Giáo án Giáo dục địa phương 11 (Chân trời sáng tạo) - Tỉnh Bến Tre

Tổng quan văn học viết Bến Tre giai đoạn 1945- 1975

Nghiên cứu viết báo cáo về văn học viết Bến Tre

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù

- Nhận biết, khái quát được những nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn học viết Bến Tre giai đoạn 45-75.

- Trình bày được những phát hiện về văn học viết Bến Tre giai đoạn 45-75. Nêu những đóng góp của các tác giả tác phẩm cho văn học Bến Tre

- Xác định được đề tài, yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề về văn học Bến Tre nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trên quê hương.

- Biết nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề về văn học Bến Tre.

- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học viết Bến Tre

 1.2. Năng lực chung:

- NL giao tiếp và hợp tác.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Tư duy phản biện

2. Phẩm chất

- Học sinh biết yêu quý và tự hào về VH Bến Tre.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Phiếu học tập

- Tài liệu Văn học địa phương

- Máy chiếu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG: Giới thiệu bài mới

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học, kích hoạt kiến thức có liên quan đến bài học

- Xác định được tên chủ điểm, bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm của bài học.

b. Nội dung: Kể, giới thiệu những tác phẩm hay của văn học viết Bến Tre.

c. Sản phẩm:

- Thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động.

- Suy nghĩ của bản thân HS về chủ điểm “Văn học viết Bến Tre”.

d. Tổ chức thực hiện:

 * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Qua những tác phẩm văn học viết Bến Tre đã học hoặc đã đọc, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy kể tóm tắt tác phẩm đó.

 

docx 7 trang Thu Lụa 30/12/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương 11 (Chân trời sáng tạo) - Tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục địa phương 11 (Chân trời sáng tạo) - Tỉnh Bến Tre

Giáo án Giáo dục địa phương 11 (Chân trời sáng tạo) - Tỉnh Bến Tre
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIẾT BẾN TRE
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
Số tiết: 09 tiết
Tổng quan văn học viết Bến Tre giai đoạn 1945- 1975
Nghiên cứu viết báo cáo về văn học viết Bến Tre
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết, khái quát được những nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn học viết Bến Tre giai đoạn 45-75.
- Trình bày được những phát hiện về văn học viết Bến Tre giai đoạn 45-75. Nêu những đóng góp của các tác giả tác phẩm cho văn học Bến Tre
- Xác định được đề tài, yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề về văn học Bến Tre nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trên quê hương.
- Biết nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề về văn học Bến Tre.
- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học viết Bến Tre
 1.2. Năng lực chung: 
- NL giao tiếp và hợp tác.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tư duy phản biện
2. Phẩm chất
- Học sinh biết yêu quý và tự hào về VH Bến Tre.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập
- Tài liệu Văn học địa phương
- Máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG: Giới thiệu bài mới
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học, kích hoạt kiến thức có liên quan đến bài học
- Xác định được tên chủ điểm, bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm của bài học.
b. Nội dung: Kể, giới thiệu những tác phẩm hay của văn học viết Bến Tre.
c. Sản phẩm: 
- Thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động.
- Suy nghĩ của bản thân HS về chủ điểm “Văn học viết Bến Tre”.
d. Tổ chức thực hiện: 
 * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Qua những tác phẩm văn học viết Bến Tre đã học hoặc đã đọc, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy kể tóm tắt tác phẩm đó.
 * HS thực hiện nhiệm vụ: Trao đổi, thảo luận tại chỗ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 2, 3 cá nhân trả lời.
 * GV nhận xét, đánh giá: GV nhận xét, chiếu ảnh bìa, những câu thơ hay của 1 số tác phẩm văn học Bến Tre, HS quan sát ngữ liệu trên màn hình, chuyển ý vào bài học mới. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về VH viết Bến Tre giai đoạn giai đoạn 1945- 1975
a. Mục tiêu:
- Nhận biết, khái quát được những nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn học viết Bến Tre giai đoạn 45-75.
- Trình bày được những phát hiện về văn học viết Bến Tre giai đoạn 45-75. Nêu những đóng góp của các tác giả, tác phẩm cho văn học viết Bến Tre
b. Nội dung: Phần kiến thức văn bản VH viết Bến Tre: những thành tựu tiêu biểu ở các thể loại; những đóng góp đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác giả ở từng thể loại của văn học viết Bến Tre.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV chiếu nội dung tài liệu văn học địa phương Bến Tre, HS đọc ngữ liệu trên màn hình.
- GV chiếu 6 câu hỏi giao nhiệm vụ các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Trình bày ngắn gọn đặc điểm về lịch sử, xã hội và qúa trình phát triển của VH viết Bến Tre từ 1945-1975.
- Nhóm 2: Những phát hiện đặc biệt( đặc điểm) VH viết Bến Tre giai đoạn 45-75 và đóng góp của tác giả, tác phẩm
 - Nhóm 3: Nội dung chủ yếu ( tiêu biểu) của VH viết Bến Tre giai đoạn 45-75
- Nhóm 4: Hình thức nghệ thuật tiêu biểu của VH viết Bến Tre giai đoạn 45-75
 	* HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát văn bản và thảo luận nhóm đôi
 	* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: đại điện nhóm trình bày
* GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS chốt kiến thức
 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, Qúa trính phát triển
 - Đặc điểm lịch sử
 + 30 năm này là chặng đường nhân dân Bến Tre tiến hành chống ngoại xâm, thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Và đã lập được những kì tích rất đỗi tự hào, góp vào trang sử vốn đã vẻ vang của dân tộc những chiến công hiển hách.
 . + Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bến Tre cả về tổ chức lẫn tư tưởng, cũng tạo điều kiện cho sáng tác ra đời của VH viết.
 - Qúa trình phát triển
 + Tháng 2/1948 đến 1954: Đoàn văn hóa kháng chiến được thành lập và hoạt động có nhiều khởi sắc; công tác in ấn, xuất bản được chú trọng; các tác phẩm VH được in trên báo, tập san
(GV dựa vào tài liệu giới thiệu tên của các đồng chí trong đoàn văn hóa này mà hiện nay đặt tên cho nhiều trường THPT )
 + Từ 1961 hình thành lực lượng sáng tác hoạt động chuyên nghiệp với sự ra đời của tạp chí Văn nghệ Bến Tre, Văn nghệ xung kích, tập san văn nghệ của các huyện.
2. Những phát hiện ( đặc điểm) về VH viết Bến Tre giai đoạn 45-75 và đóng góp của tác giả, tác phẩm
 - Đặc điểm
 + Sự bắt rễ sâu sắc vào nền tảng nhân dân: Nhân dân: vưa là bạn đọc, vừa là đối tượng sáng tác, vừa là nơi ươm mầm các năng khiếu.
 + VH thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động quần chúng.
 + Sự thống nhất về tư tưởng, cùng chịu ảnh hưởng về tư tưởng.
 - Đóng góp của tác giả, tác phẩm: Lê Hoài Đôn, Lê Anh Xuân,Đoàn Tứ,Chim Trắng.
3. Nội dung chủ yếu ( tiêu biểu) của VH viết Bến Tre giai đoạn 45-75
- Văn học viết Bến Tre thời kháng chiến chống thực dân Pháp: 
 + Miêu tả tội ác của bọn thực dân Pháp và tay sai.
 + Nỗi khổ của nhân dân.
 + Tình cảm, lòng yêu mến và tôn kính đối với Hồ Chủ tịch 
- Văn học viết Bến Tre thời kháng chiến chống Mỹ: 
+ Tiếp cận miêu tả hiện thực đau thương nhưng anh dũng.
+ Khắc hoạ những con người mang trong mình một chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
4. Hình thức nghệ thuật tiêu biểu của VH viết Bến Tre giai đoạn 45-75
 - Kí phát triển mạnh (Bút kí viết về vụ thảm sát Cầu Hòa của Lãng Sĩ).
 - Thơ ca cũng phát triển( Lê Anh Xuân, Chim Trắng)
 - Truyện ngắn ( Nguyễn Duy, Văn Phụng Mỹ)
Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình viết báo cáo nghiên cứu về văn học viết Bến Tre
a. Mục tiêu:
- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học.
- Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học Bến Tre
b. Nội dung: Quy trình viết báo cáo nghiên cứu về văn học Bến Tre.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: 
- Chiếu bảng quy trình viết. 
- HS thảo luận nhóm đôi, trao đổi nội dung đã chuẩn bị trong phiếu học tập về quy trình viết.
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Nội dung
Bước1: Xác lập đề tài, mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Xác định đề tài
- Đề tài(Đối tượng/vấn đề nghiên cứu?). 
Xác định mục đích, nội dung 
- Mục đích của bài nghiên cứu: 
- Nội dung nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nào?
Bước 2: Chuẩn bị
Sắp xếp tài liệu
- Theo trình tự?
Phác thảo đề cương dàn ý
- Phần mở đầu:
- Phần nội dung:
- Phần kết luận: 
Bước	3: Viết báo cáo
Tiến hành viết
- Viết tiêu đề:
- Viết nội dung: 
Bước 4: Tài liệu tham khảo
Nêu, sắp xếp
- Tên tài liệu được tham khảo: 
- Cách sắp xếp tài liệu: 
* HS nhận nhiệm vụ tiến hành thảo luận: 
* Báo cáo, thảo luận: 4 HS trình bày, mỗi HS trình bày 1 bước của quy trình viết, các HS còn lại theo dõi, nhận xét.
* GV Kết luận:
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Nội dung
Bước1: Xác lập đề tài, mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Xác định đề tài
- Đề tài(Đối tượng/vấn đề nghiên cứu?). Ví dụ: Con người bình dị làm nên chiến tích anh hùng trong thơ Lê Anh Xuân. 
Xác định mục đích, nội dung 
- Mục đích của bài nghiên cứu: Ví dụ: Con người bình dị làm nên chiến tích anh hùng trong thơ Lê Anh Xuân 
- Nội dung nghiên cứu: Những nội dung cơ bản cần nghiên cứu về thơ Lê Anh Xuân.
+ Thơ Lê Anh Xuân được sáng tác trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
+ Đề cập đến những nội dung gì? Những bài thơ như Cấy đêm, Gửi anh Tư, Dáng đứng Việt Nam,... đã đọng lại trong lòng người đọc điều gì?
+ Những sáng tác thơ của Lê Anh Xuân có tác động như thế nào đến đời sống tỉnh thần của người dân Bến Tre?
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nào?(Ví dụ: Phương pháp phân tích theo đặc trưng thể loại? Phương pháp lịch sử?)
Bước 2: Chuẩn bị
Sắp xếp tài liệu
- Theo trình tự nội dung nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Phác thảo đề cương dàn ý
- Phần mở đầu: nêu lí do chọn đề tài; mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 
- Phần nội dung: nêu nội dung nghiên cứu theo một trình tự hợp lí.
- Phần kết luận: tóm lược lại kết quả nghiên cứu, nêu phương án mở rộng (nếu có). 
Bước	3: Viết báo cáo
Tiến hành viết
- Viết tiêu đề
- Viết nội dung báo cáo: theo đề cương đã được chuẩn bị; trình bày lần lượt phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Bước 4: Tài liệu tham khảo
Nêu, sắp xếp
- Nêu các tài liệu được tham khảo được sử dụng trong quá trình viết báo cáo.
- Được sắp xếp theo nhóm ngôn ngữ, theo tài liệu in, tài liệu mạng,...
- Được sắp xếp theo thứ tự a, b, c,.. : tên tác giả, tên tác phẩm (in nghiêng); nơi xuất bản: tên nhà xuất bản, năm xuất bản, trang.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và nghiên cứu viết về văn học viết Bến Tre
b. Nội dung: Bài nghiên cứu viết báo cáo của HS về văn học viết Bến Tre.
c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Chia nhóm: 4 nhóm, thực hiện viết báo theo đúng quy trình viết, nộp sản phẩm lên classroom. 
- Thời gian: 3 tuần
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- Thảo luận phân công nhiệm vụ, thời gian làm việc nhóm. 
 - HS về nhà thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ đã nhận. 
	- Nộp bài lên classroom.
* HS tiến hành thực hiện báo cáo thảo luận(Tiết học sau)
- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp.
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
* GV đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, đánh giá bằng bảng kiểm 
* Hồ sơ dạy học 
Phiếu học tập
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Nội dung
Bước1: Xác lập đề tài, mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Xác định đề tài
- Đề tài(Đối tượng/vấn đề nghiên cứu?). 
Xác định mục đích, nội dung 
- Mục đích của bài nghiên cứu: 
- Nội dung nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nào?
Bước 2: Chuẩn bị
Sắp xếp tài liệu
- Theo trình tự?
Phác thảo đề cương dàn ý
- Phần mở đầu:
- Phần nội dung:
- Phần kết luận: 
Bước	3: Viết báo cáo
Tiến hành viết
- Viết tiêu đề:
- Viết nội dung: 
Bước 4: Tài liệu tham khảo
Nêu, sắp xếp
- Tên tài liệu được tham khảo: 
- Cách sắp xếp tài liệu: 
Bảng kiểm bài nghiên cứu viết báo cáo về vấn đề VH viết Bến Tre
Các phần của bài viết
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Nhan đề
Nêu được đề tài nghiên cứu
Có từ khoá chính của đề tài
Mở đầu
Nêu ngắn gọn các ý chính của bài viết
Có từ khoá quan trọng của bài
Nội dung
Trình bày cơ sở lý luận rõ ràng, logic
Các lý lẽ, lập luận nghiên cứu hợp lý, thuyết phục, chặt chẽ
Phân tích các dẫn chứng chứng minh kết quả nghiên cứu hiệu quả, khoa học, xác đáng
Sử dụng trích dẫn, cước chú đúng quy cách
Kết luận
Khái quát, lý giải hoặc mở rộng kết quả nghiên cứu phù hợp
Bảng kiểm bài báo cáo thuyết trình về VH viết Bến Tre
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Bài trình bày nêu được lý do, đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Bài trình bày đầy đủ nội dung, cô đọng, súc tích, khoa học, rõ ràng, logic, hấp dẫn
Người thuyết trình sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học, chính xác, giao tiếp tự tin, giọng nói rõ ràng, rành mạch
Người thuyết trình trả lời câu hỏi phản biện một cách đầy đủ, thoả đáng, thuyết phục

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_dia_phuong_11_chan_troi_sang_tao_tinh_ben_t.docx