Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (tùy bút, tản văn) - Trần Ngọc Ngoan

A. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về kiến thức:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

- Giải thích được nghĩa của từ.

- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).

- Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông quan hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua những hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.

3. Về phẩm chất: Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

PHẦN 1: ĐỌC

Tiết 1,2 - VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

 Hoàng Phủ Ngọc Tường

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

2. Về năng lực:

Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 

docx 66 trang Thu Lụa 30/12/2023 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (tùy bút, tản văn) - Trần Ngọc Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (tùy bút, tản văn) - Trần Ngọc Ngoan

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (tùy bút, tản văn) - Trần Ngọc Ngoan
Ngày soạn: 
BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN
(TÙY BÚT, TẢN VĂN)
Thời gian thực hiện: 9 tiết
(Đọc: 4,5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 1 tiết, Viết: 2 tiết, Nói và nghe: 1 tiết, Ôn tập 0,5 tiết)
A. MỤC TIÊU CHUNG
1. Về kiến thức:
Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn.
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh.
Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
Giải thích được nghĩa của từ.
Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).
Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông quan hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua những hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.
3. Về phẩm chất: Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
PHẦN 1: ĐỌC
Tiết 1,2 - VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
 Hoàng Phủ Ngọc Tường
(2 tiết) 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
2. Về năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của tùy bút.
Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. 
3. Về phẩm chất: 
Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
2. Học liệu: 
Đối với giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
 Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 11.
Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
2. Kiếm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Ai đã đặt tên cho dòng sông?
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: 
 Lắng nghe ca khúc “Huế tình yêu của tôi” của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai. Và trả lời câu hỏi sau:
- Bạn biết gì về thành phố Huế? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó. 
- Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa trong SGK trang 11, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=8tgErfdRHxQ
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Bạn biết gì về thành phố Huế? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó. 
- Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
B3. Báo cáo thảo luận: 
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
1. Một số thông tin về thành phố Huế
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BA%BF
Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam;
Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn;
Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). 
2. Nội dung của văn bản qua nhan đề và hình ảnh
- Nhìn vào nội dung và hình ảnh em đoán nội dung văn bản nói về vẻ đẹp sông Hương của Huế.
- Từ khóa: Sông Hương.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của thể tùy bút, tản văn. 
Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: 
- Trình bày khái niệm và cho biết đặc trưng thể loại của thể tùy bút, tản văn.
-Yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong tản văn, tùy bút là gì?Cái “tôi” của tác giả trong tản văn, tùy bút?
B2. Thực hiện nhiệm vụ
 HS nghe GV yêu cầu, sau đó HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
B3. Báo cáo thảo luận
 GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.
+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp
+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
1. Khái niệm và đặc trưng
a. Tùy bút
- Khái niệm: là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Đặc trưng:
+ Chi tiết, sự kiện chỉ là cái cơ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.
+ Ngôn ngữ tùy bút giàu chất thơ.
+ Sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả. 
b. Tản văn
- Khái niệm: tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút.
- Đặc trưng:
+ Tản văn thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.
+ Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.
+ Sức hấp dẫn ở tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạch, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.
2. Yếu tố tự sự và trữ tình tùy bút và tản văn
- Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.
- Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn: là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.
3. Cái “tôi” tác giả trong sáng tác văn học
- Tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả, thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt trong các tác phẩm giàu yêu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tùy bút, tản văn.
- Dấu hiệu: quan niệm về cái đẹp; qua cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người; qua cách biểu đạt riêng giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ;
Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN 1. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
2.1. Tìm hiểu khái quát
a. Mục tiêu: Nắm được một số nét khái quát về tác giả và tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
1. Đọc: GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng thông tin trong SGK trang 17. 
2. Tác giả: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3. Tác phẩm: Nêu một số nét cơ bản về tác phẩm (xuất xứ, thể loại, đề tài, chủ đề)
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
B3. Báo cáo thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
 - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm1937 tại thành phố Huế. Ông mất ngày 24 tháng 7 năm 2023.
- Quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Ông là một nhà văn, đồng thời cùng là một nhà văn hóa và có sự gắn bó sâu sắc với Huế.
- Ông có sở trường về tùy bút – bút kí. 
- Các tác phẩm chính của ông: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971), “Rất nhiều ánh lửa” (1979), “Ngọn núi ảo ảnh” (1999)
2. Văn bản 
- Xuất xứ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế năm 1981, in trong tập bút kí cùng tên năm 1986.
- Thể loại: tùy bút
- Đề tài: dòng sông quê hương (sông Hương).
- Chủ đề: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.
2.2. Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Phân tích được vẻ đẹp của dòng sông Hương được miêu tả dưới nhiều góc nhìn khác nhau, nhận biết được yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Vẻ đẹp của dòng sông Hương
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau
- Nhóm 1: Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa,)
- Nhóm 2: Tìm một số chi tiết thể hiện chất tự sự và chất trữ tình trong văn bản? Nêu cảm nghĩ về những chi tiết ấy?
- Nhóm 3: Tìm và cho biết tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
- Nhóm 4. Cho biết cảm hứng chủ đạo và nhận xét cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV ... p và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
 Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.
Luyện tập về cách giải thích nghĩa của từ.
Củng cố và luyện tập về kĩ năng viết một văn bản thuyết minh (có lồng ghép một só yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm).
Củng cố lại kiến thức về giới thiệu một tác phẩm văn học/nghệ thuật.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có ý thức ôn tập và hoàn thành bài đầy đủ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về tình yêu thiên nhiên.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cảm nhận về về tình yêu thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: 
Thiên nhiên là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của con người, bao gồm nước, đất, không khí, cây cối, động vật, v.v... Thiên nhiên cung cấp nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự sống của con người và cả những sinh vật khác. Tình yêu thiên nhiên là việc chúng ta cần có để bảo vệ môi trường, đảm bảo cuộc sống của con người và sinh vật khác trên trái đất. Tình yêu thiên nhiên dẫn đến những hành động bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường và duy trì sự cân bằng tự nhiên. Khi chúng ta yêu thiên nhiên, chúng ta sẽ có thái độ tôn trọng và trách nhiệm với môi trường, đồng thời đề xuất và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để giúp cho trái đất trở nên tốt hơn.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm nhỏ (4-6 HS) và thực hiện những yêu cầu sau:
+ Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.
+ Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình theo gợi ý sau: dấu hiệu nhận biết sự kết hợp, yếu tố tự sự, yếu tố trữ tìn, tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc.
+ Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn về đề tài thiên nhiên. Liên hệ với những văn bản trong bài học để thấy cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau:
+ Giải thích nghĩa của từ sau và xác định cách giải thích đã dùng: phẳng lặng, nhấp nháy, cổ thi, chật chội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Ôn tập kĩ năng viết văn bản thuyết minh
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau:
+ Cho đề bài: Hãy viết văn bản thuyết minh (có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm) về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm.
Yêu cầu:
- Lập dàn ý cho đề bài trên.
- Viết đoạn mở bài và một đoạn thân bài.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 4: Ôn tập kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học/nghệ thuật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau:
Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
I. Ôn tập văn bản đọc
1. Điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.
- Các VB đều lấy thiên nhiên làm đối tượng miêu tả chính.
- Ba VB đều thể hiện niềm mến yêu thiết tha đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- Gắn với miêu tả, tự sự là những nhận định, đánh giá, liên tưởng,tất cả được bao trùm trong cảm xúc say mê, tạo nên không khí trữ tình cho tác phẩm.
2. Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình
- GV hướng dẫn HS trả lời bằng cách hoàn thành bảng (trang 100).
3. Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn về đề tài thiên nhiên
- GV gợi ý cho HS đọc thêm một số tùy bút, tản văn để so sánh.
Ví dụ: tùy bút Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân và tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc tường.
- Cách tiếp cận sự vật của Nguyễn Tuân ở góc độ văn hóa thẩm mỹ, liên tục đan cài nhiều liên tưởng, tưởng tượng thú vị từ kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như quân sự, địa lý, thể thao, thi ca để làm nổi bật vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà. 
- Cách tiếp cận của Hoàng Phủ Ngọc Tường với dòng sông Hương là tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: địa lý, lịch sử, văn hóa, thi ca để làm nổi bật lên vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm có chút huyền bí, man dại của dòng Hương giang.
II. Ôn tập thực hành tiếng Việt
1. Giải thích nghĩa của từ sau và xác định cách giải thích đã dùng: phẳng lặng, nhấp nháy, cổ thi, chật chội.
Gợi ý:
- Phẳng lặng: lặng lẽ, êm ả, không xáo động. 
=> Cách giải thích: Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích.
- Nhấp nháy: 1. (mắt) mở ra, nhắm lại liên tiếp. 2. Có ánh sáng khi lóe ra khi tắt, liên tiếp.
=> Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.
- Cổ thi: cổ là xưa, cũ; thi là thơ; cổ thi là thơ cũ, thơ xưa.
=> Cách giải thích: Giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
- Chật chội: chật, gây nên cảm giác bức bối, khó chịu. (nói khái quát; thường nói về nơi ở).
=> Cách giải thích: Dùng từ đồng nghĩa giải thích, có nêu thêm sắc thái nghĩa (gây nên cảm giác bức bối, khó chịu) và cách dùng của từ ngữ (nói khái quát).
III. Kĩ năng viết văn bản thuyết minh
- Đây là bài tập thực hành viết.
- GV gợi ý cho HS chọn một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng nào đó.
- Lưu ý: HS vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong quá trình thuyết minh. 
IV. Giới thiệu một tác phẩm văn học/nghệ thuật
- Những điểm lưu ý khi giới thiệu (nói) về một tác phẩm văn học / nghệ thuật:
+ Chọn những tác phẩm mình yêu thích, tìm hiểu kĩ về tác phẩm. Nên lựa chọn tác phẩm tùy bút hoặc tản văn để đạt mục đích củng cố kiến thức về thể loại của bài học.
+ Giới thiệu đầy đủ cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.
+ Đưa ra những nhận xét của bản thân.
+ Từ ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu, sinh động.
+ Sử dụng kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ, kết hợp trình chiếu để bài nói sinh động, hấp dẫn. 
+ Trao đổi, tương tác với người nghe trên tin thần cầu thị.
- Những điểm lưu ý khi nắm bắt (nghe) nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói:
+ Tìm hiểu trước về bài thuyết trình.
+ Tập trung lắng nghe, nắm bắt và ghi chép những nội dung chính và quan điểm của người nói.
+ Đánh dấu những điểm mới mẻ, thú vị hoặc những điểm cần trao đổi.
+ Có thái độ lịch sự, đúng mực khi trao đổi.
* Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong 3 VB: Ai dã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.
Văn bản
Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình
Tác động của sự kết hợp đến người đọc
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Miêu tả thủy trình của sông Hương từ thượng nguồn đổ ra biển trong niềm cảm xúc dạt dào của nhà văn về con sông từ các góc nhìn: thiên nhiên, văn hóa, lịch sử,
Mở rộng những hiểu biết về sông Hương. Dòng sông như có hồn, gắn bó máu thịt với con người quê hương xứ sở.
Cõi lá
Miêu tả cảnh sắc Hà Nội trong hiện tại và kí ức gắn với mỗi mùa cây thay lá với các cung bậc cảm xúc: rộn ràng, hoài niệm, chờ mong, hân hoan, vui sướng
Yêu mến thiên nhiên Hà Nội và tâm hồn người Hà Nội. Từ đó, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp văn hóa của Thủ đô.
Trăng sáng trên đầm sen
Miêu tả cảnh đêm trăng sáng trên đầm sen từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể với những suy tư, liên tưởng và cảm xúc lãng mạn, bay bổng.
Nhận thức rõ hơn vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống và tâm hồn con người. Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, tâm hồn con người trở nên cân bằng, tươi mới hơn.
5. HDVN:
- Hoàn thiệnn bài tập, chủ động ôn tập lại kiến thức Bài 1 – Thông điệp từ thiên nhiên.
- Soạn Bài 2 – Văn bản 1 - Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_1_thong_diep_tu_th.docx