Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
Khoa học
Bài 7: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt được những nội dung chính dưới dạng sơ đồ.
- Vận dụng được kiến thức về nước, không khí để giải thích cũng như xử lý một số tình huống đơn giản trong cuộc sống.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- sgk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
Tuần 7 Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2023 Hoạt động trải nghiệm Sinh hoạt dưới cờ ______________________________ Khoa học Bài 7: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT I. Yêu cầu cần đạt: - Tóm tắt được những nội dung chính dưới dạng sơ đồ. - Vận dụng được kiến thức về nước, không khí để giải thích cũng như xử lý một số tình huống đơn giản trong cuộc sống. - Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - sgk. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV giới thiệu- ghi bài 2. Ôn tập kiến thức: HĐ 1: Tóm tắt các nội dung đã học trong chủ đề - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 tóm tắt nội dung chủ đề “ Chất” vào phiếu nhóm theo cách sáng tạo. - HS tiến hành. - GV cho các nhóm trình bày phần tóm tắt, nhận xét chéo nhau. - HS thực hiện chia sẻ. - GV nhận xét,tuyên dương và kết luận - HS lắng nghe, ghi nhớ. HĐ 2: Trả lời các câu hỏi và bài tập - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi từ 1 đến 3 trong sgk. Riêng câu 4 các nhóm thi vẽ tranh sau đó thuyết trình trước lớp. - HS thực hiện. - GV cho các nhóm trình bày phần tóm tắt, nhận xét chéo nhau. - HS chia sẻ - GV nhận xét,tuyên dương và kết luận - HS lắng nghe, ghi nhớ. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Hãy nêu thành phần của không khí? - Trình bày hiểu biết của mình về một nội dung bất kì trong hình 1, trang 29 mà em thích nhất? - Đề xuất cách làm đơn giản để phát hiện sự có mặt của hơi nước trong không khí? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ________________________ Tiếng anh* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Tiếng anh* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Tiếng Việt Đọc: CON VẸT XANH (theo Lý Lan) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Con vẹt xanh. - Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, lời nói của nhân vật. hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi. - Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với diễn biến, tâm lí của nhân vật. - Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu nước. II. Đồ dùng dạy học: - sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều thú vị em biết về thế giới loài vật. - HS thảo luận nhóm đôi - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - Bài chia làm mấy đoạn? Bài chia làm 3 đoạn: +Đoạn 1: Từ đầu....Giỏi lắm! +Đoạn 2: Tiếp theo... Cái gì? +Đoạn 3: Phần còn lại. - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (há mỏ, nựng, sửng sốt,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Vẹt mỗi ngày một lớn,/ lông xanh óng ả./ biết tuýt sáo lảnh lót/ nhưng vẫn không nói tiếng nào... + Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong các câu hội thoại. VD: Vẹt à, dạ!; Giỏi lắm!; Cái gì? - HS đọc - HS nêu. - HS đọc nối tiếp - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà? - HS trả lời - GV cho HS quan sát hình ảnh một số loài vẹt, yêu cầu HS nêu hiểu biết của em về loài vẹt (Hình dáng; Màu sắc của bộ lông, thói quen, sở thích,...) - HS chỉ tranh và giới thiệu - GV hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương con vẹt? - HS trả lời -Giáo dục HS biết yêu quý, bảo vệ động vật. - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Nêu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỗi tình huống (Nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người.; Lần đầu tiên vẹt bắt chước tiếng mình,; Nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh.). - HS thảo luận và chia sẻ - Đoạn kết của câu chuyện cho thấy Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào? - HS trả lời - Yêu cầu HS sắp xếp các câu trong SHS thành đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện trên. - HS trả lời. (D-A-C-B) - GV kết luận, khen ngợi HS 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Qua bài đọc, em rút ra cho mình bài học gì? - HS trả lời. - Nhận xét tiết học. - Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật em yêu thích, tìm hiểu về những đặc điểm đáng yêu của chúng. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ___________________________________ Tiếng Việt Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. Yêu cầu cần đạt: - Luyện tập về động từ, nhận diện được một số động từ theo đặc điểm về nghĩa. - Sử dụng được các động từ đã cho để đặt câu đúng. - Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV đưa ra một số bức tranh. Yêu cầu HS nhìn tranh, nêu động từ phù hợp với hoạt động thể hiện trong tranh. - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài – ghi bài - 2-3 HS nêu. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc - HS trả lời (Tìm các động từ theo mẫu) - GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập. - HS thảo luận và thống nhất đáp án a.ĐT chứa tiếng “yêu” M: yêu quý yêu thương, yêu quý, yêu mến, kính yêu, yêu thích,... b.ĐT chứa tiếng “thương” M: thương mến thương yêu, thương nhớ, nhớ thương, ... c.ĐT chứa tiếng “nhớ” M: nhớ mong mong nhớ, nhớ thương, nhớ nhung,... d.ĐT chứa tiếng “tiếc” M: tiếc nuối tiếc thương, thương tiếc,... - GV mời HS đại diện nhóm phát biểu - HS trả lời - GV cùng HS nhận xét. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu - Yêu cầu HS tìm các ĐT thể hiện tình cảm, cảm xúc thay thế chỗ cho bông hoa trong đoạn văn. (VD: nhớ-thương-khen-biết ơn-ghét-giận-thích-yêu) - HS trả lời - HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. -Nêu cảm nhận của mình về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ. - GV chốt: Những ĐT thể hiện tình cảm, cảm xúc được gọi là ĐT chỉ trạng thái. - HS lắng nghe Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc - Cho HS làm việc theo nhóm đôi. - HS quan sát tranh, chọn từ phù hợp trạng thái của người trong tranh, đặt câu, đọc câu mình đọc cho bạn nghe, bạn nhận xét sau đó đổi ngược lại. - Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu. - HS của một số nhóm lần lươtk trình bày. - GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo. 3. Vận dụng, trải nghiệm: -Tìm một số động từ diễn tả cảm xúc vui mừng? - 2-3 HS trả lời - Đặt câuvới một trong những ĐT vừa tìm được. - HS thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy: Toán SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được cách so sánh hai số và so sánh được hai số có nhiều chữ số. - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm các số. - Góp phần phát triển năng lực tư duy ở mức độ đơn giản; tư duy, lập luận toán học, hợp tác. Giải quyết được các bài tập liên quan. - Góp phần phát triển phẩm chất Chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV cho HS thực hiện yêu cầu sau: + Nêu cách làm tròn số đến hàng trăm nghìn ? + Làm tròn số 1 235 905 đến hàng trăm nghìn. + Viết số: Lớn nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số, 3 chữ số ? + Số nào là số tự nhiên nhỏ nhất ? - HS thực hiện. - GV nhận xét, giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức: - GV hỏi: “Các em có biết trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh hay không?” Hãy kể tên một số hành tinh trong hệ Mặt Trời ? - HS phát biểu: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. - GV: Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, xếp theo thứ tự khoảng cách từ gần nhất cho đến xa nhất so với mặt trời là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (Sao Diêm Vương từng được xếp vào nhóm này nhưng hiện tại bị loại ra do không đáp ứng được tiêu chí ba trong định nghĩa của IAU 2006). - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc phần khám phá trong SGK. - 2 HS đọc. + Hãy cho biết khoảng cách từ Sao Kim tới Mặt Trời và từ Sao Hỏa tới Mặt Trời là bao nhiêu ? - HS phát biểu. + Sao nào cách xa Mặt Trời hơn ? Vì sao ? - HS chia sẻ. - GV nhận xét, kết luận: Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng Cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. Chẳng hạn: vì 2 > 1 nên 230 000 000 > 108 000 000 - HS nhắc lại nhiều lần. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa. - HS lấy ví dụ, nêu cách so sánh. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Làm việc cá nhân. - GV mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu BT. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu BT. - HS làm bài cá nhân vào phiếu BT. - HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả. *Kết quả: - GV nhận xét, mời HS nêu cách làm. 278 992 000 > 278 999 37 338 449 < 37 839 449 3 004 000 < 3 400 000 200 000 000 < 99 999 999 3 405 000 = 3000000 + 400000 + 5000 650 700 < 6000000 + 500000 + 7000 + Muốn so sánh hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào ? - HS phát biểu. Bài 2: Làm việc nhóm - GV mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu BT. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - HS thảo luận, tìm ra kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. *Kết quả: + Nhà bác Ba có giá tiền rẻ hơn (thấp hơn) với giá tiền nhà chú Sáu vì: 950 000 000 đồng < 1 000 000 000 đồng. - GV nhận xét, yêu cầu HS nêu cách làm. - HS chia sẻ. + Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số có nhiều chữ số ? - HS thực hiện. + Số 1 000 000 000 là số có mấy chữ số ? Số có 10 chữ số hàng cao nhất là hàng nào ? - HS phát biểu. Bài 3: Làm việc cá nhân - GV mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu BT. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS suy nghĩ nêu kết quả. *Kết quả: + Việt nói sai vì: 37 003 847 > 23 938 399 (vì: 3 chục triệu > 2 chục triệu, chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn) - Yêu cầu HS chia sẻ cách làm. + Khi so sánh hai số tự nhiên có cùng chữ số ta so sánh thế nào ? - HS phát biểu. - GV nhận xét, kết luận về cách so sánh hai số có nhiều chữ số. 4. Vận dụng, trải nghiệm - GV tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu: + Điền dấu ; = ? 1 009 900 ... 99 999 999 90 000 000 .... 90 000 000 + 90 000 50 005 000 .... 50 000 000 + 5 000 - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy : Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2023 Mĩ thuật* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Giáo dục thể chất* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Toán SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm các số. - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm các số. -Hình thành năng lực thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; tư duy, lập luận toán học, hợp tác, giải quyết được các bài tập liên quan. -Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. II. Đồ dùng dạy học: -Máy tính, máy chiếu, bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV cho HS thực hiện yêu cầu sau: + Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số ? Lấy ví dụ ? - HS thực hiện. - GV nhận xét, giới thiệu bà ... cây cối, nhà cửa, đồ dùng, mặt trăng ( +Vật Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình: truyền ánh sáng đến mắt giúp ta nhìn thấy chúng - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm Hoạt động 2: Sự truyền ánh sáng. * Thí nghiệm 1: Kiểm tra điều kiện để mắt nhìn thấy một vật (hoạt động nhóm tổ) - GV chuẩn bị: hộp bìa cứng thành trong màu đen có đục 2 lỗ nhỏ, đèn pin, viên bi trắng, phiếu nhóm (số lượng: 04 bộ) - GV cho HS đọc cách tiến hành thực nghiệm - GV YC thảo luận nhóm tổ và hoàn thành phiếu học tập - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -GV nhận xét, chốt kết quả, hỏi khai thác: +Vì sao em nhìn thấy viên bi? +Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì? - GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại nội dung. Nhờ có ánh sáng từ các vật phát sáng chiếu vào các vật rồi phản chiếu đến mắt ta giúp chúng ta nhìn thấy được các sự vật. - 2 HS đọc 2 lượt, lớp đọc thầm - HS thí nghiệm nhóm tổ, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả trong phiếu học tập Nhóm khác nhận xét, góp ý - HS lắng nghe, trả lời: + Ánh sáng từ đèn pin chiếu vào viên bi và phản chiếu đến mắt khiến ta nhìn thấy viên bi +Ánh sáng từ vật đến mắt giúp ta nhìn thấy vật - HS lắng nghe * Thí nghiệm 2: Kiểm tra ánh sáng truyền thẳng trong không khí (hoạt động nhóm 4) - GV chuẩn bị: Đèn pin đã bỏ chao đèn; ống nhựa dẻo dài khoảng 60cm (số lượng đủ số nhóm) - GV cho HS đọc cách tiến hành thực nghiệm - GV YC thảo luận nhóm 4 tiến hành thí nghiệm - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, tuyên dương và chốt: Ánh sáng từ vật đến mắt giúp ta nhìn thấy vật - GV đưa tranh cho lớp quan sát và hỏi: - GV nhận xét, tuyên dương và chốt - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS thí nghiệm nhóm 4, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả +Ống thẳng: Có thấy bóng đèn +Ống cong: Không thấy bòng đèn +Ánh sáng từ bóng đèn truyền theo đường thẳng qua ống thẳng đến mắt nên ta nhìn thấy bóng đèn +Ống cong: Ánh sáng ko truyền đến mắt ta nên không nhìn thấy bóng đèn Nhóm khác nhận xét, góp ý -Các nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe - HS trả lời: +mặt trời, đèn điện +ánh sáng từ mặt trời chiếu vào ô tô phản chiếu đến mắt ta khiến ta thấy ô tô +Ban đêm cần bật đèn điện , không có đèn điện thì ô to bật đèn tín hiệu HS khác nhận xét, góp ý 4. Vận dụng trải nghiệm. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh Ai đúng” Hs giơ thẻ chọn đáp án. VD câu hỏi + Nhờ đâu ta nhìn được vật? + Đâu là vật phát sáng? + Ánh sáng truyền trong không khí theo đường nào? - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tham gia trò chơi. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. Điều chỉnh sau bài dạy: _ TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng: + Làm quen, nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên. + Hiểu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên +Vận dụng kiến thức đã học về dãy số tự nhiên để làm bài tập. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Phát triển phẩm chất nhân ái,phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện tập Toán. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho Hs hát - GV dẫn dắt vào bài mới - HS hát múa vận động. - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành. Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài. - Yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, 4/ 27 Vở luyện tập Toán trong vòng 15 phút. - Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài. - HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. - Hs làm bài - HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài. Hoạt động 2: Chữa bài: - GV gọi HS chữa lần lượt các bài: * Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 4 a) Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước lớn hơn số đứng sau. 4 b) Số tự nhiên bé nhất là 0 4 c) Số tự nhiên lớn nhất là 1 000 000 000 4 d) Số liền sau của một số lớn hơn số liền trước của số đó 1 đơn vị - GV cho học sinh nối tiếp nêu câu trả lời. Mỗi câu trả lời GV yêu cầu HS giải thích theo ý hiểu. - GV nhận xét bài làm kết hợp trình chiếu trên bảng kết quả để HS đối chiếu kết quả, khen học sinh thực hiện tốt. è Gv chốt về dãy số tự nhiên. - HS nối tiếp trả lời kết quả S Đ S Đ -HS trả lời nối tiếp và giải thích - Học sinh chú ý quan sát. -HS chú ý lắng nghe. * Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) 2 020, 2 022, 2 024,.,,.., 2 032. b) Số liền sau của số lớn nhất có chín chữ số là.. c) Trong dãy số tự nhiên, số đứng ở vị trí một triệu viết là: d) Chữ số 1 trong số 815 357 246 ở hàng., thuộc lớp,có giá trị là:. - GV cho HS làm bài vào bảng phụ thời gian 15 phút làm bài trên. GV mời 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng treo bảng phụ báo cáo kết quả. HS ở dưới quan sát so sánh hai bài của hai nhóm nhận xét bổ sung - Cho học sinh nhận xét - GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án. è Gv chốt hiểu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. Vận dụng kiến thức đã học về dãy số tự nhiên để làm bài tập. -HS đọc yêu cầu bài tập - 2HS lên treo bảng phụ. HS khác nhận xét. a) 2 020, 2 022, 2 024, 2 026, 2 028, 2 030, 2 032. b) Số liền sau của số lớn nhất có chín chữ số là 1 000 000 000 c) Trong dãy số tự nhiên, số đứng ở vị trí một triệu viết là: 1 000 001 d) Chữ số 1 trong số 815 357 246 ở hàng chục triệu, thuộc lớp triệu, có giá trị là: 10 0000 0000 - HS nhận xét - HS lắng nghe, quan sát * Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống để được so sánh đúng 4 a) 351 689 869 < 351 6 1 869 4 4 b) 102 721 012 > 102 721 6 4 4 4 c) 91 237 546 = 12 7 5 6 4 d) 500 001 = 00 000 + 1 - GV cho học sinh lên thực hiện làm bài. - GV nhận xét, khen, chốt kiến thức. è Gv chốt bài làm trên màn hình. GV chốt lại kiến thức so sánh số tự nhiên. -HS đọc yêu cầu bài tập - 4 HS nối tiếp lên bảng làm bài hoặc làm phiếu nhóm -HS khác dưới lớp làm vở, đổi vở soát, nhận xét nêu cách làm a) 351 689 869 < 351 691 869 b) 102 721 012 > 102 721 006 c) 91 237 546 = 91 237 546 d) 500 001 = 500 000 + 1 * Bài 4 - GV gọi 1 hs nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS phân tích đề -GV cho HS thảo luận nhóm 2 phân tích đề và tìm hướng giải. - GV nhận xét, chốt kết quả: 762 843 951; 726 843 951; 267 843 951; è Gv chốt cách vận dụng kiến thức đã học về dãy số tự nhiên để làm bài tập. -Hs đọc đề. - Bài toán cho biết: từ các chữ số từ 1-9 hãy lập ba số có chín chữ số khác nhau. Biết rằng ở mỗi số, tổng các chữ số trong lớp triệu, nghìn, đơn vị bằng nhau và bằng 15. -HS nêu hướng giải -Hs nêu kết quả: Ta nhận thấy : 1+2+3+4+5+6+7+8+9 = 45, theo đầu bài tổng các chữ số trong mỗi lớp triệu, nghìn, đơn vị bằng nhau và bằng 15 ( vì 45 : 3 = 15). Có thể ghép như sau: 7+6+2= 8+4+3= 9+5+1. Từ đó dễ dàng lập được các số thỏa mãn đề bài, chẳng hạn: 762 843 951; 726 843 951; 267 843 951; 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Em viết hai số lần lượt có tám, chin chữ số: - Chỉ vào từng chữ số của mỗi số nói số đó thuộc hàng nào, lớp nào, giá trị của số đó là bao nhiêu. - GV cho học sinh quan sát, tìm ra bạn viết đúng và giải thích - GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng. - GV nhận xét giờ học. - GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.tiết 3 tuần 1 - 2HS ngồi cùng bàn nêu số theo yêu cầu của bài tập và viết vào bảng phụ. -Mỗi dãy chuyển bảng phụ đã ghi đáp án cho nhau và nhận xét cho nhóm bạn. -HS thực hiện - HS thực hiện - HS nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Hoạt động trải nghiệm Sinh hoạt lớp: TRIỂN LÃM SƠ ĐỒ TƯ DUY I. Yêu cầu cần đạt: - Biết phân loại được một vấn đề, sự vật, sự việc theo các tiêu chí khác nhau. - Biết viết, vẽ và trình bày được kế hoạch hoạt động bản thân thông qua sơ đồ tư duy. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Tự rèn luyện kĩ năng hoạt động làm viết, vẽ, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ. - Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. - Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. - Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - Sơ đồ tư duy của các nhóm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV cho học sinh múa hát bài: “Hổng dám đâu”. + GV nêu câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài đã nhận được những lời đề nghị rất là hấp dẫn phải không nào? + Con có thích chơi những trò chơi đó không? + Vì sao bạn nhỏ lại từ chối? + GV dẫn: Bạn nhỏ đã biết từ chối những lời mời rủ đi chơi thật là hấp dẫn, vì bạn đã biết sắp xếp công việc cần làm của mình 1 cách khoa học. - HS múa hát. - HS trả lời theo ý của bản thân. - HS trả lời. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. * Tổng kết các hoạt động trong tuần: . . . * Dự kiến hoạt động tuần sau: * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc theo tổ) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt chủ đề. Hoạt động 3: Triển lãm sơ đồ tư duy (Làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu và gợi ý về cách tổ chức triển lãm sơ đồ tư duy. - GV mời 1 HS lên điều khiển phần triển lãm. - GV mời các HS khác trình bày, triển lãm sơ đồ tư duy của mình. - GV mời cả lớp nhận xét, bình chọn sơ đồ tư duy được trình bày sáng tạo, khoa học nhất. - GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các học sinh. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tổ chức phần triển lãm sơ đồ tư duy theo gợi ý. - Một số HS trình bày sơ đồ tư duy. (Ý tưởng, cách thực hiện, đã ứng dụng vào thực tế...) - Cả lớp nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng trải nghiệm. - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Trình bày và thảo luận với người thân vê sơ đồ tư duy của mình, ý tưởng và ứng dụng thực tế ra sao. + Tiếp tục sắp xếp các công việc của bản thân một cách khoa học thông qua các sơ đồ tư duy khác. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . ___________________________________________________________ Ngày 6 tháng 10 năm 2023 Xét duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Phương Dung
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_7_tran_van_cuo.docx