Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021
Tiết 67: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nội dung chính: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.( trả lời được các CH trong SGK)
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
3. Thái độ: Luôn mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục
- Kiểm soát cảm xúc: biết được nụ cười sẽ làm xóa tan mọi phiền muộn.
- Ra quyết định tìm kiếm các lựa chọn: biết quyết định đúng về sống vui, khỏe.
- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận sự việc đúng ,sai trong cuộc sống
III. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
IV. Các hoạt động chủ yếu:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021
Thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 2021 TẬP ĐỌC Tiết 67: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nội dung chính: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.( trả lời được các CH trong SGK) 2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. 3. Thái độ: Luôn mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. II. Các KNS cơ bản được giáo dục Kiểm soát cảm xúc: biết được nụ cười sẽ làm xóa tan mọi phiền muộn. Ra quyết định tìm kiếm các lựa chọn: biết quyết định đúng về sống vui, khỏe. Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận sự việc đúng ,sai trong cuộc sống III. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. IV. Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Con chim chiền chiện, trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK. + Con chim chiền chiện bay lượn giữa không gian như thế nào? + Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện? + Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào? - Nhận xét . 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ. v Hoạt động 1: Luyện đọc MT: Giúp học sinh đọc đúng bài báo. - Cho HS đọc theo đoạn - Chia bài thành ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi ngày cười 400 lần. Đoạn 2: Tiếp theo đến làm hẹp mạch máu. Đoạn 3: Còn lại. - Kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ bài; giúp HS hiểu các từ khó (thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị). - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Đọc toàn bài – giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài MT: Giúp học sinh cảm thụ bài. 1. Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn? 2. Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? 3.Người ta tìm cách tạo tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? + Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất - GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính: GV ghi bảng gọi vài em đọc lại. GDKNS : Qua bài đọc, các em đã thấy: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Thầy hy vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình cuộc sống nhiều niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm MT: Giúp học sinh đọc diễn cảm bài báo. - Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn . Giúp các em đọc đúng giọng văn bản phổ biến khoa học. (theo gợi ý mục 2a). - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đúng một đoạn tiêu biểu trong bài, chọn đoạn sau: Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 kilômét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái / và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác thoải mái. Ngược lại, khi người taở trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một số chất làm hẹp mạch máu. 4. Củng cố: - Qua bài học các em học được điều gì? - Gọi HS nêu lại nội dung bài. - GD luôn mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại tin khoa học trên cho người thân. - Hát. 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi + giữa cánh đồng lúa, giữa không gian cao rộng. + Đó là: Khúc hát ngọt ngào / Tiếng hót long lanh / Chim ơi, chim nói/ Tiếng ngọc trong veo / Chỉ còn tiếng hót. - HS tự nêu theo cảm nhận - HS lặp lại tựa bài Làm việc nhóm đôi - HS đọc từ 2 – 3 lượt - HS quan sát tranh - HS theo cặp - HS đọc cả bài - HS theo dõi Trình bày ý kiến cá nhân + Bài báo có thể chia thành ba đoạn: * Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi ngày cười 400 lần.( Tiếng cười là đặc điểm quam trọng, phân biệt con người với các loài vật khác) * Đoạn 2: Tiếp theo đến làm hẹp mạch máu.( Tiếng cười là liều thuốc bổ) * Đoạn 3: Còn lại.( ( Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn) + Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 kilômét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. + Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.. - Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ. - HS nêu: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu - HS lắng nghe - 3 HS nối tiếp đọc bài - HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. - HS phát biểu. - HS đọc nội dung bài Toán Tiết 166. ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo) ( tr. 172) I Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các đơn vị đo diện tích. 2. Kĩ năng: - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. - Thực hiện được phép tính với số đo diện tích. 3. Thái độ: Yêu thích học toán. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, phấn màu. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động ọc 1. Khởi động: 2.Kiểm tra: - Cho HS làm trong bảng con: 1 giờ =phút ; 3 giờ = ...phút ; 2 giờ 15 phút = phút ; 5 phút = giây - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ôn tập về đại lượng ( tt ) v Hoạt động 1: Chuyển đổi đơn vị điện tích Bài tập 1: Rèn kỹ năng đổi các đơn vị đo diện tích trong đó chủ yếu là chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé. - Nhận xét, sửa bài Bài tập 2: Hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé và ngược lại; từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn” và ngược lại. - Cho HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra chéo. - GV theo dõi. - Nhận xét. v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn Bài tập 4: - Hướng dẫn HS tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật ( theo đơn vị m2). - Dựa trên số liệu cho biết về năng suất để tính sản lượng thóc thu được của thửa ruộng đó. - Nhận xét 4. Củng cố: - Cho HS nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. - GD học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm tính. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về xem lại bài sau cho tốt. - Hát vui - HS thực hiện trên bảng con. 1 giờ = 60 phút ; 3 giờ = 180 phút ; 2 giờ 15 phút = 135phút ; 5 phút = 300giây - HS đọc yêu cầu BT - Vài em lên bảng điền vào chỗ chấm. 1m2 = 100 dm2 1km2 = 1000000m2 1m2 = 10000 cm2 1dm2 = 100cm2 - HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra chéo. a)5m2 = 50000cm2 b) c) _ 1 em đọc yêu cầu bài toán - Cả lớp giải vào vở Giải Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật: 64 x 25 = 1600 Số thóc người ta thu hoạch được: 1600 : 2 = 800 (kg) 800 kg = 8 tạ Đáp số: 8 tạ - HS nhắc Chính tả Tiết 34: Nói ngược I / Mục tiêu . 1. Kiến thức: Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè nhân gian Nói ngược theo thể thơ lục bát. 2. Kĩ năng: Làm đúng BT2 ( phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết lẫn ). 3. Thài độ: Có tính cẩn thận, trình bày sạch, đẹp bài viết CT. II/ Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS 1/ Khởi động 2/ Kiểm tra: 2 HS viết lên bảng lớp 5-6 từ láy. - Nhận xét . 3/ Bài mới * Giới thiệu bài: Nói ngược v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết MT: Giúp HS viết đúng CT. - Đọc bài vè nói ngược. - Cho HS đọc thầm. - Nhắc các em chú ý cách trình bày bài vè theo thể thơ lục bát, những từ dễ viết sai: liếm lông, nậm rượu, lao dao, trúm, đổ vồ, .. - Gọi HS nêu nội dung bài vè. - Yêu cầu HS gấp SGK. - Đọc từng dòng thơ cho HS viết. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sửa bài viết MT: Giúp HS chữa lỗi CT. - Cho HS đổi vở nhau. - Hướng dẫn HS dùng bút chì gạch chân những chữ sai của bạn - Cho lớp nhận xét bài của bạn sau khi sửa xong - Chấm 1/3 sổ vở và nhận xét. v Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập MT: Giúp HS làm đúng bài tập phân biệt âm đầu và thanh dễ sai. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài - Cho HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở. - Dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp; mời 3 HS thi tiếp sức. - Đại diện các nhóm đọc lại đoạn văn. - Nhận xét, tuyên dương . 4. Củng cố: - Đọc lại một số từ mà lớp sai nhiều cho lớp viết trên bảng con. - GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi viết CT. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin ở BT2. - Hát vui - 2 HS lên bảng viết từ láy. - HS lặp lại tựa bài - HS theo dõi trong SGK - HS đọc thầm bài vè - Viết những từ khó vào bảng con. - Nói những chuyện phi lý, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười. - Nghe và viết bài. - Hai em ngồi kế đổi vở cho nhau. - Dựa vào bài vè ( tr. 154 ) sửa bài - Nêu những lỗi sai nhiều của bạn. - Sửa lỗi sai vào dưới vở của mình. - HS đọc yêu cầu BT - Đọc thầm đoạn văn - HS trình bày kết quả Giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – bộ não – không thể. - Viết từ đúng vào bảng con. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ÔN TẬP Luyện tập về văn miêu miêu tả con vật. Luyện tập về câu khiến, câu cảm; Thêm trạng ngữ cho câu “ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn; chỉ nguyên nhân và chỉ kết quả” Luyện đọc một số đoạn văn trong bài văn đã học. BUỔI CHIỀU THỨ HAI Đạo đức Tiết 34 : Lịch sử địa phương: Những sự kiện lịch sử tiêu biểu ở tỉnh Sóc Trăng I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Biết những sự kiện lịch sử tiêu biểu ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian 1940 – 1945 2.Kỹ năng: Trình bày được khí thế hào hùng của nhân dân Sóc Trăng trong kháng chiến chống Pháp. 3.Thái độ: Kính trong và biết ơn các chiến sĩ và nhân dân Sóc Trăng có công đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị : Tài liệu LS – ĐL địa phương Sóc Trăng III. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Nêu các mốc thời gian hình thành và phát triên của vùng đất Sóc Trăng 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Khởi nghĩa Nam kì ở Sóc Trăng ngày 23 – 11 - 1940 - Yêu cầu HS xem tài liệu LS – ĐL địa phương Sóc Trăng trang 9 * Thảo luận + Nêu cuộc khởi nghĩa của nhân dân Sóc Trăng tại Hòa Tú? - Yêu càu HS thảo luận và phát biểu . - Nhận xét, tổng kết chung. v Hoạt động 2: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Sóc Trăng - Cho HS xem tài liệu trang 10 - Gợi ý cho lớp thảo luận về quá trinh chuẩn bị trước khi tiến hành tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 - Chốt ý :Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các quận, các làng đồng loạt phối hợp tiến hành khởi nghĩa, chỉ trong hai ngày ( ngày 25 và 26 – 8 – 1945 ), chính quyền các cấp trong tỉnh Sóc Trăng đã hoàn toàn về tay nhân dân 4. Củng cố: + Hãy nêu cảm nghĩ của mình về tinh thần chống giặc xâm lược của nhân dân Sóc Trăng? - GD học sinh lòng kính trọng và biết ơn đối với các chiến sĩ, liệt sĩ và nhân dân Sóc Trăng. 5. Tổng kết – Dặn dò :. - Nhận xét tiết học. - Hát. - HS nêu, lớp nhận xét - Lớp xem tài liệu. - HS thảo luận và trinh bày ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận và trinh bày ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu. Kĩ thuật Tiết 34: Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiết thứ hai) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tự chọn mô hình mình yêu thích để lắp ghép. 2. Kĩ năng: - Chọn đầy đủ và đúng các chi tiết lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp ghép đúng kĩ thuật và đẹp. 3. Thái độ: Yêu quý thành quả lao động của mình. II. Chuẩn bị: - Bộ lắp ghép mô hình lớp 4. III. Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn. v Hoạt động 1: Giới thiệu mô hình lắp ghép - Cho HS tự nêu mô hình mình chọn để lắp ghép. - Ghi lên bảng một số mô hình mới ( không có trong SGK) v Hoạt động 2: Chọn các chi tiết để lắp ghép mô hình. - Cho HS chọn các chi tiết để trên nắp hộp - Quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. v Hoạt động 2: Thực hành lắp ghép mô hình. - Cho HS tự lắp ghép mô hình - Qu ... 10: Đặt mục tiêu học tập Bài học giúp em: - Có thói quen đặt mục tiêu cho mọi công việc. - Luôn có định hướng rõ ràng trước khi làm bất kì việc gì. 1. Cách đặt mục tiêu b. Lưu ý và ứng dụng BÀI TẬP: 1. Chọn một trong những từ sau để điền vào chỗ trống: viết, nghĩ, hành động .........................tạo nên suy nghĩ; Suy nghĩ tạo nên hình ảnh; Hình ảnh tạo nên cảm nhận; Cảm nhận dẫn đến hành động. Hành động tạo ra kết quả. . Khi đặt mục tiêu nên đặt cao hơn khả năng của mình hay thấp hơn khả năng của mình? Cao hơn 20% Thấp hơn 20% Cao hơn 40% Thấp hơn 40% BÀI HỌC Khi đặt mục tiêu, em nên viết các mục tiêu ra giấy và đặt cao hơn khả năng của mình khoảng 20% để em cố gắng. Ví dụ: Em có khả năng được 8 điểm môn Tiếng Anh thì em nên đặt mục tiêu cho bài kiểm tra sắp tới là 10 điểm. THỰC HÀNH Em hãy đặt mục tiêu thông minh cho ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm tới của mình. Đến ngày mai, em.......................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Đến thứ 7 tuần sau, em................................................................................. ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Đến 30 tháng này, em................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Đến 31/12 này, em......................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Lịch sử Tiết 34 : ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê – thời Nguyễn. 2. Kĩ năng: Trình bày khoa học, có hệ thống rõ ràng. 3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: 2. Kiểm tra: kiểm tra phiếu học tập học sinh chuẩn bị. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Ôn tập v Hoạt động 1: Làm việc nhóm, lớp. MT: Tham khảo các bài học từ bài 17 đến bài 28 - Chọn những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn - Ghi ra nháp và cùng thảo luận lập thành hệ thống. v Hoạt động 2: Làm việc cá nhân, lớp MT: Hệ thống các sự kiện tiêu biểu vào bảng có hệ thống - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Cùng lớp hoàn chỉnh ý đúng. - Cho HS ghi vào vở 4. Củng cố: - Cho HS đọc lại bảng sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn. - GD học sinh tự hào về lịch sử nước nhà. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị kiểm tra HKII - Hát. - Xem SGK các bài đã học và thảo luận, ghi ra nháp. - Trình bày, các nhóm khác có ý kiến bổ sung Phiếu học tập Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn Thời gian Sự kiện Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi, đóng đô ở Thăng Long. Tên nước là Đại Việt Năm 1460 - 1497 - Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức ( là bản đồ đầu tiên của nước ta. - Soạn ra Bộ luật Hồng Đức - Giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự quy định chặt chẽ. - Văn học chữ Hán chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm vẫn không ngừng phát triển - Lê Thánh Tông sáng tác Hồng Đức quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi sáng tác Quốc âm thi tập là hai tác phẩm chữ Nôm có giá trị còn lưu truyền đến ngày nay. Đầu thế kỉ XVI - Đất nước bị chia cắt, cuộc chiến giữa hai họ Trịnh – Nguyễn Cuối thế kỉ XVI - Công cuộc khẩn hoang ở Đáng Trong được xúc tiến mạnh mẽ Năm 1786 Nghĩa quân Tây Sơn lật đỗ chính quyền Trịnh - Nguyễn Năm 1789 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy nhân dân đánh thắng quân Thanh Năm 1802 - Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn. - Nhà Nguyễn chon Hếu làm kinh đô và huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây kinh thành Huế Địa lí Tiết 34: ÔN TẬP I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam : + Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, các cao nguyên ởTây Nguyên, các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung . + Một số thành phố đã học. + Biển Đông, các đảo và quần đảo chính Kĩ năng: - Nêu vài đặc điểm tiêu biểu của nước thành phố chính của nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. - Nêu tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên. - Nêu một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo. 3.Thái độ: Ham thích tìm hiểu môn Địa lí. II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam. Bản đồ khung Việt Nam treo tường. Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung. Các bảng hệ thống cho HS điền. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Khai thác dầu khí & hải sản ở biển Đông. Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta rất nhiều hải sản? Chỉ trên bản đồ nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta? Nhận xét 3.Bài mới: Giới thiệu: Ôn tập vHoạt động1: Hoạt động cả lớp Treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập vHoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi Sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. + Nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. vHoạt động 3: Hoạt động nhóm - Cho nhóm thảo luận và phát biểu + Hãy kể tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên Đồng bằng Bắc Bộ Đồng bằng Nam Bộ Các đồng bằng duyên hải miền Trung. vHoạt động 4: Hoạt động lớp - Cho HS tham khảo các câu hỏi của BT 4 và chọn ý đúng: Nhận xét. vHoạt động 5: Hoạt động nhóm đôi - Cho HS tham khảo BT 5 và thảo luận - Đọc và ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp. 4. Củng cố: - Cho HS đọc lại các BT 2, 3 vừa ôn. - GD học sinh hạm thích tìm hiểu địa lí nước VN 5.Dặn dò: - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 2) -Hát. HS trả lời HS nhận xét HS điền các địa danh của câu 1 vào lược đồ khung của mình. HS lên điền các địa danh ở câu 1 vào bản đồ khung treo tường & chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lần lượt trao đổi và phát biểu theo gợi ý + Hà Nội: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta. + Hải Phòng: là thành phố càng, một trung tâm công nghiệp đóng tàu và trung tâm du lịch lớn của nước ta. + Huế: được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. + Đà Nẵng: là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Lạt: nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đà Lạt có nhiều rau xanh, hoa quả; rừng thông, thác nước và biệt thự , là thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. + Thành phố Hồ Chí Minh: nằm bên sông Sài Gòn. Đây là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước. + Cần Thơ: nằm bên sông Hậu, ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng. Đây là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến xuất khẩu. HS làm câu hỏi 3 Dân tộc Thái, Dao, H’ Mông,.. Dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,Mông, Nùng, Tày, Kinh, Dân tộc chủ yếu là người Kinh. Dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm Dân tộc Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người khác. HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án. Ý đúng : Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi: d) Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc. Tây Nguyên là xứ sở của: b) Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. Đồng bằng lớn nhất nước ta là; b) Đồng bằng Nam Bộ. Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là: b) Đồng bằng Nam Bộ. - Nhóm đôi làm việc và đại diện phát biểu. 1 b ; 2 c ; 3 a 4 d ; 5 e ; 6 đ TẬP LÀM VĂN Tiết 68 : ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước. 2. Kĩ năng: Biết điền nội dung cần thiết vào một bức Điện chuyển tiền và Giấy đặt mua báo chí. 3. Thái độ: Hăng hái, tích cực phát biểu. II. Đồ dùng dạy học: VBT Tiếng Việt 4 (hoặc mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước – photo cỡ chữ to hơn trong SGK, phát đủ cho từng HS.) III. Các hoạt động dạy – học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: 2. Kiểm tra : - Kiểm tra 2 HS đọc lại Thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết tập làm văn trước. - Nhận xét. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em tiếp tục thực hành điền vào một số giấy tờ in sẵn rất cần thiết trong đời sống: Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước. v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Bài tập 1 - Cho HS đọc thầm yêu cầu của BT 1 và mẫu Điện chuyển tiền đi. - Giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền đi. + N3VNPT: là những ký hiệu riêng của ngành bưu điện, các em khôngcần biết. +ĐCT: viết tắt Điện chuyển tiền. - Cả lớp nghe chỉ dẫn cách điền vào mẫu Điện chuyển tiền đi. Em bắt đầu viết từ phần khách hàng viết (phần trên đó do nhân viên Bưu điện viết). - Họ tên người gửi (họ, tên của mẹ em). - Địa chỉ (cần chuyển đi thì ghi): nơi ở của gia đình em. - Số tiền gửi (viết bằng số trước, bằng chữ sau). - Họ tên người nhận (là ông hoặc bà em). - Địa chỉ: nơi ở của ông, bà em. - Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn, VD: Chúng con khoẻ. Cháu Hương tháng tới sẽ về thăm ông bà. - Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa. - Những mục còn lại, nhân viên bưu điện sẽ điền - Một HS khá, giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ Điện chuyển tiền – nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào. - Cả lớp làm việc cá nhân. - Một số HS đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung. Cả lớp và GV nhận xét. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào Giấy đặt mua báo chí trong nước. Bài tập 2. - HS đọc yêu cầu của BT và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước. - Giúp HS giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó (nêu trong chú thích: BCVT, báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng). {Mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước p 286} 4. Củng cố: - Gọi 2 HS : 1 em đọc mẩu Điện chuyển tiền đi, 1 em đọc Giấy đặt mua báo chí trong nước. - GD học sinh tích cực phát biểu trong làm bài. 5. Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những tờ giấy in sẵn. - Hát. - 2 HS đọc bài làm tiết trước. - HS lặp lại tựa bài - HS đọc nội dung BT - Cả lớp chú ý lắng nghe. - Hoạt động cá nhân - Vài em đọc mẫu điện chuyển tiền. - HS nêu yêu cầu BT - HS điền vào vở BT. - Lớp nghe và nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2020_2021.docx