Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học

A. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG

A.1. Yêu cầu cần đạt

Học xong chuyên đề, HS cần đạt được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù:

- Về phẩm chất: Chăm chỉ với việc học, hiểu và trân trọng những đóng góp của các tác giả văn học với nền văn học, với xã hội.

- Về năng lực chung: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học thông qua việc thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập chuyên đề.

- Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thê về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,. trong quá trình học tập chuyên đề nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau:

+ Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn.

+ Biết cách đọc một tác giả văn học lớn.

+ Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học đã học.

+ Vận dụng được những hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về những tác giả văn học khác.

+ Biết thuyết trình về một tác giả văn học.

A.2. Đặc điểm bài học và phân bố số tiết

A.2.1. Đặc điểm bài học

a. Về nhiệm vụ của chuyên đề

 - Cung cấp cho HS những kiến thức và kĩ năng cần thiết để đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học;

- Qua đó có thể vận dụng thực hành tìm hiểu, viết và giới thiệu về tác giả văn học các em quan tâm, yêu thích.

b. Về cấu trúc bài học

 

docx 37 trang Thu Lụa 30/12/2023 941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học

Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học
CHUYÊN ĐỀ 3
LỚP 11
ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
Yêu cầu cần đạt
Học xong chuyên đề, HS cần đạt được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù:
Về phẩm chất: Chăm chỉ với việc học, hiểu và trân trọng những đóng góp của các tác giả văn học với nền văn học, với xã hội.
Về năng lực chung: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học thông qua việc thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập chuyên đề.
Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thê về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,... trong quá trình học tập chuyên đề nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau:
+ Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn.
+ Biết cách đọc một tác giả văn học lớn.
+ Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học đã học.
+ Vận dụng được những hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về những tác giả văn học khác. 
+ Biết thuyết trình về một tác giả văn học.
Đặc điểm bài học và phân bố số tiết
A.2.1. Đặc điểm bài học
a. Về nhiệm vụ của chuyên đề
	- Cung cấp cho HS những kiến thức và kĩ năng cần thiết để đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học; 
- Qua đó có thể vận dụng thực hành tìm hiểu, viết và giới thiệu về tác giả văn học các em quan tâm, yêu thích.
b. Về cấu trúc bài học
Nội dung dạy - học
Yêu cầu cần đạt (Mục tiêu)
Phần thứ nhất: Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học
I. Tìm hiểu cách đọc về một tác giả văn học
II. Những lưu ý khi đọc hiểu tác giả văn học
III. Thực hành
- Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn.
- Biết cách đọc một tác giả văn học lớn.
Phần thứ hai: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
II. Cách viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
III. Thực hành
- Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học đã đọc.
- Vận dụng được những hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về những tác giả văn học khác.
Phần thứ ba: Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học
I. Cách thức thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học
II. Một số đề thực hành
Biết thuyết trình về một tác giả văn học.
A.2.2. Phân bố số tiết
Tổng số tiết: 10 tiết, phân bố cụ thể như sau:
Phần thứ nhất: 5 tiết
Phần thứ hai: 3 tiết
Phần thứ ba: 2 tiết
Phương pháp và phương tiện dạy học
A.3.1. Phương pháp dạy học
- Kết hợp diễn giảng gắn với việc tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, trình bày ý kiến, đóng vai.
- Tổ chức cho HS kết hợp đọc với viết: điền vào các phiếu học tập, viết đoạn văn,...
- Tổ chức cho nhiều HS có cơ hội thực hành đọc, viết, nói và nghe.
- Phương pháp dạy học dự án (tùy điều kiện thực tế).
A.3.2. Phương tiện dạy học
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to.
 - Ảnh chân dung tác giả; máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tư liệu liên quan.
- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm bài viết, bài trình bày của HS.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
PHẦN THỨ NHẤT
TÌM HIỂU SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG VÀ PHONG CÁCH
CỦA MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
Thời gian thực hiện: 5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	- Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn.
	- Biết cách đọc một tác giả văn học lớn.
2. Về năng lực
	- Về năng lực chung: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học thông qua việc thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập chuyên đề.
	- Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,... trong quá trình học tập chuyên đề.
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ với việc học, hiểu và trân trọng những đóng góp của các tác giả văn học với nền văn học, với xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, tranh ảnh về tác giả, tác phẩm văn học
2. Thiết bị: Máy chiếu, Laptop, Tivi, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng thú cho HS, gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học 
b. Nội dung: GV đặt nêu ra vấn đề cho HS thảo luận.
c. Sản phẩm: Cảm nhận, suy nghĩ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
	GV cho HS thảo luận nhanh với chủ đề: “Tác giả văn học trong tôi là” theo gợi ý sau:
TÁC GIẢ VĂN HỌC TRONG TÔI LÀ
Hãy hình dung về một tác giả văn học mà bạn yêu thích. Nếu dùng một hình ảnh so sánh, ví von để diễn tả về tác giả ấy, bạn sẽ sử dụng hình ảnh nào dưới đây? Vì sao?
Ánh sao băng
Bức tranh độc nhất
Ngọn lửa soi đường
Trụ đỡ tâm hồn
Hình ảnh khác (nêu rõ)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
	Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi. HS làm việc theo nhóm đôi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
	Học sinh chia sẻ câu trả lời và cảm nhận của mình trước lớp. 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
	GV nhận xét, đánh giá. Trên sơ sở đó, GV đặt ra câu hỏi: “Việc mình tìm hiểu về một tác giả văn học có ý nghĩa gì?”
	GV mời HS trả lời rồi dẫn dắt vào bài học.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu cách đọc về một tác giả văn học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu nhận ra những thao tác cần làm để tìm hiểu về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học. 
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ngữ liệu ở sách giáo khoa, chú ý đến các hộp chỉ dẫn kĩ năng viết ở cột bên phải, ghi chú lại những kinh nghiệm của bản thân rút ra được từ các ngữ liệu tham khảo; trả lời những câu hỏi gợi ý ở SGK.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; những điều học sinh học hỏi được.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Văn bản 1
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh đọc văn bản 1. Sau đó lần lượt trả lời ba câu hỏi tìm hiểu văn bản ở sách giáo khoa.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4.
B3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).
B4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá và chốt ý.
Câu hỏi 1: Từ văn bản trên, bạn hãy tóm tắt sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu trong hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám dựa vào bảng sau:
Giai đoạn sáng tác
Tác phẩm
Thể loại
Năm sáng tác
Ý nghĩa của tác phẩm đối với nhà thơ/ thời đại
Trước Cách mạng tháng Tám
 Thơ thơ
 Thơ
 1938
Sau Cách mạng tháng Tám
 Ngọn quốc kì
 Thơ
 1945
Đáp án tham khảo:
Giai đoạn sáng tác
Tác phẩm
Thể loại
Năm sáng tác
Ý nghĩa của tác phẩm đối với nhà thơ/ thời đại
Trước Cách mạng tháng Tám
Thơ thơ
 Thơ
 1938
- Có tiếng vang trong tầng lớp thanh niên thành thị.
- Đem đến cho thơ ca lãng mạn đương thời một tiếng nói mới.
- Khẳng định Xuân Diệu là “mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Gửi hương cho gió
 Thơ
 1945
 Thể hiện cái rạo rực tha thiết của tập thơ đầu, nhưng đã nhuốm vị đắng cay và nỗi cô đơn rợn ngợp.
Có tính kế thừa và đổi mới.
Sau Cách mạng tháng Tám
Ngọn quốc kì
 Thơ
 1945
 Tráng khúc nồng nhiệt ngợi ca lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chế độ mới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng.
Hội nghị non sông
Thơ
1946
Bài thơ dài ca ngợi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định ý chí thống nhất, độc lập của dân tộc.
Dưới sao vàng
Thơ
1949
Tiếp tục mạch thơ sôi nổi, lãng mạn hồi đầu cách mạng.
Mẹ con
Thơ
1953
Thể hiện đề tài mới của Xuân Diệu: cuộc sống lao khổ và sức mạnh vùng dậy của giai cấp nông dân.
Ngôi sao
Thơ
1954
Riêng chung
Thơ
1960
Đánh dấu sự thay đổi về bút pháp của nà thơ.
Mũi Cà Mau – Cầm tay
Thơ
1962
- Thể hiện nỗ lực bám sát đời sống của Xuân Diệu, cho thấy thể nghiệm thơ ca mới của ông: mô tả con người lao động và khung cảnh lao động hùng tráng ở nhiều miền đất nước.
- Góp phần thúc đẩy phương hướng tăng cường chất liệu hiện thực cho thơ giai đoạn này.
Một khối hồng
Thơ
1964
Hai đợt sóng
Thơ
1967
Tôi giàu đôi mắt
Thơ
1970
Hồn tôi đôi cánh
Thơ
1976
Thanh ca
Thơ
1982
Câu hỏi 2: Qua văn bản, bạn có nhận xét gì về những đóng góp của Xuân Diệu đối với nền văn học và với xã hội qua các giai đoạn sáng tác?
Đáp án tham khảo: 
Giai đoạn sáng tác
Đóng góp của Xuân Diệu với nền văn học và với dân tộc
Trước Cách mạng tháng Tám
- Góp phần thể hiện tiếng lòng của tầng lớp thanh niên thành thị đương thời.
- Đóng góp cách tân về giá trị nội dung và nghệ thuật cho phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung: một cảm xúc mới, dào dạt, sôi nổi, trẻ trung; quan niệm nhân sinh mới mẻ; cái tôi tìm nguồn cảm hứng ở cuộc đời trần thế, khát khao tận hưởng hạnh phúc, tình yêu, giao cảm với cuộc đời, thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân của thời đại.
Sau Cách mạng tháng Tám
- Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng và kháng chiến của dân tộc.
- Nói lên tiếng lòng, ca ngợi sức mạnh vùng dậy của giai cấp nông dân lao khổ.
- Ca ngợi con người lao động trong công cuộc xây dựng miền Bắc và chống Mỹ cứu nước.
- Cách tân thơ ca với quan niệm “mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, cho thơ vào cuộc sống”, thúc đẩy phương hướng tăng cường chất hiện thực cho thơ trong giai đoạn này.
Sáng tác của ông góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ, anh hùng lao động đứng lên kháng chiến chống giặc. Góp phần nâng cao giá trị cho nền văn học nước nhà.
Câu hỏi 3: Theo bạn, tác giả bài viết đã thực hiện những thao tác nào để tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu?
Đáp án tham khảo: Các thao tác được sử dụng trong VB:
+ Thu thập tài liệu: Tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu.
+ Xử lí tư liệu: Thống kê các tác phẩm theo năm sáng tác, theo từng giai đoạn sáng tác của Xuân Diệu, đánh giá ý nghĩa của tác phẩm đối với nhà thơ, với thời đại.
+ Khái quát những đóng góp của nhà thơ với nền văn học, với xã hội theo từng giai đoạn sáng tác cũng như toàn bộ sự nghiệp văn học.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu Văn bản 2
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh đọc văn bản 2. Sau đó lần lượt trả lời ba câu hỏi tìm hiểu văn bản ở sách giáo khoa.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4.
B3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).
B4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá và chốt ý.
Câu hỏi 1: Từ văn bản trên, bạn hãy tóm tắt sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu trong hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám dựa vào bảng sau:
+ HS đọc kĩ VB và câu hỏi, chú ý các câu chủ đề, các yếu tố có khả năng gợi ý trả lời (dẫn chứng, lí lẽ);
+ Căn cứ suy đoán: box chỉ dẫn đọc hiểu, các chi tiết được đánh dấu bằng ngoặc kép, các câu mở đầu đoạn văn là căn cứ quan trọng giúp nhận diện các ý chính còn thiếu trong sơ đồ.
Câu hỏi 2: Trong bài viết, tác giả so sánh đặc điểm thơ Xuân Diệu với sáng tác của các nhà Thơ mới khác, với thơ cổ điển nhằm mục đích gì?
Đáp án tham khảo: Trong bài viết, tác giả so sánh đặc điểm thơ Xuân Diệu với sáng tác của các nhà Thơ mới khác, với thơ cổ điển nhằm mục đích: nhấn mạnh sự độc đáo, riêng biệt của Xuân Diệu trong thơ ca. Cụ thể:
+ So sánh Xuân Diệu với các nhà Thơ mới khác đ ...  hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngữ liệu tham khảo 1
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu tham khảo 1. Trong quá trình đọc chú ý các hộp thông tin chỉ dẫn kĩ năng viết ở cột bên phải, ghi chú lại những điều mà mình học hỏi được từ văn bản mẫu. Sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản mẫu ở sách giáo khoa
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, ghi chú lại những điều học được; suy nghĩ và trả lời câu hỏi ở SGK
B3. Báo cáo thảo luận
- Ở mỗi yêu cầu, giáo viên mời 2-3 HS trình bày, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
1. Ngữ liệu tham khảo 1
Câu 1. Chỉ ra vấn đề và câu hỏi trong bài viết?
- Vấn đề: Bài viết bàn về đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- Câu hỏi: Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm ấy thể hiện như thế nào qua các sáng tác thuộc thể thơ Đường luật, văn tế, truyện thơ và qua quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu?
Ž Mỗi bài viết giới thiệu về tác giả văn học là một bài nghiên cứu cần xoáy vào một hoặc một vài vấn đề cụ thể nhằm trả lời cho một hoặc một vài câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra để tìm hiểu
Câu 2. Tóm tắt nội dung của bài viết bằng sơ đồ, từ đó bạn hãy nhận xét về bố cục của bài viết?
Ž Nhận xét: Bố cục của bài viết rõ ràng và mạch lạc. Tác giả đã nêu lên các ý quan trọng và phân tích các đặc điểm nghệ thuật một cách hài hòa, mạch lập luận chặt chẽ, thuyết phục
Câu 3. Bài viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?
- Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp. 
- Thể hiện ở chỗ phân tích những bằng chứng là các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu để khái quát lên đặc điểm thơ văn của tác giả
Câu 4. Từ bài viết, bạn rút ra được kinh nghiệm gì khi viết bài giới thiệu một tác giả văn học?
HS nêu ra kinh nghiệm của bản thân
Gợi ý:
- Cần làm rõ vấn đề và câu hỏi nghiên cứu khi viết
- Cần phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc điểm nghệ thuật của tác giả
- Với tác giả có sáng tác ở nhiều thể loại, có thể tìm hiểu đặc sắc ở từng thể loại
- Có thể làm rõ đặc điểm sáng tác thông qua quan niệm nghệ thuật của tác giả
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ngữ liệu tham khảo 2
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu tham khảo 2. Trong quá trình đọc chú ý các hộp thông tin chỉ dẫn kĩ năng viết ở cột bên phải, ghi chú lại những điều mà mình học hỏi được từ văn bản mẫu. Sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản mẫu ở sách giáo khoa
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, ghi chú lại những điều học được; suy nghĩ và trả lời câu hỏi ở SGK
B3. Báo cáo thảo luận
- Ở mỗi yêu cầu, giáo viên mời 2-3 HS trình bày, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
2. Ngữ liệu tham khảo 2
Câu 1. Bài viết nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì?
- Vấn đề: Đặc điểm truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan
- Câu hỏi nghiên cứu: Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan có đặc điểm gì tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật?
Câu 2. Tóm tắt ý chính của bài viết. Từ đó, nêu nhận xét về bố cục bài viết
Ž Nhận xét: Bố cục của bài viết rõ ràng và mạch lạc. Tác giả đã nêu lên các ý quan trọng và phân tích một cách hài hòa, mạch lập luận chặt chẽ, thuyết phục
Câu 3. Nêu nội dung chính của phần giới thiệu và kết luận.
- Phần giới thiệu: Khái quát đặc điểm tiếng cười đả kích trong sáng tác Nguyễn Công Hoan
- Phần kết luận: Khái quát về vai trò “Người mở đường” của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển truyện ngắn hiện đại
Câu 4. Tác giả đã trình bày hai phương diện chính trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: đề tài mâu thuẫn giàu nghèo và bút pháp xây dựng cốt truyện trào phúng. Theo bạn còn có thể nói đến phương diện nào khác hay không, như ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,? Tại sao tác giả không đề cập đến tất cả những phương diện đó?
Nhan đề của bài viết “Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan” đã cho thấy trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn nhấn mạnh những đặc điểm mà đối với bản thân người viết là mới mẻ, đặc sắc về truyện ngắn trào phúng Nguyễn Cong Hoan, chứ không có mong muốn thực hiện một công trình khái quát đầy đủ, trọn vẹn các đặc điểm về truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
Ž Khi viết bài giới thiệu về một tác giả văn học, tùy vào mục đích viết, vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu có thể lựa chọn những điểm nhấn trong đặc điểm nghệ thuật của tác giả để triển khai thành các luận điểm đó
Câu 5. Tác giả đã trình bày bằng chứng theo những cách thức nào?
Tác giả trình bày bằng chứng bằng hai cách:
1/ Dẫn nguyên văn bằng chứng từ các truyện ngắn để phân tích Ž Bằng chứng sinh động, cụ thể, dễ dàng phân tích sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của bằng chứng
2/ Dẫn gián tiếp, tóm lược nội dung các truyện ngắn để phân tích Ž Bằng chứng đưa ra được ngắn gọn, dễ dàng so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhiều bằng chứng khác nhau
Câu 6. Phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh đã được sử dụng thế nào trong bài viết trên?
- Phương pháp phân tích – tổng hợp thể hiện ở chỗ phân tích những bằng chứng, cụ thể là truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan để khái quát lên những đặc điểm về nội dung và thủ pháp nghệ thuật. 
- Phương pháp so sánh thể hiện ở chỗ: so sánh các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan để thấy nét tương đồng từ đó khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả; so sánh nhà văn Nguyễn Công Hoan với các nhà văn khác (Hoàng Tích Chu, Tự lực văn đoàn) để thấy nét riêng của Nguyễn Công Hoan trong bút pháp sáng tác.
Nội dung 2: Cách viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết và hiểu được các dạng bài viết về một tác giả văn học
- Nắm được yêu cầu và dàn ý kiểu bài giới thiệu về một tác giả văn học
- Nắm vững được quy trình viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu về hai dạng bài viết về một tác giả văn học, tìm hiểu về yêu cầu kiểu bài, sơ đồ dàn ý kiểu bài, quy trình viết bằng cách hoàn thành các phiếu học tập và trả lời các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các dạng bài viết về một tác giả văn học và yêu cầu đối với kiểu bài
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh nhớ lại 4 ngữ liệu tham khảo đã tìm hiểu ở chuyên đề 3, và kiến thức về các dạng bài viết về một tác giả văn học ở SGK trang 75, trả lời câu hỏi
1/ Có mấy dạng bài viết về một tác giả văn học? Đó là những dạng nào?
2/ Hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm ra điểm giống và khác nhau của các dạng bài viết về một tác giả văn học
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên, hoàn thành phiếu học tập số 1
B3. Báo cáo thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả hoạt động lên bảng, giáo viên gọi HS nhận xét, đánh giá, bổ sung
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
II. Cách viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
1. Các dạng bài viết về một tác giả văn học
- Dạng 1. Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả văn học
- Dạng 2. Giới thiệu về phong cách nghệ thuật của tác giả văn học
2. Yêu cầu và sơ đồ dàn ý kiểu bài
ŽCách phân chia này chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, tùy vào mục đích viết cụ thể, người viết có thể kết hợp hai dạng này. Khi đó cần xây dựng các luận điểm về sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật của tác giả sao cho chặt chẽ, logic, đáp ứng được mục đích viết
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn quy trình viết
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu lý thuyết về quy trình viết ở sách giáo khoa trang 77, 78; xác định ý chính và hoàn thành phiếu học tập số 2
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên, hoàn thành phiếu học tập số 2
B3. Báo cáo thảo luận
- GV mời 2-3 HS trình bày, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
3. Quy trình viết
Nội dung 3: Thực hành
a. Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hành lập dàn ý chi tiết cho bài viết giới thiệu về cuộc dời và sự nghiệp/giới thiệu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học cụ thể; 
- Từ dàn ý chi tiết học sinh có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh 
b. Nội dung: HS dựa vào quy trình viết, dựa vào bảng kiểm để thực hiện nhiệm vụ học tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập, bài viết của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Bài tập 2a trang 80
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh xem lại quy trình viết, đọc lại bảng kiểm để nắm các tiêu chí của bài viết. Sau đó hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập 2a/trang 80
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, 
B3. Báo cáo thảo luận
- GV mời 2 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
Dàn ý chi tiết của học sinh. 
Cần lưu ý HS cần đảm bảo
+ Giới thiệu về tác giả và đóng góp chính yếu của tác giả đó đối với nền văn học
+ Lần lượt nêu từng luận điểm theo sơ đồ dàn ý kiểu bài
+ Phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm
+ Khái quát và khẳng định lại đóng góp, ý nghĩa, vai trò của tác giả đó trong lịch sử văn học
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2b
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh về nhà dựa vào dàn ý chi tiết đã có, viết thành một bài văn hoàn chỉnh
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, ở nhà
B3. Báo cáo thảo luận
- HS nộp lại sản phẩm cho giáo viên vào tiết học sau
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
Bài viết của học sinh
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: Tổ chức cho học sinh chơi 1 trò chơi: Ai nhanh hơn. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội sẽ nhận được một phong bì chứa ngữ liệu (Ngữ liệu là một bài viết giới thiệu về một tác giả văn học đã được xáo trộn thứ tự luận điểm). Học sinh có nhiệm vụ sắp xếp lại ngữ liệu và đặt nhan đề cho văn bản. Đội nào hoàn thành nhanh và hợp lí sẽ là đội chiến thắng
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh chia đội và tham gia hoạt động
B3. Báo cáo thảo luận
Các đội trình bày sản phẩm nhóm lên bảng
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
Giáo viên nhận xét, đánh giá, phát thưởng
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học, viết được bài văn giới thiệu về một tác giả văn học mà mình yêu thích
b. Nội dung: HS viết bài văn giới thiệu về một tác giả mà mình yêu thích – Hoàn thành ở nhà
c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh: vận dụng những kiến thức đã học từ chuyên đề, thực hành viết một bài viết giới thiệu về một tác giả văn học mà em yêu thích.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
B3. Báo cáo thảo luận
Học sinh nộp sản phẩm qua nhóm zalo
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Giáo viên nhận xét, đánh giá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_hoc_tap_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_chuy.docx