Giáo án điện tử 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022
Tiết 47 : VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc đúng một bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui .
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông .
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân: nhận biết được ý nghĩa, ích lợi của cuộc thi Em muốn sống an toàn.
- Tư duy sáng tạo: biết nhận xét, bình luận về các bức tranh đoạt giải thưởng trong cuộc thi.
- Đảm nhận trách nhiệm: có ý thức thực hiện an toàn trong giao thông
III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc, về an toàn giao thông .
- Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022
Thứ hai, ngày 01 tháng 03 năm 2021 Tập đọc Tiết 47 : VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng: Biết đọc đúng một bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông . II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân: nhận biết được ý nghĩa, ích lợi của cuộc thi Em muốn sống an toàn. Tư duy sáng tạo: biết nhận xét, bình luận về các bức tranh đoạt giải thưởng trong cuộc thi. Đảm nhận trách nhiệm: có ý thức thực hiện an toàn trong giao thông III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc, về an toàn giao thông . - Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ . - Kiểm tra 3 em đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , trả lời các câu hỏi SGK . + Em hiểu thế nào là “ những em bé lớn trên lưng mẹ” ? + Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? + Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẹ đối với con? - Nhận xét. 3. Bài mới : Vẽ về cuộc sống an toàn . - Yêu cầu HS nêu những hình ảnh đúng và chưa đúng trong việc thực hiện giao thông mà em đã chứng kiến hoặc chính bản thân mình vi phạm. * Giới thiệu bài : Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo Đại đoàn kết thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn . Bài đọc giúp các em hiểu thế nào là một bản tin , nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin . vHoạt động 1 : Luyện đọc . - Ghi bảng: UNICEF; đọc: U-ni-xép . - Giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hiệp quốc . - Ghi bảng: 50 000; đọc: Năm mươi nghìn . - Nói: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bản tin. - Nói tiếp: Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn - Hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ; giúp HS hiểu các từ khó trong bài. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 em đọc cả bản tin - Đọc mẫu bản tin. - Hát . - HS chỉ định thực hiện + Phụ nữ miền núi đi nương rẫy thường địu con trên lưng, em bé ngủ, thức cũng trên lưng mẹ. Do đó có thể nói “ những em bé lớn trên lưng mẹ” + Mẹ giã gạo, tĩa bắp, ru con,....Những công việc đó cho thấy người phụ nữ miền núi thương con, lo cho bộ đội, yêu nước. + Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ độiMai sau con lớn vung chày lún sân. - Một số học sinh nêu ý kiến. - HS lắng nghe. Hoạt động lớp, nhóm đôi . - Đọc theo . - Đọc theo . - Vài em đọc 6 dòng mở đầu bài đọc . - Từng nhóm 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . - Lớp theo dọi SGK. vHoạt động 2 : Tìm hiểu bài . - Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ + Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ? + Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ? + Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ? + Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ? + Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ? + GV hướng dận cho HS rút ra được nội dung chính của bản tin: GDKNS: HS tự nhận thức và nhận biết được ý nghĩa, ích lợi của cuộc thi Em muốn sống an toàn. Có ý thức thực hiện an toàn trong giao thông. Hoạt động nhóm . - Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bà . + Em muốn sống an toàn . + Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức . + Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú . + Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ . + Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người. Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin . + HS nêu: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông - HS lắng nghe và thực hiện. vHoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với bản tin thông báo . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Được phát động từ tháng 4 Kiên Giang . - Đọc mẫu đoạn văn . - Tổ chức cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, sửa chữa, uốn nắn, tuyên dương. 4. Củng cố : - Nêu lại ý nghĩa của bài. + Qua bài đọc em học được điều gì? - Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông . 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin . Hoạt động lớp, nhóm đôi . - 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bản tin . - HS theo dõi - Luyện đọc diễn cảm theo cặp . - Thi đọc diễn cảm trước lớp . - HS nhắc lại. - HS phát biểu. - HS lắng nghe và thực hiện. Chính tả Tiết 24: HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng bài CT văn xuôi 2. Kĩ năng: Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a và 3 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hay b . - Một số tờ giấy trắng phát cho HS làm BT3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Chợ Tết . - 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng cin các từ ngữ đã được luyện viết ở BT3 tiết trước . - GV nhận xét. 3. Bài mới : Họa sĩ Tô Ngọc Vân . * Giới thiệu bài : - Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học . vHoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết - Đọc mẫu bài chính tả . - Cho HS đọc thầm lại bài chính tả và lưu ý. - Hỏi: Đoạn văn nói điều gì ? - Đọc cho HS viết bài vào vở. - Chấm một số bài của HS và giao cho HS làm BT2a. - Hát . - HS được chỉ định thực hiện - HS nhắc lại Hoạt động lớp, cá nhân . - Theo dõi, xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân . - Đọc thầm lại bài, chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày . + Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến . - Gấp SGK, viết bài vào vở - Từng cặp đổi vở, soát lỗi cho nhau xong thì làm BT 2a. vHoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . * Bài 2 : ( 2 a ) - Nêu yêu cầu BT . - Dán 2 tờ phiếu ở bảng ; mời HS lên bảng thi làm bài . - Nhận xét, chốt lại lời giải . * Lời giải: chuyện – truyện – chuyện – truyện – chuyện – truyện . * Bài 3 : - Phát giấy cho một vài em . - GV cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng . a) Chữ nho b) Chữ chi 4. Củng cố : -, GV nhận xét bài viết . Cho HS luyện viết lại cho đúng các từ mà HS mắc phải. - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ vừa luyện tập để không viết sai chính tả; học thuộc lòng các câu đố ở BT3, đố lại em nhỏ . Hoạt động lớp, nhóm . - Trao đổi cùng bạn để điền chuyện hay truyện vào chỗ trống . - Từng em đọc kết quả . - Lớp nhận xét, sửa bài. - Đọc yêu cầu BT, làm bài vào vở . - Những em làm bài trên giấy đồng thời dán nhanh kết quả làm bài ở bảng trình bày. - HS luyện viết lại trên bảng con một số từ mà các em đã mắc lỗi trong bài viết. Toán Tiết 116: LUYỆN TẬP ( tr. 128 ) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng phân số . 2. Kĩ năng: Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. . 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Luyện tập .( tr. 128) - Cho HS tính trong bảng con: a) b) ; c) ; d) - Nhận xét. 3. Bài mới : Luyện tập . * Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng v Hoạt động 1 : Cộng số tự nhiên với phân số . * Bài 1 : - Viết lên bảng : + Ta thực hiện phép cộng này như thế nào ? - Hướng dẫn : - Hát - Tính và cùng so sánh kết quả. - HS thực hiện theo yêu cầu. Hoạt động lớp . - Làm tương tự các phần a , b , c . a) b) c) vHoạt động 2 : Tính chất kết hợp của phép cộng phân số . * Bài 2 : - Cho HS tính : và Kết quả: = Hoạt động lớp . - Nói kết quả, nêu nhận xét . - Phát biểu tính chất kết hợp của phân số như trong SGK. vHoạt động 3 : Tính chu vi hình chữ nhật . * Bài 3 : - Gọi 1 em đọc yêu cầu BT. - Hướng dận HS nắm yêu cầu BT. - Cho HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ. - GV gọi HS trình bày kết quả, GV cùng lớp nhận xét. Bài giải Nửa chu vi của hình chữ nhật là: ( m ) Đáp số: 4. Củng cố : - Qua bài học các em học được điều gì?. - Các nhóm cử đại diện thi đua cộng hai phân số 34 + 45 = ? - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. - GD học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm tính. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Làm lại các bài tập vừa học. Hoạt động lớp . - Nhắc lại cách tính chu vi, nửa chu vi hình chữ nhật . - Đọc và tóm tắt bài toán . - Cả lớp làm vào vở . - Nêu cách làm, kết quả . - Lớp nhận xét và sửa bài vào vở. - HS phát biểu ý kiến. - HS thực hiện 34 + 45 = 1520+1620=3120 BUỔI CHIỀU THỨ HAI Đạo đức Tiết 24 : GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tt) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết được vì so phải bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng 2. Kĩ năng: Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng . 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.. 4. BVMT: Các công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu,...là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng thể hiện sự tự trong và tôn trọng người khác. Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người. Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - SGK . - Phiếu điều tra theo BT4 . - Mỗi HS có 2 tấm bìa : xanh, đỏ IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Giữ gìn các công trình công cộng . ( Tiết thứ nhất) - Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn các công trình công cộng? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giữ gìn các công trình công cộng (tt) . * Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học . vHoạt động 1 : Báo cáo về kết quả điều tra qua BT4 . MT : Giúp HS có ý kiến qua BT4 . Tổ chức cho HS trình bày, trao đổi, thảo luận và bào cáo của nhóm mình. * GDKNS: Về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương. - Hát . - HS được chỉ định thực hiện - HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại Hoạt động lớp, nhóm . - Đại diện ... CĐ: Thực hiện viết chữ rõ, đủ nét, giữ vở không quăn góc, không bỏ trang trống,.. Công tác Đội và TDTT: Tham gia tốt các phong trào của Đội đề ra, tham gia tốt các phong trào TDTT của trường. Thực hiện tốt và thường xuyên về ATGT và VSCN Giữ sức khỏe tốt, vui tươi lành mạnh trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất Phương hướng công việc tuần 25: - Thường xuyên chuẩn bị tốt cho tiết học. Chuyên cần thực hành các bài tập Thực hiện VSMT, VSCN, ATGT Tham gia phong trào STTTNNĐ. =================================================== vGD Kỹ năng sống: Bài 7: Mở bài thu hút Bài học giúp em: * Thấy được tầm quan trọng của mờ bài và có nhiều cách để mở bài thu hút khi thuyết trình. 1. Tầm quan trọng b. Ấn tượng ban đầu THẢO LUẬN : Ân tượng ban đầu của người thuyết trình có tác dụng như thế nào với người nghe? Bài tập 1. Khi gặp một người chưa quen biết, ở khoảng thời gian đầu tiên em ấn tượng họ bởi những điểm gì? Nét mặt Giọng nói Ngoại hình Trang phục Hành vi ứng xử Ý kiến khác:........................................................................................... ............................................................................................................... 2. Khi nghe người khác thuyết trình, em mất bao nhiêu thời gian để quyết định có nghe tiếp theo hay không? Thời gian để em quyết định có nghe tiếp hay không là........................... .................................................................................................................. 3. Ấn tượng ban đầu của người thuyết trình với người nghe có quan trọng không? Có Không Bài học: Mở bài thu hút sẽ tạo được ấn tượng ban đầu với người nghe, giúp người nghe có thiện cảm tốt với bài thuyết trình Lịch sử Tiết 24 : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết thống kê những sự kiện lịch sự tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê ( thế kỉ XV) ( tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện). Ví dụ: Nmă 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất,... 2. Kĩ năng: Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời kì hậu Lê ( thế kỉ XV ). 3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Không có 3. Bài mới : Ôn tập. * Giới thiệu bài : Nêu MĐYC cần đạt của tiết học vHoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm những sự kiện lịch sử tiêu biểu qua 4 giai đoạn . -Phát phiếu học tập 1. Em hãy nối các địa danh ở cột A với các triều đại ở cột B cho đúng: * Đáp án: A B Hoa lư Nhà Lý Nhà Trần Cổ Loa Nhà Hậu Lê Thăng Long Nhà Ngô Nhà Đinh Nhà Tiền Lê - Hát . Hoạt động lớp . - Cùng xem lại các bài trong SGK và thảo luận nhóm, báo cáo kết quả vHoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm những sự kiện lịch sử tiêu biểu qua 4 giai đoạn (tt) . * Bài tập 2: - Kết luận . Triều đại Sự kiện lịch sử Nhà Ngô , Đinh , Tiền Lê - Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân - Chiến thắng quân Tống lần thứ nhất trên sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng Nhà Lý - Dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. - Đạo Phật rất phát triển. Chiến thắng quân Tống lần thứ hai ( 1075 – 1077 ) Nhà Trần - Coi trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên - Nhà Trần suy yếu Hồ Quý Ly truất ngôi. - Nhà Minh đô hộ nước ta. Nhà Hậu Lê - Chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế. - Tổ chức quản lý đất nước nghiêm ngặt. - Giáo dục, văn học phát triển. 4. Củng cố : - Đại diện các nhóm thi đố nhau về các sự kiện lịch sử với thời gian . - Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà . 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Xem lại các bài đã ôn . Hoạt động nhóm . - Làm việc nhóm - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp . Địa lí Tiết 24: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh . + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn + Thành phố lớn nhất cả nước. + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thàh phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển. 2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí của TPHCM trên bản đồ VN . - HS khá, giỏi: + Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và dân số Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác. + Biết các loại đường giao thông từ thành phố Hồ Chí Minh đi tới cac1tinh2 khác. 3. Thái độ: Tự hào về thành phố mang tên Bác . 4. GDBVMT: Ô nhiễm không khí, nước, đất do mật độ dân số quá cao. 5. SDNLTK & HQ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp của nước ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các bản đồ : hành chính, giao thông VN . - Bản đồ TPHCM . - Tranh, ảnh về TPHCM . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . - Nhận xét 3. Bài mới : Thành phố Hồ Chí Minh . * Giới thiệu bài : - Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học . vHoạt động 1 : Thành phố lớn nhất cả nước . MT : Giúp HS nắm được những đặc điểm tiêu biểu của TPHCM . - Treo bản đồ VN ở bảng . - Dựa vào bản đồ , tranh , ảnh , SGK , hãy nói về TPHCM : + Thành phố nằm bên sông nào ? + Thành phố đã bao nhiêu tuổi ? + Thành phố được mang tên Bác từ năm nào ? GDBVMT: Ô nhiễm không khí, nước, đất do mật độ dân số quá cao. - Hát - HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động lớp , nhóm . - Chỉ vị trí TPHCM trên bản đồ VN . + ...sông Sài Gòn. +...trên 300 năm +...từ năm 1976 - Trả lời câu hỏi mục 1 SGK ( bỏ câu thứ hai ) - Các nhóm trao đổi kết quả thảo luận trước lớp . - Chỉ vị trí và mô tả về vị trí của TPHCM - Quan sát bảng số liệu SGK , nhận xét về diện tích, dân số của TPHCM rồi so sánh với Hà Nội . vHoạt động 2 : Trung tâm kinh tế, văn hóa , khoa học lớn . MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về kinh tế , văn hóa, khoa học của TPHCM - Dựa vào tranh, ảnh, bản đồ , vốn hiểu biết : + Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM . + Nêu những dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước . + Nêu dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm văn hóa, khoa học lớn . + Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TPHCM . - SDNLTK & HQ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp của nước ta. - Nhấn mạnh : Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất; nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất; nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất; là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất 4. Củng cố : - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tự hào về thành phố mang tên Bác 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . Hoạt động lớp , nhóm . - Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp và tìm ra kiến thức đúng . - Tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của TPHCM trên bản đồ . Kĩ thuật Tiết 24: CHĂM SÓC RAU , HOA ( tiết thứ nhất) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết được mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau , hoa . 2. Kĩ năng: Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa : tưới nước , làm cỏ , vun xới 3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây rau , hoa . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Vườn đã trồng rau , hoa bài trước . - Dầm xới hoặc cuốc . - Bình tưới nước . - Rổ đựng cỏ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Trồng rau , hoa trong chậu (tt) - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Chăm sóc rau , hoa . * Giới thiệu bài : Sau khi gieo trồng , cây rau hoa phải được chăm sóc như: tỉa cây, tưới nước, làm cỏ, vun xới Chăm sóc tốt để tạo điều kiện cho cây đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ cần thiết để phát triển . Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các công việc chăm sóc cây . vHoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây . MT : Giúp HS nắm mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây . - Gợi ý HS nhớ lại nội dung đã học ở bài 16 để nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau , hoa. Từ đó, nêu lên các biện pháp chăm sóc cây rau, hoa . + Tại sao phải tưới nước cho cây? + Nêu mục đích của việc tưới nước ? - Đặt câu hỏi để HS nêu cách tưới nước cho cây rau, hoa . - Nhận xét, giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát ? - Làm mẫu cách tưới nước và lưu ý HS phải tưới đều , không để nước đọng thành vũng trên luống . - Hát . Hoạt động lớp . - Trả lời câu hỏi trong SGK . + Vì thiếu nước , cây bị khô héo và có thể bị chết + Cung cấp nước giúp hạt nảy mầm , hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng , phát triển thuận lợi ) + Để nước đỡ bay hơi - Vài em làm lại thao tác tưới nước . vHoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây (tt) . MT : Giúp HS nắm mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây . + Thế nào là tỉa cây ? + Vậy tỉa cây nhằm mục đích gì ? - Hướng dẫn cách tỉa cây và lưu ý HS chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, già yếu, bị sâu bệnh . - Tiếp tục gợi ý để HS quan sát và nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau hoa . - Gợi ý để HS trả lời : Cỏ dại có hại gì đối với cây rau , hoa ? - Nhận xét và kết luận : Trên luống trồng rau, hoa thường có cỏ dại. Chúng hút tranh nước, chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy, phải thường xuyên làm cỏ cho rau , hoa . - Đặt các câu hỏi liên hệ thực tế để HS nêu cách làm cỏ . - Nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ và làm cỏ bằng dầm xới và lưu ý HS : + Cỏ thường có thân ngầm và rễ ăn sâu vào đất. Vì vậy, khi làm cỏ nên dùng dầm xới đào sâu xuống để loại bỏ hết thân ngầm và rễ cỏ . + Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc . + Cỏ làm xong phải để được để gọn vào một chỗ để đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt . Không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống . - Hướng dẫn HS quan sát và nêu những biểu hiện của đất ở trên luống hoặc trong chậu cây . - Gợi ý HS nêu các nguyên nhân làm cho đất bị khô , không tơi xốp . - Gợi ý để HS nêu tác dụng của vun gốc . - Nhận xét và kết luận về mục đích của việc vun , xới đất . - Hướng dẫn HS quan sát hình 3 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu dụng cụ vun , xới đất và cách xới đất . - Làm mẫu cách vun xới bằng dầm xới , cuốc và nhắc HS chú ý : + Không làm gẫy cây hoặc làm cây bị sây sát . + Kết hợp xới đất với vun gốc . Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây . 4. Củng cố : - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS ham thích trồng cây . 5. Dặn dò : - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS . - Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ . Hoạt động lớp . + Nhổ loại bỏ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng , phát triển . + Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng . - Quan sát hình 2 SGK và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt . + Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất . + Sau những trận mưa to hoặc qua nhiều lần tưới nước, đất thường bị dí chặt. Vì vậy, phải vun xới đất cho rau, hoa. + Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_4_chan_troi_sang_tao_tuan_24_nam_hoc_2021_20.docx