Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận)
VĂN BẢN 1: MỘT CÂY BÚT VÀ MỘT QUYỂN SÁCH CÓ THỂ
THAY ĐỔI THẾ GIỚI
(Ma-la-la Diu-sa-phdai)
(Số tiết: 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
- Nhận biết và phân tích được nội dung và mối quan hệ của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; xác định mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- Thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do; liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn
1.2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
2. Về phẩm chất:
- Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, giấy A0.
- Phiếu học tập, phiếu đánh giá, giấy roki kích cỡ A0, bút màu .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới.
b.Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân quan sát bức ảnh khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và thực hiện những yêu cầu.
c.Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận)
BÀI 2. HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (Văn bản nghị luận) Số tiết: 12 tiết PHẦN ĐỌC VĂN BẢN 1: MỘT CÂY BÚT VÀ MỘT QUYỂN SÁCH CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI (Ma-la-la Diu-sa-phdai) (Số tiết: 3) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới - Nhận biết và phân tích được nội dung và mối quan hệ của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; xác định mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, nội dung và ý nghĩa của văn bản. - Thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do; liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội..) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn 1.2. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. 2. Về phẩm chất: - Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên. - Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, giấy A0. - Phiếu học tập, phiếu đánh giá, giấy roki kích cỡ A0, bút màu .... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. b.Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân quan sát bức ảnh khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và thực hiện những yêu cầu. c.Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh. d.Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát bức tranh về khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và trả lời những câu hỏi sau: +Bức tranh thể hiện những hình dung gì về thế giới tương lai? +Theo em, thế giới tương lai sẽ có gì khác so với hiện tại? +Mỗi cá nhân và toàn xã hội cần chuẩn bị những hành trang gì để thích nghi với thế giới tương lai đó? * Thực hiện nhiệm vụ - HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). * Báo cáo, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). * Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: - Nhận diện và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. - Xác định và phân tích được nhan đề của văn bản nghị luận. - Xác định và giải thích được nghĩa của từ. - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực đặc thù: Đọc, viết. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào các văn bản đọc ở các tiết học sau. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức Ngữ văn trong SGK trang 36,37. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ® Chỉ ra tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong VB nghị luận. ® Chỉ ra vai trò của yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong VB nghị luận bằng cách hoàn thiệnn Phiếu học tập số 2. ® Nhan đề của văn bản nghị luận giúp ích gì cho bài văn nghị luận. ® Xác định và giải thích được nghĩa của từ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS đọc và trả lời từng câu hỏi. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Hoạt động 2: ĐỌC VĂN BẢN 1: MỘT CÂY BÚT VÀ MỘT QUYỂN SÁCH CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI (Ma-la-la Diu-sa-phdai) Hoạt động 2.1. Trước khi đọc Mục tiêu: - Nhận diện và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. - Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. - Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về dự đoán nội dung của văn bản. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Theo em, một cuốn sách sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người đọc? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới Hoạt động 2.2: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng đọc đã học như tưởng tượng, suy luận, theo dõi trong quá trình đọc trực tiếp văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi trong khi đọc. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ 3-4 HS đọc văn bản và dừng lại trả lời câu hỏi trong các box * Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV mời cá nhân HS trình bày câu trả lời trước lớp *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá (khuyến khích HS phát huy năng lực liên tưởng, suy luận,.. nên không đánh giá tính đúng – sai ở các câu trả lời) Hoạt động 2.3: Sau khi đọc văn bản a.Mục tiêu: - Nhận diện và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. - Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. - Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. b. Nội dung: Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản; mục đích, thái độ tình cảm của người viết, ý nghĩa nhan đề; các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung của văn bản. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng * Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS (5 phút), trình bày câu trả lời trong PHT số 1: ® Nhiệm vụ 1: Xác định luận đề, các luận điểm và lí lẽ dẫn chứng được tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ mục đích trong văn bản. (PHT số 1) ® Nhiệm vụ 2: Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Luận điểm 1: Luận điểm 2: Luận điểm 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Xác định hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản Luận đề bài viết:.. .. Bằng chứng Lí lẽ Bằng chứng Lí lẽ Bằng chứng Lí lẽ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong PHT số 1 (HS cũng có thể trình bày dạng sơ đồ trong SGK ở trang 40) - HS làm việc cá nhân ở nhiệm vụ 2. * Báo cáo thảo luận - Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm thảo luận (nhiệm vụ 1), cá nhân HS trả lời câu hỏi (nhiệm vụ 2). - GV gọi các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng (C1,2) - Luận đề: Quyền được giáo dục, hoà bình và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và những người yếu thế khác trong xã hội - Luận điểm 1 (Từ đầu đếnquyền được đi học): Tuyên bố ý nghĩa của Ngày Ma-la-la và mục đích của bài diễn văn Lí lẽ + Ngày Ma-la-la' không phải là ngày của tôi.. chỉ có thế, họ còn đang đấu tranh + Tôi cất tiếng – không phải cho bản thân tôi, mà cho tất cả các thanh thiếu niên nam nữ như tôi. + Tôi cao giọng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói. + Những người đã đấu tranh đòi quyền lợi cho mình. Bằng chứng + Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình + Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, và không đạt được những mục tiêu khác về giáo dục, hoà bình và bình đẳng. Hàng nghìn người đã bị những kẻ khủng bố sát hại, hàng triệu người bị thương. + Quyền được sống trong hoà bình. Quyền được tôn trọng. Quyền được bình đẳng tiếp cận mọi cơ hội. Quyền được đi học. - Luận điểm 2 (Anh chị em thân mến..phải đối mặt): Nguyên nhân và thực tiễn Lí lẽ + Đúng như câu cách ngôn “Cây bút mạnh hơn thanh kiếm”, những kẻ cực đoạn rất sợ sách và bút. Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi. Họ sợ phụ nữ. Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi.. + Muốn có giáo dục, thì cần phải có hoà bình. Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn đang phải chịu đựng bao khốn khổ.. + Đói nghèo, thất học, bất công, tệ phân biệt chủng tộc và sự tước đoạt các quyền cơ bản, đó là những vấn đề chính yếu mà cả nam giới và phụ nữ đều phải đối mặt. Bằng chứng + Và đó là lí do tại sao họ đã giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công mới đây ở Két-ta (Quetta) + Và đó là lí do tại sao họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA. Đó là lí do tại sao ngày nào họ cũng phá hoại trường học. + Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan (Afghanistan), trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột. + Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em. Ở Ni-giê-ri-a (Nigeria), nhiều trường học bị tàn phá. - Luận điểm 3 (Còn lại): Lời kêu gọi thay đổi để đảm bảo quyền giáo dục, hoà bình, bình đẳng. Lí lẽ + Các anh chị em thân mến, đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng. Vậy nên, hôm nay chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy thay đổi những chính sách chiến lược của mình, để tiến đến hoà bình và thịnh vượng. + Cuộc chiến chống mù chữ, đói nghèo và khủng Bằng chứng Lời kêu gọi: + Lãnh đạo thế giới – thay đổi chính sách, thỏa thuận hòa bình hướng tới phụ nữ và trẻ em + Chính phủ - chính sách giáo dục miễn phí cho trẻ em, đấu tranh chống khủng bố và bạo lực + Quốc gia phát triển – mở rộng hỗ trợ giáo dục cho quốc gia đang phát triển + Cộng đồng trên thế giới – khoan dung trước những định kiến + Các chị em – hãy can đảm làm chủ sức mạnh bên trong con người mìnhbố toàn cầu. => Lời kêu gọi có sức thuyết phục cao, hệ thống luận điểm chặt chẽ, đơn giản có sức lan tỏa. Lời lẽ đanh thép thể hiện quyết tâm cao muốn thay đổi thế giới bằng giáo dục B ... hội PHẦN NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Học sinh biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. 2. Về năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân: Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Về phẩm chất: Có ý thức tự giác, tích cực trong việc học tập, rèn luyện để phát triển bản thân, quan tâm và xác định các mục tiêu phần đầu cho tương lai. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học liệu: SGV, SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, nêu được các bước khi trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội. d. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Khi trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội chúng ta cần thực hành theo mấy bước? Trình bày các bước đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. B2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. B3. Báo cáo thảo luận: - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt ý Bước 1: Chuẩn bị nói. Bước 2: Trình bày bài nói. Bước 3: Trao đổi, đánh giá. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc đề tài SGK trang 53 và trả lời câu hỏi: Đề tài: Bài viết của bạn được lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm Những góc nhìn cuộc sống, trình bày ý kiến, quan điểm của học sinh về các vấn đề xã hội. Từ bài viết bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói đề tham gia buổi tọa đàm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. B2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Đề tài bài nói đã được chuẩn bị ở phần Viết. Một số đề tài gợi ý: - Những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. - Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công? - Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê? - Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định? B3. Báo cáo thảo luận: - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung ý kiến trình bày của bạn. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bước 1: Chuẩn bị nói - Xác định đề tài - Tìm ý và lập dàn ý - Luyện tập: Bước 2: Trình bày bài nói Bước 3: Trao đổi, đánh giá Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (SGK) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE) a. Mục tiêu: Thực hiện được nhiệm vụ nói và nghe. b. Nội dung: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. c. Sản phẩm: - Bài thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. - Câu trao đổi với bài nói của người khác, phần trả lời các ý kiến phản biện của người nghe. d. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS tiếp tục làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe nghe về đề tài: Theo bạn, việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai có ý nghĩa gì đối với các bạn trẻ hiện nay? B2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe. B3. Báo cáo thảo luận: - GV mời 1 - 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe. - GV cho cả lớp tiến hành đánh giá bằng bảng kiểm. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - Giới thiệu: Tầm quan trọng của việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai đối với các bạn trẻ hiện nay. - Hành trang vào tương lai gồm: tri thức, kỹ năng, thói quen - Tại sao việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai đối với các bạn trẻ hiện nay có ý nghĩa quan trọng? + Giúp các bạn tự tin và chủ động hơn. + Hình thành những kĩ năng, kiến thức, thói quen cần có để phục vụ bản thân, gia đình và cộng đồng. + Luôn chủ động trước mọi tình huống, thách thức của thời đại, xã hội. + Không bị lạc hậu và thụt lùi với thời cuộc. - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới bằng cách nào? - Đánh giá chung: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thực hiện được nhiệm vụ nói và nghe. b. Nội dung: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. c. Sản phẩm: - Bài thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. - Câu trao đổi với bài nói của người khác, phần trả lời các ý kiến phản biện của người nghe. d. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tập thực hành nói và nghe về đề tài: Ý chí của con người. B2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, về nhà chuẩn bị. B3. Báo cáo thảo luận - HS thực hiện vào tiết học sau. B4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá buổi học. *CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Củng cố kiến thức trong tâm - Chuẩn bị: Ôn tập PHẦN ÔN TẬP (0.5 Tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Ôn tập các văn bản nghị luận đã học trong chủ đề 2 - Học sinh xác định được sức hấp dẫn của nhan đề và các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận - Học sinh thực hành giải thích nghĩa của từ - Học sinh thực hiện cách mở bài và kết bài ấn tượng cho bài viết nghị luận về một vấn đề xã hội - Học sinh lưu ý các nội dung cho bài thuyết trình về một vấn đề xã hội 2. Về năng lực: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,. 3. Về phẩm chất: Liên hệ các vấn đề về việc chuẩn bị tốt các hàng trang vào tương lai của giới trẻ hiện nay. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU - Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập - Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: GV cho HS điền bảng K – W – L nhắc lại những kiến thức đã học trong chủ đề c. Sản phẩm d.Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu bảng Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu - Ôn tập các văn bản nghị luận đã học trong chủ đề 2 - Học sinh xác định được sức hấp dẫn của nhan đề và các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận - Học sinh thực hành giải thích nghĩa của từ - Học sinh thực hiện cách mở bài và kết bài ấn tượng cho bài viết nghị luận về một vấn đề xã hội - Học sinh lưu ý các nội dung cho bài thuyết trình về một vấn đề xã hội b. Nội dung thực hiện: Học sinh thảo luận nhóm – Làm phiếu bài tập – Thuyết trình tranh luận. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ HS thảo luận nhóm 4 – 6 HS các câu hỏi SGK Thời gian: 15ph Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản C1: Xem lại các văn bản đọc C2: Điều làm nên sự hấp dẫn, thuyết phục cho nhan đề của văn bản nghị luận là nhờ có các luận lí lẽ dẫ C3: Yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả giúp cho các văn bản nghị luận trở nên hấp dẫn, rõ nét và thuyết phục người đọc, người nghe hơn. C4: Bạn hãy ghi lại những cách mở bài, kết bài ấn tượng mà bản thân và các bạn đã thực hiện khi viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội. C5: Khi trình bày ý kiến, đánh giá về một vấn đề xã hội, để phản hồi hiệu quả các ý kiến trái chiều của người nghe chúng ta cần: Cần lắng nghe và ghi lại chính xác ý kiến của người nghe, xác nhận lại ý kiến của người nghe trước khi trao đổi; sử dụng lí lẽ, luận điểm, bằng chứng hợp lí để trả lời/ bảo vệ ý kiến trước sự phản bác; thái độ cầu thị, lịch sự, tôn trọng người nghe C6: Đối với ngư dân, bắt được cá, mà cả càng to thì niềm vinh dự, lòng kiêu hãnh càng lớn. (Lê Lưu Oanh, Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”) - Niềm có nghĩa là: lòng tưởng nhớ, nghĩ đến cũng có thể dùng để chỉ từng tâm trạng, trạng thái tình cảm cụ thể mà con người trải qua - Năm từ kết hợp: niềm vui, nỗi niềm, niềm tự hào, niềm hi vọng, niềm tin. C7: Việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai giúp cho các bạn trẻ hiện nay: - Tự tin và chủ động hơn với thế giới mới. - Mang cho mình những kiến thức, kĩ năng cần có để phục vụ bản thân, gia đình và cộng đồng. - Không bị lạc hậu và thụt lùi so với thời cuộc. *CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Củng cố kiến thức trong tâm - Chuẩn bị: bài 3: Khát khao đoàn tụ- Văn bản 1: Lời tiễn dặn HỒ SƠ HỌC TẬP Rubric thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (6 điểm) 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Xác định hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản Luận đề bài viết:.. .. Luận điểm 1: Luận điểm 2: Luận điểm 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Yếu tố tự sự Yếu tố miêu tả Tác dụng:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_2_hanh_trang_vao_t.docx