đề tài Cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học. Xin được lắng nghe và nhận được sự góp ý của tất cả mọi người.
Soạn bài Ôn tập trang 32 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học.
Trả lời:
Văn bản
Nhân vật
Người kể chuyện
Điểm nhìn chính
Chiều sương
Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ngư dân tàu ông Phó Nhụy và Xin Kính
Tác giả Bùi Hiển
- Đoạn đầu: nhân vật “chàng trai”
- Phần sau: Nhân vật “lão Nhiệm Bình”
Muối của rừng
Ông Diểu và gia đình nhà khỉ: khỉ đực, khỉ cái, khỉ con
Tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Người kể chuyện - Ngôi kể thứ ba
 Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).
Trả lời:
Nhận xét về nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng:
- Ban đầu ông Diểu không coi thiên nhiên là thiên nhiên, mà soi chiếu thiên nhiên từ lăng kính con người. Ông trút lên chú khỉ tội nghiệp những hằn học mà ông mang từ xã hội vào trong rừng.
- Hành động tha mạng khỉ, nhân vật Diểu cho người đọc thấy rằng chúng ta còn một sự lựa chọn khác trong cách đối xử với thiên nhiên. Sự cứu rỗi bắt đầu từ sự thay đổi trong thái độ và góc nhìn với miền hoang dã.
-  Hình ảnh ông Diểu đi trong mưa xuân ẩm ướt giữa sắc hoa tử huyền chính là từ bỏ vị thế bá quyền để hòa hợp với tự nhiên.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm ví dụ minh hoạ cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đảo trật tự từ ngữ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt.
Trả lời:
 Ví dụ minh họa cho hiện tượng phá vỡ những quy tắc thông thường:
- Đảo trật tự từ: 
“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lai chen nhi vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
- Mở rộng khả năng kết hợp của từ:
“Sóng vùng lên, cuốn réo, đuổi dồn nhau, va vào nhau tóe bọt, ngụp xuống, trào lên, đã lấy một sức mạnh hỗn độn và bất ngờ trong gió vừa cuồng lộng thổi” - “Nhưng rồi chiếc thuyền, rất khỏe, lại hếch cái mũi ướt sướt mướt, chờ mảng nước khác”.
- Hiện tượng tách biệt: “
“Xe sắp rẽ sang phố khác. Tôi ngoái lại nhìn. Ngôi nhà trầm mặc đứng. Cổ kính, rêu phong.”
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học?
Trả lời:
Những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là:
+ Đáp ứng đủ các yêu cầu của một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
+ Các lí lẽ, dẫn chứng phải phù hợp, chính xác và hấp dẫn người đọc.
Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, cần lưu ý những điều sau:
- Tổ chức bài nói thành ba phần: có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng.
- Tóm tắt hệ thống luận điểm bằng sơ đồ.
- Dự kiến các ý kiến trái chiều, câu hỏi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.
- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ.
- Tương tác tích cực và có thái độ tôn trọng đối với người nghe.
- 
Câu 6 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo bạn, vì sao chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên và có thể chung sống bằng cách nào?
Trả lời:
- Chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên vì:
+ Thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người và các loài vật khác trên Trái Đất: cung cấp khí oxi, thực phẩm
+ Thiên nhiên ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong đời sống của con người chúng ta: cây cối, nước, năng lượng
+ 
- Có thể sống chung với thiên nhiên bằng cách:
+ Nâng cao nhận thức của bản thân từ đó hiểu hơn về ý nghĩa và vai trò của môi trường.
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng: không săn bắn, không vứt rác bừa bãi
+ 

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_6_song_voi_biem_r.docx