Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
A. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
1. Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn HS đạt đưọc các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.
- Về phẩm chất: Biết trân trọng và bảo vệ tiếng Việt; biết giữ gìn các giá trị văn hóa; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để hội nhập quốc tế.
- Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể (tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại) trong quá trình học tập chuyên đề, nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau:
+ Hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành của văn hóa.
+ Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội đương đại.
+ Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp.
2. Đặc điểm bài học và phân bố số tiết
2.1. Đặc điểm bài học
a. Về nhiệm vụ của chuyên đề
- Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần thứ nhất: Thông qua các hoạt động đọc ngữ liệu tham khảo khái quát về bản xã hội - văn hóa của ngôn ngữ; thực hành: HS từng bước chiếm lĩnh tri thức về bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ.
- Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần thứ hai: Thông qua các hoạt động đọc ngữ liệu tham khảo khái quát về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế;thực hành:HS từng bước chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế.
- Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần thứ ba: Thông qua các hoạt động đọc ngữ liệu tham khảo khái quát một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp;thực hành:HS từng bước chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng vận dụng yêu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
CHUYÊN ĐỀ 2 TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG Yêu cầu cần đạt Hướng dẫn HS đạt đưọc các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù. - Về phẩm chất: Biết trân trọng và bảo vệ tiếng Việt; biết giữ gìn các giá trị văn hóa; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để hội nhập quốc tế. - Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể (tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại) trong quá trình học tập chuyên đề, nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau: + Hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành của văn hóa. + Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội đương đại. + Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp. Đặc điểm bài học và phân bố số tiết Đặc điểm bài học a. Về nhiệm vụ của chuyên đề - Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần thứ nhất: Thông qua các hoạt động đọc ngữ liệu tham khảo khái quát về bản xã hội - văn hóa của ngôn ngữ; thực hành: HS từng bước chiếm lĩnh tri thức về bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ. - Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần thứ hai: Thông qua các hoạt động đọc ngữ liệu tham khảo khái quát về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế;thực hành:HS từng bước chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế. - Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần thứ ba: Thông qua các hoạt động đọc ngữ liệu tham khảo khái quát một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp;thực hành:HS từng bước chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng vận dụng yêu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp. b. Cấu trúc của bài học NỘI DUNG DẠY HỌC YÊU CẦU CẦN ĐẠT (MỤC TIÊU) CÂU HỎI, BÀI TẬP Phần thứ nhất: Bản chất xã hội văn hóa của ngôn ngữ Đọc ngữ liệu tham khảo Khái quát về bản chất xã hội- văn hóa của ngôn ngữ Thực hành Hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành của văn hóa. Câu hỏi 1, 2, 3 (văn bản 1) Câu hỏi 1, 2, 3 (văn bản 2) Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 Phần thứ 2: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế Đọc ngữ liệu tham khảo Khái quát về về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế. Thực hành Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội đương đại. Câu hỏi 1, 2, 3, 4 Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 Phần thứ 3: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp Đọc ngữ liệu tham khảo Khái quát một số yêu cầu, cách thức vận chuyển yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp. Thực hành Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp. Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 (văn bản 1) Câu hỏi 1, 2, 3, 4 (văn bản 2) Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 2.2. Phân bố sô tiết - Phần thứ nhất: Bản chất xã hội văn hóa của ngôn ngữ (5 tiết) Phần thứ 2: Các yếu tố mới của ngôn ngữ- những điểm tích cực và hạn chế (4 tiết) Phần thứ 3: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (5 tiết) - Ôn tập: HS ôn tập, thực hành (1 tiết) Phương pháp và phương tiện dạy học Phương pháp dạy học - Dạy học hợp tác, thuyết trình kết hợp với đàm thoại gợi mở - Hướng dẫn HS kết hợp viết trong quá trình dạy đọc: điền vào các phiếu học tậpKết họp diễn giảng gắn với việc tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, trình bày ý kiến, đóng vai. - Hướng dẫn cho HS cách tra cứu các loại từ điển; từ điển Tiếng Việt; Từ điển thành ngữ, từ điển các loại từ mới tiếng Việt. - Hướng dẫn cho HS tìm ý tưởng từ mới cho các tình huống giao tiếp, tập đóng vai theo kịch bản đã được chuẩn bị trước đó. 3.2. Phương tiện dạy học - SGK, SGV. - Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to. - Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm. - Phiếu học tập. - Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm bài viết, bài trình bày của HS. B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẦN THỨ NHẤT BẢN CHẤT XÃ HỘI - VĂN HÓA CỦA NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện HS quan sát các từ ngữ GV chia sẻ, giải thích nghĩa của những từ này c. Sản phẩm: Câu trả lời, suy nghĩ của HS một số đoạn trong bài thơ tiếng Việt d. Tổ chức thực hiện Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ HT - GV tổ chứa trò chơi “Đi tìm nhà ngôn ngữ học” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng + GV lần lượt chiếu các từ ngữ lên bảng + Mỗi nhóm sẽ có 30 giây để ghi nghĩa/ cách giải thích nghĩa của mỗi từ tương ứng lên bảng, ghi xong không được xóa. + Các từ ngữ: gấu, sửu, gậy, tủ, vãi, lầy. - GV chọn những từ HS giải nghĩa theo cách đặc biệt (không theo nghĩa chuẩn -nghĩa của từ điển tiếng Việt) và đặt vấn đề: Liệu rằng tổ tiên chúng ta (hay ông bà ở nhà) và con cháu chúng ta sau này có dùng và hiểu những từ này theo những cách này không? Vì sao? Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS tham gia, chia sẻ ý kiến cá nhân Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt vào chuyên đề. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO (văn bản 1, 2) VĂN BẢN 1: NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI (Mai Ngọc Chừ) Mục tiêu - HS nắm được một số tri thức cơ bản về bản chất xã hội của ngôn ngữ. Ngôn ngữ hình thành và phát triển trong xã hội loài người, không có tính chất di truyền được hình thành do quy ước của cộng đồng và tồn tại do nhu cầu giao tiếp của con người và ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người. b.Nội dung thực hiện: HS đọc văn bản, trả lời các câu hỏi theo trong SGK c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS, PHT. d. Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ HT: HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3/ tr37 Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ HT Cá nhân HS đọc trực tiếp VB và thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, các PHT được giao trước Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Nhiệm vụ (1), (2): mời 2-3 HS trả lời phần chuẩn bị, các HS còn lại nhận xét, góp ý. Sau đó giáo viết chốt lại, chiếu trên màn chiếu. -Nhiệm vụ (3): HS làm việc thảo luận cặp đôi hoặc theo nhóm nhỏ, sau đó đại diện trả lời tại lớp, các HS còn lại nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của HS; thái độ của HS đối với việc đọc và trả lời của học sinh. * Gợi ý các câu trả lời Câu 1. Chi tiết nào trong văn bản cho thấy khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ. Trong các sách ngôn ngữ, người ta thường dẫn ra câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng vẫn sống bình thường, nhưng tuyệt nhiên không biết nói, chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang dã. Rõ ràng là khi tách ra khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ.(T35) Câu 2. Tìm ít nhất một hiện tượng ngôn ngữ thể hiện “sự quy ước của từng xã hội” - Đối với xã hội Việt Nam: tiếng chó được quy ước là gâu gâu, tiếng mèo là meo meo,.. - Đối với xã hội người Anh thì tiếng cho lại được gọi là dog, tiếng mèo là cat. - Hoặc trong xã hội của Việt Nam miền bắc gọi người sinh ra mình là bố mẹ, còn phía nam hay gọi là ba má, tía, u. Câu 3. Tìm các luận điểm, lí lẽ, và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội (làm vào vở) Luận điểm Lí lẽ và bằng chứng Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật nó không mang tính di truyền Lí lẽ: ngôn ngữ không thể tách rời xã hội trong khi các hiện tượng thuộc về bản năng sinh vật hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển bên ngoài xã hội Bằng chứng 1: câu chuyện về 2 bé gái Ấn Độ Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của luật tự nhiên cũng không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Lí lẽ 1: Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, nghĩa là trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt vong. Bằng chứng 1: sự phát triển của ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa và không có sự hủy diệt hoàn toàn. Lí lẽ 2: ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Bằng chứng 2: ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân Lí lẽ: Ngôn ngữ không chỉ tồn tại của riêng tôi, riêng anh mà cho chúng ta, cho mọi người trong xã hội. Nếu ngôn ngữ là của riêng mỗi cá nhân, do cá nhân tạo ra chỉ cho anh ta thì cũng chỉ anh ta biết, sản phẩm cá nhân ấy không thể làm phương tiện giao tiếp chung cho mọi người. Bằng chứng : Đối với Xh Việt Nam....... VĂN BẢN 2 NGÔN NGỮ LÀ NHÂN TỐ CẤU THÀNH, LƯU TRUYỀN VĂN HÓA (Vũ Đức Nghiệu) Mục tiêu: HS nắm được một số tri thức cơ bản về bản chất của văn hóa ngôn ngữ. Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền văn hóa. Nội dung thực hiện: HS đọc văn bản, trả lời các câu hỏi theo trong SGK Sản phẩm: Câu trả lời của HS, PHT. d. Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ HT: HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi 1,2,3 /39 Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS đọc trực tiếp VB và thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, các PHT được giao trước Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Nhiệm vụ (1), (2): HS làm việc thảo luận cặp đôi hoặc theo nhóm nhỏ, sau đó đại diện trả lời tại lớp, các HS còn lại nhận xét. - Nhiệm vụ (3): mời 2 - 3 HS trả lời phần chuẩn bị, các HS còn lại nhận xét, góp ý. Sau đó giáo viết chốt lại, chiếu trên màn chiếu. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của HS; thái độ của HS đối với việc đọc và trả lời của học sinh. * Gợi ý câu trả lời Câu hỏi 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản. Luận điểm Lí lẽ và bằng chứng Luận điểm 1: Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền văn hóa tộc người; là tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu giữ và truyền tải văn hóa Lí lẽ: không có ngôn ngữ, chắc hẳn văn hóa không thể lưu truyền như vậy; bởi vì, lịch sử, nền tảng văn hóa xã hội....tộc người đó Bằng chứng: SGK/37 Luận điểm 2: Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau. Tuy nhiên, ngôn ngữ và văn hóa không bao giừo là một Lí lẽ 1: Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau. Bằng chứng:Các nghiên cứu về quá trình học tập và tiếp thụ ngôn ngữ ở trẻ em cho thấy rất rõ ràng: quá trình học tập và tiếp thụ ngôn ngữ cũng đồng thời là quá trình tìm hiểu và tri nhận thế giới của chúng. Lí lẽ 2: ngôn ngữ và văn hóa không bao giờ là một Bằng chứng: Tuy loài người có chung thế giới này và các bộ khung khái niệm phổ biến như....biểu hiện như vậy Câu hỏi 2: Tìm thêm một ví dụ ngoài văn bản và phân tích để chứng minh rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại rất khác nhau về sắc thái nghĩa. Trong văn hóa Việt Nam rồng mang biểu tượng của sự cao quý, còn trong văn hóa của ngư ... N CỦA NGÔN NGỮ XÃ HỘI (Nguyễn Văn Hiệp - Đặng Thị Hằng) Mục tiêu - HS nắm được một số tri thức cơ bản về ngôn ngữ giới trẻ. Ngôn ngữ giới trẻ là một hiện tượng phổ biến không mang tính cá biệt đối với giới trẻ của bất kì nước nào. - Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp Nội dung thực hiện: HS đọc văn bản, trả lời các câu hỏi theo trong SGK Sản phẩm: Câu trả lời của HS, PHT. Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ HT HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5/ tr.53 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HT Cá nhân HS đọc trực tiếp VB và thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, các PHT được giao trước Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Nhiệm vụ (1), (2): HS làm việc theo nhóm, sau đó đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Nhiệm vụ (3), (4): HS làm việc thảo luận cặp đôi - Nhiệm vụ (5) : HS làm việc cá nhân Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của HS; thái độ của HS đối với việc đọc và trả lời của học sinh. * Gợi ý các câu trả lời Câu 1. Có những quan điểm nào xung quanh sự phổ biến của ngôn ngữ giới trẻ? Bạn ủng hộ quan điểm nào? Vì sao? Nhóm ý kiến Quan điểm Nhóm tán đồng Ngôn ngữ giới trẻ độc đáo, mới lạ, sáng tạo, đa dạng, dễ thương, đáng yêu, gần gũiLoại ngôn ngữ này thể hiện sự trẻ trung, năng động, nhí nhảnh, vui tươi, phong cách, cá tínhNó có thể giúp xả stress, tiết kiệm kí tự, thời gian Nhóm lên án Đó là thứ ngôn ngữ kì dị, biến dạng, méo mó, lai căng, hỗn tạp, vô nguyên tắc, không phù hợp với sắc thái tiếng Việt. Ngôn ngữ bị rối loại, bị thoái hóa. - Điều này thể hiện thói quen xấu, là sự “bạo hành” đối với tiếng Việtthậm chí đó là biểu hiện của sự sa sút về nhân cách, có thế làm mất giá trị văn hóa Việt, là tình trạng đáng báo động cần lên án Nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa - Nếu không lạm dụng thì việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ cũng không ảnh hưởng gì nhiều, quan trọng là phải biết dùng đúng nơi, đúng lúc. - Ngôn ngữ giới trẻ cũng chỉ là một dạng tiếng lóng, nó xuất hiện theo từng giai đoạn, nó tự xuất hiện và cũng tự mất đi theo quy luật của nó. - Việc sử dụng loại ngôn ngữ này chưa hẳn là một điều đáng chê trách. Câu 2. Lập bảng mô tả thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ theo mẫu sau (làm vào vở) Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ Mô tả chi tiết Dạng biểu hiện phổ biến Sử dụng những kết hợp kì lạ, sử dụng biến âm, sử dụng tiếng Anh chen tiếng Việt, viết tắt, sử dụng tiếng lóng Phạm vi sử dụng Đa phần giới trẻ đèu ít sử dụng trong gia đình, có sử dụng nhiều hơn ở trường học, phần lớn sử dụng trong các môi trường khác Đối tượng sử dụng Đa phần giưới trẻ sử dụng ngôn ngữ tuổi “teen” với bạn bè (81,8%), ít người sử dụng với người lớn tuổi hơn thuộc thế hệ trên mình: ông, bà, bố mẹ (3,9%) Mức độ sử dụng - Số người trẻ trả lời thỉnh thoảng mới sử dụng ngôn ngữ của riêng mình chiếm tỉ lệ cao ( khoảng 40-50%). - Thường xuyên sử dụng : khoảng 20-40% - Hiếm khi sử dụng: khoảng 10-20% - Chưa bao giờ sử dụng: khoảng 5-8% Câu 3. Theo tác giả, có những nguyên nhân nào khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” như vậy? Bạn có sử dụng ngôn ngữ này không? Nếu có bạn sử dụng vì (những) lí do nào? Những nguyên nhân khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” Về mặt tâm lí - Ở lứa tuổi này, giới trẻ thường thích chứng tỏ bản thấn, muốn được khẳng định sự độc đáo cá nhân bằng những điều mới lạ. Ngoài việc thể hiện bằng cách ăn mặc, kiểu tóc, các trò giải tríthì ngôn ngữ cũng là một trong số những cách để giới trẻ khẳng định đẳng cấp và cá tính của mình. - Ở giai đoạn này, do đực điểm tâm sinh lí, giới trẻ cũng dễ bị cuốn theo trào lưu mới, nhất là những trào lưu mang đặc trưng phong cách lưa tuổi. Thông thường, việc theo trào lưu được giới trẻ xem là phù hợp, không lạc hậu hay dị biệt. 2. Ngôn ngữ giới trẻ thể hiện được sự vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh, sự sáng tạovới mục đích tạo sự vui vẻ, gần gũi, thu hẹp khoảng cách trong giao tiếp. Hơn nữa, với những kí tự sáng tạo này, giới trẻ có thể dễ dàng biểu lộ cảm xúc của mình. 3. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ teen, giới trẻ có thể làm giảm bớt số lần đánh kí tự. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức 4. Giới trẻ coi ngôn ngữ “tuổi teen” là ngôn ngữ có tính bảo mật cao với người lớn hoặc người không cùng nhóm. Giới trẻ coi đó là những phát mình ngôn ngữ giúp họ trao đổi, chia sẻ nội bộ với nhau mà người lớn khó có thể hiểu và kiểm soát được. Câu 4. (HS tự trao đổi) Câu 5. Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ có phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng hay không? Bạn cần lưu ý những gì để sử dụng ngôn ngữ giới trẻ một cách hợp lí? Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ chỉ là biệt ngữ có phạm vi sử dụng hạn chế không phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng Cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ giới trẻ: - Đối với môi trường quy thức (trường học, công sở, tòa án....) hay giao tiếp với người trên, ngôn ngữ đòi hỏi phải có sự chuẩn mực....Vì vậy, các đơn từ hành chính, văn bản hành chính, ..., các bài thi, kiểm tra, giấy xin phép, bản kiểm điểm ở trường học đều không nên sử dụng ngôn ngữ mà giới trẻ đang dùng. - Đối với môi trường không quy thức (giao tiếp sinh hoạt hàng ngày/ khẩu ngữ, tin nhắn, điện thoại, mạng xã hội....) hay nói chuyện là đối tượng bạn bè, người ít tuổi hơn thì không cần đòi hỏi khắt khe về tình trang trọng hay chuẩn mực ngôn ngữ. VĂN BẢN 2 NHỮNG KẾT HỢP “LẠ HÓA” TRONG THƠ CA (Hoàng Kim Ngọc) Mục tiêu HS nắm được một số tri thức cơ bản về những cách kết hợp “lạ hóa” trong thơ ca. Những cách diễn đạt này là của cá nhân không phải là cách diễn đạt của cả cộng đồng. Tuy nhiên vẫn có những từ ngữ mới, cách kết hợp mới ban đầu một tác giả dùng sau đó được công đồng chấp nhận và trở thành từ ngữ, cách diễn đạt của cả cộng đồng. Nội dung thực hiện: HS đọc văn bản, trả lời các câu hỏi theo trong SGK Sản phẩm: Câu trả lời của HS, PHT. Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ HT HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 / tr. 56, 57 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HT Cá nhân HS đọc trực tiếp VB và thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, các PHT được giao trước Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Nhiệm vụ (1), (2): HS làm việc theo nhóm, sau đó đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. -Nhiệm vụ (3), (4): HS làm việc cá nhân Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của HS; thái độ của HS đối với việc đọc và trả lời của học sinh. * Gợi ý các câu trả lời Câu 1. Theo tác giả, các nhà thơ thường dùng những thủ pháp nào để tạo ra những kết hợp “lạ hóa” trong thơ ca? Lập bảng mô tả các thủ pháp “lạ hóa” trong thơ ca theo mẫu sau ( làm vào vở) Thủ pháp “lạ hóa” Ví dụ Đảo trật tự từ - Nhìn càng lã chã giọt hồng ( Nguyễn Du) - Thiệt lòng mình cũng nao nao lòng người (Nguyễn Du) - Nàng rằng: lồng lộng trời cao (Nguyễn Du) - Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai (Nguyễn Du) Bạc phơ mái tóc người cha (Tố Hữu) Thuyền về nước lại sầu trăm ngả (Huy Cận) Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa (Phan Thị Thanh Nhàn) Chuyển (từ) loại Thu rất êm và xanh rất cao Mở rộng phổ kết hợp Chiều xô bóng ngã vào đêm Chị ngồi không gió ngoài thềm lặng trôi (Trần Anh Thái, Chị tôi) Câu 2. Theo bạn, những kết hợp “lạ hóa” được đề cập đến trong văn bản có phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng không? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy? Những kết hợp “lạ hóa” được đề cập trong văn bản không phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng. Vì: trong thực tế sử dụng ngôn ngữ người Việt không kết hợp các cách sử dụng như vậy. Câu 3. Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây “Đất thêu nắng” - Thông thường “đất” và “nắng” không phải là những đối tượng, những chất liệu có thể kết hợp được với động từ “thêu” - Huy Cận đã sử dụng cách kết hợp “đất thêu nắng” cách kết hợp tưởng chừng như vô lí này lại đặt trong bối cảnh của bài thơ (ánh nắng dọi qua những tán lá tạo nên những hình ảnh đẹp trên nền đất của con đường làng) trở nên có lí. Cách diễn đạt có sức gợi tả cao và gây ấn tượng đặc biệt cho người đọc. “Đọng nắng” - Đọng : + Nghĩa gốc chỉ (chất lỏng) dồn lại ở một chỗ, do không chảy, không thoát li được. + Nghĩa chuyển: Dồn lại một chỗ không lưu thông, không chuyển đi được nhưng cũng chỉ dùng cho các vật thể (hàng tồn đọng) Giữ lại chưa mất đi : nụ cười còn đọng trên môi; đọng lại nhiều kỉ niệm - Đọng nắng: giúp người đọc hình dung “nắng” cũng giống như một loại chất lỏng nhất là đặt trong ngữ cảnh “cát chẳng đọng mưa” ở vế sau -> Cách kết hợp này giàu sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Câu 4. HS tự làm vào vở (về nhà) II. KHÁI QUÁT MỘT SỐ YÊU CẦU, CÁCH THỨC VẬN DỤNG YẾU TỐ MỚI CỦA NGÔN NGỮ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG GIAO TIẾP Mục tiêu: HS nắm được một số yêu cầu và cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp. Nội dung thực hiện: HS đọc văn bản, tóm tắt được các ý chính. Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ HT: HS đọc văn bản, tóm tắt ý chính Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS đọc trực tiếp VB và thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của HS; thái độ của HS đối với việc đọc và trả lời của học sinh. * Gợi ý các câu trả lời Yêu cầu Phải đánh giá được yếu tố mới này đã được cộng đồng chấp nhận ( được ghi vào trong từ điển, được sử dụng phổ biến trên những tờ báo uy tín....) hay chỉ là những yếu tố mới dược sử dụng trong một nhóm người (biệt ngữ xã hội) Cần sử dụng các yếu tố mới phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và với các thể loại văn bản. 2.Cách thức vận dụng a. Sử dụng những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới (đồng hồ thông minh, nhà thông minh....) b. Sử dụng những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới để biểu thị các sự vật hiện tượng, khái niệm đã có tên gọi với mục đích tạo ra giá trị biểu cảm (thừa thầy thiếu thợ, vừa đá bóng vừa thổi còi....) c. Sử dụng những từ ngữ quen thuộc với nghĩa mới. VD: Chữa cháy: giải quyết cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết căn bản, lâu dài. III. THỰC HÀNH Bài tập 1 Đáp án gợi ý 1n; 2a; 3g; 4b; 5k;6d; 7h; 8l;9c; 10m; 11e; 12i Bài tập 2 - Từ ngữ đã được cộng đồng chấp nhận: du lịch bụi; lớp học đảo ngược; bọc lót; rừng phòng hộ;sến; chịu chơi; chịu trận; trí tuệ nhân tạo; chạy sô. Từ ngữ chỉ sử dụng trong một nhóm người: gấu; ga to. Bài tập 3: Những từ ngữ không nên sử dụng trong văn bản đơn từ, văn bản thông tin: gấu, gato, sến, chịu chơi, chịu trận, chạy sô, cặp bài trùng Bài tập 4 (Về nhà) Bài tập 5: Tã tượi: ở trạng thái tả tơi và rũ xuống - Im lịm: hoàn toàn không có tiếng động, không có biểu hiện gì cửa sự sống. Có thể thay “tã tượi” = “tơi tả”, tuy nhiên “tã tượi” thể hiện trạng thái thảm hại hơn. “Im lịm” = “im lìm” nhưng không nhấn mạnh trạng thái im lặng hơn “im lịm” Nhà văn, nhà thơ có vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc. Bài tập 6. Lặn: trốn biệt đi -> nghĩa mới của từ, dựa vào từ điển để biết được điều đó. VD: (HS tự làm vào vở) TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ - Cần trân trọng và có ý thức bảo vệ tiếng Việt, biét giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời hiểu được muốn học một ngôn ngữ phải am hiểu văn hóa của dân tộc ấy. - Cần nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ và biết cách vận dụng các yếu tố này trong giao tiếp.
File đính kèm:
- giao_an_chuyen_de_hoc_tap_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_chuy.docx