Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Tiết 41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu ND : Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước ta .

2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi

 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu lao động.

 4. GDQP&AN: Nêu hình ành các nhà khoa học Viết Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc.

II. Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Tự nhận thức: nhận biết được giá trị cao đẹp vì đất nước của Trấn Đại Nghĩa.

- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận về nhân vật Trần Đại Nghĩa, rút ra được bài học về tinh thần lao động và yêu nước.

III. Đồ dùng dạy học :

 - Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

IV. Hoạt động dạy và học :

 

docx 36 trang Thu Lụa 29/12/2023 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021
Thứ hai, ngày 25 tháng 01 năm 2021
Tập đọc 
Tiết 41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Hiểu ND : Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước ta .
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi 
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu lao động.
 4. GDQP&AN: Nêu hình ành các nhà khoa học Viết Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục:
Tự nhận thức: nhận biết được giá trị cao đẹp vì đất nước của Trấn Đại Nghĩa.
Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận về nhân vật Trần Đại Nghĩa, rút ra được bài học về tinh thần lao động và yêu nước.
III. Đồ dùng dạy học :
	- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
IV. Hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Kiểm tra: Trống đồng Đông Sơn.
- Gọi 3 em đọc bài Trống đồng Đông Sơn, trả lời câu hỏi.
 + Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
 + Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
 + Những hoạt động nào của con người được miêu tả tren trống đồng?
 + Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa 
văn trống đồng?
 + Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu theo mục tiêu bài học.
- Ghi tựa bài.
vHoạt động 1 : Luyện đọc
. Có thể cho HS chia bài thành 4 đoạn : Mỗi lần xuống dòng xem như là một đoạn.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn, GV kết hợp ghi các từ khó để hướng dẫn HS luyện đọc đúng.
- GV cho HS nêu các từ chú giải 
- GV cho HS luyện đọc theo cặp đôi.
- GV gọi 1 em đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Hát.
 + đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
 + Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh,.hình chim bay, hươu nai có gạc.
 +lao động, đánh cá, săn bắn,.ghép đôi nam nữ.
 + Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất tren hoa văn. Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ, hòa mình với thiên nhiên con người nhân hậu; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
+ Bởi vì trống đồng đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của con người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời, bền vững.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
HS luyện đọc một số từ khó phát âm.
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- 1 em đọc cả bài .
- HS theo dõi.
vHoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
 + Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước .
 - Em hiểu Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc nghĩa là gì ?
 + Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ?
 + Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc .
 + Nhà nước đánh giá cao những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào ?
 + Nhờ đâu , ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến to lớn như vậy ?
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính của bài.
- GDKNS:
+ Nhận biết được giá trị cao đẹp vì đất nước của Trấn Đại Nghĩa.
+ Biết nhận xét, bình luận về nhân vật Trần Đại Nghĩa, rút ra được bài học về tinh thần lao động và yêu nước.
vHoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Năm 1946  lô cốt của giặc . 
- Đọc mẫu đoạn văn .
- Sửa chữa, uốn nắn .
4. Củng cố:
+ Nêu ý nghĩa của bài?
+ Qua bài đọc em học được điều gì?
- GDQPAN: Giáo dục HS yêu lao động nêu các hình ảnh những nhà khoa học đã cống hiến trọn đời để phục vụ Tổ quốc: .............
5. Dăn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về đọc lại bài
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
 + Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long, học trung học ở Sài Gòn . Năm 1935 sang Pháp học đại học, theo học đồng thời cả 3 ngành: kĩ sư cầu cống – điện – hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài ngiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. Ngay từ khi đi học, ông đã bộc lộ tài năng xuất sắc .
- Đọc đoạn 2 .
 + Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước .
 + Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc  
 + Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật nhà nước .
- Đọc đoạn 3 .
 + Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý .
 + Nhờ ông yêu nước, tận tụy, hết lòng vì nước; ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi .
- HS phát biểu: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của đất nước.
- HS lắng nghe.
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- HS nhắc lại.
- HS nêu theo ý mình.
- HS lắng nghe theo dõi
Chính tả
Tiết 21: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài CT; trinh bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
 2. Kĩ năng: Làm đúng BT 3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh)
 3. Thái độ : Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 2 tờ phiếu phô tô nội dung BT 2b, 3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:
2.Kiểm tra: Cha đẻ của chiếc lốp xe đap.
- Gọi 2 em làm lại bài tập 2b,3b tiết trước.
- Nhận xét
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu theo mục tiêu bài học.
- Ghi tựa bài
vHoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết 
- Nêu yêu cầu của bài .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ 5 chữ , những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai 
- Cho Hs viết bài vào vở
- Chấm, chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài 2 : ( b )
- Nêu yêu cầu BT .
- Dán lên bảng 2 tờ phiếu, mời HS lên bảng làm bài 
- Lời giải:
Mỗi – mỏng – rỡ – rải – thoảng – tản .
- Gọi 1 em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
* Bài 3 : 
- Nêu yêu cầu BT .
- Tổ chức cho các nhóm làm bài tiếp sức.
* Lời giải: Dáng- dần – điểm – rắn – thẫm – dài- rỡ – mẫn .
- Gọi 1 em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
4. Củng cố:
- Cho HS ghi lại cho đúng các từ mà HS mắc lỗi trong bài viết của mình. 
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng, viết đẹp tiếng Việt.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT vừa làm 
- Hát.
- Lớp làm vào nháp.
Hoạt động lớp, cá nhân .
- 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết trong bài Chuyện cổ tích về loài người .
- HS nhớ - viết bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở, soát lỗi cho nhau .
Hoạt động lớp, nhóm .
- Đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở .
- Từng em đọc lại khổ thơ hoặc đoạn văn đã hoàn chỉnh .
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- 1HS đọc lại.
- Đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở .
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- 1HS đọc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
Toán
Tiết 101: RÚT GỌN PHÂN SỐ ( tr. 112)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản .
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết cách rút gọn phân số trong một số trường hợp đơn giản .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐÔNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Kiểm tra: Phân số bằng nhau.
- Cho HS làm lại bài tập 3.
a) ; b) 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu theo mục tiêu bài học.
- Ghi tựa bài. 
vHoạt động 1 : Tổ chức cho HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số .
- Nêu vấn đề như dòng đầu của mục a ( phần Bài học ). Cho HS tự tìm cách giải quyết vấn đề và giải thích đã căn cứ vào đâu để giải quyết như thế :
- Nhắc lại nhận xét đó rồi giới thiệu: “ Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số ” và nêu tiếp : “ Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho ” .
- Hướng dẫn HS rút gọn phân số rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa nên ta gọi nó là phân số tối giản .
- Tương tự, hướng dẫn HS rút gọn phân số 
 Ta thấy: 18 và 54 đều chia hết cho 2 nên:
9 và 27 đều chia hết cho 9 nên;
1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1 nên là phân số tối giản.
Vậy : 
- Hát.
- Tính trên bảng con
Hoạt động lớp .
- Tự nhận xét về 2 phân số như SGK .
- Nhắc lại nhận xét này .
- Trao đổi để xác định các bước của quá trình rút gọn phân số rồi nêu như SGK .
- Một số em nhắc lại các bước này .
vHoạt động 2 : Thực hành .
- Tổ chức cho HS tự làm và chữa lần lượt các bài 1 , 2 : 
* Bài 1: Rút gọn phân số:
a) 
* Bài 2: 
a) Phân số tối giản là: vì cả tử số và mẫu số của các phân số đó đều không cùng chia hết cho bất kì số tự nhiên lớn hơn 1.
4. Củng cố:
- Tổ chức nhóm thi đua rút gọn phân số trên bảng lớp.
- GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập 3 SGK.
Hoạt động lớp .
- Làm vào vở rồi thi đua lên bảng chữa bài .
- HS thi đua rút gọn phân số
- Lớp cỗ vũ.
BUỔI CHIỀU THỨ HAI
Đạo đức 
Tiết 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( tiết thứ nhất )
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về cách cư xử lịch sự với mọi người.
3. Thái độ: GD học sinh biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong 1 số tình huống
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Mỗi em có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Kiểm tra: Kính trọng, biết ơn người lao động ( tt ).
- Đánh giá phần thực hành tiết trước.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu theo mục tiêu bài học.
- Ghi tựa bài.
vHoạt động 1 : Thảo luận truyện Chuyện ở tiệm may SGK .
- Cho HS đọc truyện và thảo luận câu hỏi 1,2
- Kết luận : 
 + Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may  
 + Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự .
 + Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, kính mến .
- Hát.
Hoạt động lớp .
- Các nhóm đọc truyện rồi thảo luận câu hỏi 1, 2 .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
vHoạt động 2 : Thảo luận BT1 .
- Tổ chức nhóm thảo luận các tình huống và phát biểu ý kiến
- Kết luận : 
 + Các hành vi, việc làm b, d là đúng .
 + Các hành vi, việc làm a, c, đ là sai .
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
vHoạt động 3 : Thảo luận BT3 .
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- GDKNS: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở :
 + Nói năng nhẹ nhàng , nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy .
 + Biết lắng n ... CN nhắc nhỡ chung
 + Về năng lực học tập: Việc chuẩn bị bài vở khi đến lớp, hoàn thành các bài thực hành ờ lớp,..
 + Về phẩm chất đạo đức: Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, lễ phép với thầy, cố giáo, với bạn bè,..
 + Về VSMT: Giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên trường học, nhà vệ sinh sạch sẽ,....
 + Về phong trào: Tuyên dương khen thưởng những học sinh chăm ngoan học tốt trong tuần
- Tập thể lớp hát một bài hát theo chủ đề về "Mừng Đảng, mừng xuân".
- Lớp hát vui: “ bài hát về Bác Hồ” 
+ Thành phần tham dự: ( GVCN, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởngcùng tập thể học sinh của lớp) 
- HS vỗ tay
- Các tổ báo cáo
+ Ưu điểm:
+ Hạn chế:
- Lớp phó học tập, lớp phó lao động báo cáo
+ Ưu điểm:
+ Hạn chế:
- Lớp nêu ý kiến
- Học sinh nghe
- Lớp bình chọn
- HS hát vui
- Các tổ thảo luận cách thực hiện và nêu ra trước lớp
- HS lắng nghe
 vGD Kỹ năng sống:
Bài 6: Sức mạnh của thông điệp
 1. Sức mạnh của thông điệp
 a. Yếu tố cấu thành
Bài tập
 Khi em thuyết trình, có những yếu tố nào giúp em tác động đến người nghe?
 Khi thuyết trình, những yếu tố giúp em tác động đến người nghe là:
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Bài học:
 Có 3 yếu tố lớn ảnh hưởng đến người nghe khi thuyết trình, đó là: ngôn từ, giọng nói, hình ảnh.
 Mỹ Thuận, ngày........tháng 1 năm 2021
 Duyệt của BGH Duyệt của Tổ Trưởng
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kim Mươl
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
TUẦN: 21
 Nôi dung nhận xét tuần 21:
Về chuyên cần: Nhận định về thực hiện việc chuyên cần trong tuần.
Về học tập: Nhận xét về tình hình học tập trong tuần
Về lao động: Thực hiện trực nhật trong lớp và xung quanh lớp học.
Về đạo đức, tác phong: tập phong cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè, với các bạn chung trường.
VSCĐ: Thực hiện viết chữ rõ, đủ nét, giữ vở không quăn góc, không bỏ trang trống,..
Công tác Đội và TDTT: Tham gia tốt các phong trào của Đội đề ra, tham gia tốt các phong trào TDTT của trường.
Thực hiện tốt và thường xuyên về ATGT và VSCN
 Phương hướng công việc tuần 22 : Từ 29 đến 02 / 02/ 2018
- Thường xuyên chuẩn bị tốt cho tiết học.
Chuyên cần thực hành các bài tập
Thực hiện VSMT, VSCN, ATGT
Tham gia phong trào STTTNNĐ.
===================================================
 vGD Kỹ năng sống:
Bài 6: Sức mạnh của thông điệp
 1. Sức mạnh của thông điệp
 a. Yếu tố cấu thành
Bài tập
 Khi em thuyết trình, có những yếu tố nào giúp em tác động đến người nghe?
 Khi thuyết trình, những yếu tố giúp em tác động đến người nghe là:
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Bài học:
 Có 3 yếu tố lớn ảnh hưởng đến người nghe khi thuyết trình, đó là: ngôn từ, giọng nói, hình ảnh.
Lịch sử
Tiết 21: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC 
QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức Giúp HS biết : Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn Bộ luật Hồng Đức ( nắm vững nội dung cơ bản).
	2. Kĩ năng : Trình bày được những sự kiện qua bài học .
	3. Thái độ: GD học sinh nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT DỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Chiến thắng Chi Lăng.
- Gọi HS nêu ghi nhớ bài học trước.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Nêu theo mục tiêu bài học.
- Ghi tựa bài.
vHoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm một số nét khái quát về nhà Hậu Lê .
PP : Giảng giải , trực quan .
- Giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê : Tháng 4 – 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua một số đời vua. Nước Đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông ( 1460 – 1497 ) .
- Hát.
- HS nêu, lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân .
- Theo dõi .
vHoạt động 2 :
MT : Giúp HS nắm việc tổ chức quản lí đất nước của nhà Hậu Lê .
PP : Giảng giải, đàm thoại, trực quan .
- Tổ chức thảo luận toàn lớp theo câu hỏi sau: Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao .
Hoạt động lớp .
- Thống nhất các ý sau : Tính tập quyền rất cao . Vua là con Trời có quyền tối cao , trực tiếp chỉ huy quân đội .
vHoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm một số điều trong Bộ luật Hồng Đức của nhà Hậu Lê .
PP : Giảng giải, đàm thoại, trực quan .
- Giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh : Đây là công cụ để quản lí đất nước .
- Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?
4. Củng cố:
- Nêu ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS có nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ .
Hoạt động cá nhân .
+ Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ .
- HS nêu, lớp thep dõi.
ĐỊA LÝ
Tiết 21: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam bộ: Kinh, Khơ-me , Chăm, hoa.
	2. Kĩ năng: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở người dân đồng bằng Nam Bộ: 
 + Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
 + Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằng.
 - HS khá, giỏi: Biết những thuận lợi về đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sàn xaut61 lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động. 
	3. Thái độ: Yêu mến người dân Nam Bộ .
 4. GDMT: Biết được sự thích nghi thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch – nhà ở dọc sông, xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ phân bố dân cư VN .
	- Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Đồng bằng Nam Bộ.
 - Gọi vài HS nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Nêu theo mục tiêu bài học
- Ghi tựa bài
vHoạt động 1 : Nhà ở của người dân .
- Yêu cầu HS đọc thầm thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi:
 + Ngưòi dân ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
 + Người dân thường làm nhà ở đâu?
 + Phương tiện đi lại phổ biến của họ là gì?
vHoạt động 2 : Trang phục và lễ hội .
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
 + Trang phục của thường ngày của người dân đồng bắng Nam Bộ trước đây có gì đặc biêt?
 + Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
 + Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
 + Kể tên các lễ hội nổi tiếng ở động bằng Nam Bộ?
4. Củng cố:
- Nêu ghi nhớ SGK.
- . GDMT: .HS nhận thấy sự thích nghi và cải tạo mơi trường của đồng bằng Nam Bộ như: Cải tạo đất chua ở đồng bằng, thường làm nhà dọc theo ven sông. Cần bảo vệ môi trường bằng cách giảm sử dụng thuốc trừ sâu, hạn chế chất thải cộng nghiệp,...
- Giáo dục HS yêu mến người dân Nam Bộ.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà.
- Hát
Hoạt động lớp .
- Đọc thong tinh, suy nghĩ và trả lời
 + ...dân tộc Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
 + ...dọc theo kênh rạch. Vì có nhêìu sông rạch chằn
 +... xuồng ghe. 
Hoạt động nhóm .
 + ...quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
 + ...cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
 + ...cúng thần, trò chơi dân gian...
 + ...lễ hội Bà Chúa Xứ ỡ Châu Đốc ( An Giang),; hội xuân núi Bà ( Tây Ninh ), lễ cúng Trăng Của đồng bào Khơ-me; lề tế thần cá Ông ( cá voi) của các làng chài ven biển.
- Vài HS nêu, lớp nhận xét.
KỸ THUẬT
Tiết 21 : ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa
	2. Kĩ năng: biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
	3. Thái độ: GD học sinh ham thích trồng cây .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Hình trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1Khởi động :. 
2.Bài cũ : Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
- Ghi tựa bài.
vHoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau, hoa.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK
- Hỏi: Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?
* Kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
- Hát.
- 3 HS nêu
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Tự phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
- Vài HS lặp lại
vHoạt động 2: Hưóng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
- Gợi ý cho HS nắm được các cơ bản:
* Nhiệt độ:
 + Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu?
 + Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không?
Kết luận : Mỗi một loại cây rau, hoa đều phát triển tốt ở một khoảng nhiệt độ thích hợp. Vì vậy, phải chọn thời diểm thích hợp trong năm ( thời vụ ) đối với mỗi loài cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao. 
* Nước:
 + Cây rau, hoa lấy nước ở đâu?
 + Nước có tác dụng như thế nào đối với cây?
 + Cây có hiện tượng gì khi thiếu nước hoặc thừa nước?
* Ánh sáng:
 + Quan sát tranh, em hãy cho biết, cây nhận ánh sáng từ đâu?
 +Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa?
 + Quan sát những cây trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì?
 + Vậy muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm thế nào?
* Chất dinh dưỡng:
 + Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là những chất nào?
 + Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là gì?
* Không khí:
 + Cây lấy không khí từ đâu?
 + Cây cần không khí để làm gì?
 + Làm thế nào để đảm bảo có đủ không khí cho cây?
4. Củng cố : 
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS ham thích trồng cây .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
- Dặn HS về nhà thực hiên như bài học.
- Chuẩn bị bài “ Trồng cây rau, hoa.
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung trong SGK.
+ ...từ Mặt Trời.
+.. không ( nêu ví dụ )
 + ..từ đất, nước mưa, không khí,...
 + Nước hoà tan chất dinh dưỡng ở trong đất để rễ cây hút được dễ dàng đồng thời nước còn tham gia vận chuuển các chất và điều hoà nhiệt độ trong cây.
 +...Thiếu nước, cây chậm lớn, khô héo. Thừa nước, cây bị úng, bộ rễ không hoạt động được, cây dễ bị sâu, bệnh phá hại...
 +...từ Mặt Trời.
 + Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây.
 + ...thân cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt.
- Tự nêu.
 +...đạm, lân, ka li,...
 + là phân bón.
 +..từ bầu khí quyển, có trong đất.
 +..để quang hợp và hô hấp.
 + ...trồng cây ở nơi thoáng mát và phải thường xuyên xới xáo làm cho đất tơi xốp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_4_chan_troi_sang_tao_tuan_21_nam_hoc_2021_20.docx