Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận) - Trần Ngọc Ngoan

(Đọc: 5.5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 01 tiết, Viết: 4 tiết, Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0.5 tiết)

A. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về kiến thức:

-Nhận biết và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được nhan đề của văn bản nghị luận.

- Xác định và giải thích được nghĩa của từ.

– Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

– Chuẩn bị được hành trang và xác định được mục tiêu phấn đấu cho tương lai.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: thông qua hoạt động chuẩn bị bài trước ở nhà, hoạt động luyện tập vận dụng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết phân tích và đánh giá được một số tác phẩm truyện.

2.2. Năng lực đặc thù

– Năng lực văn học:

+ Năng lực đọc – hiểu văn bản: Thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm của văn bản, HS biết cách phân tích những đặc trưng của thể loại văn bản.

+ Năng lực tạo lập văn bản: Biết cách vận dụng kiến thức để viết một bài văn.

– Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết lựa chọn ngôn ngữ khi viết một bài văn.

+ Trình bày kết quả học tập một cách tự tin, có sức thuyết phục.

 

docx 51 trang Thu Lụa 30/12/2023 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận) - Trần Ngọc Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận) - Trần Ngọc Ngoan

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận) - Trần Ngọc Ngoan
Ngày soạn: 
BÀI 2 HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI
(Văn bản nghị luận) 
Thời gian thực hiện: 12 tiết
(Đọc: 5.5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 01 tiết, Viết: 4 tiết, Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0.5 tiết)
A. MỤC TIÊU CHUNG
1. Về kiến thức:
-Nhận biết và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.
- Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.
- Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. 
- Xác định và phân tích được nhan đề của văn bản nghị luận. 
- Xác định và giải thích được nghĩa của từ. 
– Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.  
– Chuẩn bị được hành trang và xác định được mục tiêu phấn đấu cho tương lai. 
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung  
– Năng lực tự chủ và tự học: thông qua hoạt động chuẩn bị bài trước ở nhà, hoạt động luyện tập vận dụng.  
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm.  
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết phân tích và đánh giá được một số tác phẩm truyện.  
2.2. Năng lực đặc thù  
– Năng lực văn học:  
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản: Thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm của văn bản, HS biết cách phân tích những đặc trưng của thể loại văn bản.  
+ Năng lực tạo lập văn bản: Biết cách vận dụng kiến thức để viết một bài văn. 
– Năng lực ngôn ngữ:  
+ Biết lựa chọn ngôn ngữ khi viết một bài văn. 
+ Trình bày kết quả học tập một cách tự tin, có sức thuyết phục.  
3. Về phẩm chất: 
– Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập.  
– Có trách nhiệm với bản thân, với tập thể, đóng góp công sức của bản thân để hoàn thành mục tiêu học tập. 
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
- SGK, SGV.
- Giấy A0, A4 để các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và các mẫu Phiếu học tập.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
2. Kiếm tra bài cũ: 
3. Bài mới:- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã có những chuẩn bị cho tương lai của mình hãy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới.
b.Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân quan sát bức ảnh khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và thực hiện những yêu cầu.
c.Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d.Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh về khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và trả lời những câu hỏi sau:
Bức tranh thể hiện những hình dung gì về thế giới tương lai?
Theo em, thế giới tương lai sẽ có gì khác so với hiện tại?
Mỗi cá nhân và toàn xã hội cần chuẩn bị những hành trang gì để thích nghi với thế giới tương lai đó?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 - HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Bức tranh thể hiện sự phát triển của thế giới trong tương lai, được thay thế bởi máy móc, công nghệ hiện đại, nhưng kéo theo hệ quả xấu cho môi trường sinh thái.
+ Theo em, thế giới tương lai sẽ hiện đại hơn, nhiều máy móc, công nghệ sẽ thay thế dần một số vị trí của con người.
+ Mỗi cá nhân và toàn xã hội cần chuẩn bị những hành trang về mặt tri thức và luôn sẵn sàng đối đầu với mọi thách thức.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: 
- Nhận diện và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.
- Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.
- Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. 
- Xác định và phân tích được nhan đề của văn bản nghị luận. 
- Xác định và giải thích được nghĩa của từ. 
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...  
- Năng lực đặc thù: Đọc, viết.  
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các văn bản đọc ở các tiết học sau.  
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
1. Hoạt động giới thiệu tri thức thể loại
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản nghị luận
- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, hoàn thiện hai phiếu học tập:
.     Nhóm 1: Chỉ ra tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong VB nghị luận bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo PHỤ LỤC 1.
·     Nhóm 2: Chỉ ra vai trò của yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong VB nghị luận bằng cách hoàn thiệnn Phiếu học tập số 2 theo PHỤ LỤC 1.
Nhóm 3: Nhan đề của văn bản nghị luận giúp ích gì cho bài văn nghị luận. 
Nhóm 4: Xác định và giải thích được nghĩa của từ. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
Một số tri thức về thể loại văn bản nghị luận
* Phiếu học tập số 1
- Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa  cho lập luận.
- Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.
- Cách biểu đạt: tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.
2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận
Yếu tố thuyết minh: cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa của đối tượng cần bàn luận.
- Yếu tố miêu tả: thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, đồ vật, cảnh sinh hoạt
- Yếu tố tự sự: thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản.
=> Mục đích chung: thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.
3. Nhan đề của văn bản nghị luận 
Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. 
4. Cách giải thích nghĩa của từ 
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người. 
- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:
+ Phân tích nội dung nghĩa của từ :
Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế. 
+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. 
Ví dụ: đẫy đà: to béo, mập mạp
 bất chợt: chợt
 bất an: không yên ổn
+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
Ví dụ: tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung.
 sơn hà: sơn là núi, hà là sông, sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.
- Khi giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
+ Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.
Ví dụ: Tấm thảm trải sàn này đẹp quá!
Thảm ở ví dụ trên mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợ to, thường có hàng trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”. 
+ Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 
Ví dụ: Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này.
Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất”.
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng VB nghị luận
Cách biểu đạt
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tính thuyết phục của lí lẽ
.....................................................................................................................................
Tính thuyết phục của bằng chứng
.......................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Phiếu học tập số 2
- Yếu tố thuyết minh: ..
- Yếu tố miêu tả: .
- Yếu tố tự sự:..
Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN 1: MỘT CÂY BÚT VÀ MỘT QUYỂN SÁCH CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
 (Ma-la-la Diu-sa-phdai)
Tìm hiểu khái quát
Mục tiêu:
- Nhận diện và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. 
- Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. 
- Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. 
b. Nội dung: 
	HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
* Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
* Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
 Theo em, một cuốn sách sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người đọc? Vì sao? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ. 
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Giáo dục là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Lý do là bởi vai trò của giáo dục đối với mọi mặt xã hội, mọi lĩnh vực là rất lớn. Nó không chỉ có những tác động tích cực đến cá nhân mỗi người mà còn là cả một tập thể, một thế hệ hơn nữa là cả một thời kỳ, một đất nước. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới để hiểu hơn về vai trò của giáo dục đối với thế giới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Đọc: 
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: 
+ Xác định thể loại của văn bản. 
+ Nhan đề của văn bản giúp ích gì cho người đọc?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
2.Tác giả: 
- GV yêu cầu HS:  giới thiệu về tác giả Ma-la-la Diu-sa-phdai.
3.Văn bản
 GV yêu cầu HS:  giới thiệu về tác phẩm.
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học ... iện quan điểm của người viết .
Nêu được những lí lẽ thuyết phục đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm.
Nêu được những bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ. 
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí.
Kết thúc
Khẳng định lại quan điểm của bản thân.
Đề xuất giải pháp bài học phù hợp.
Ngày soạn: 
BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI 
PHẦN 4: NÓI VÀ NGHE
Tiết .. TRÌNH BÀY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.
2. Về năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân: Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Về phẩm chất: Có ý thức tự giác, tích cực trong việc học tập, rèn luyện để phát triển bản thân, quan tâm và xác định các mục tiêu phần đầu cho tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học liệu: SGV, SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
11A
2. Kiếm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, nêu được các bước khi trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Khi trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội chúng ta cần thực hành theo mấy bước? Trình bày các bước đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
B3. Báo cáo thảo luận: 
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội.
Khi trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội chúng ta cần thực hành theo ba mấy bước:
Bước 1: Chuẩn bị nói.
Bước 2: Trình bày bài nói.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc đề tài SGK trang 53 và trả lời câu hỏi:
Đề tài: Bài viết của bạn được lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm Những góc nhìn cuộc sống, trình bày ý kiến, quan điểm của học sinh về các vấn đề xã hội. Từ bài viết bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói đề tham gia buổi tọa đàm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Đề tài bài nói đã được chuẩn bị ở phần Viết. Một số đề tài gợi ý:
- Những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.
- Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?
- Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?
- Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?
B3. Báo cáo thảo luận:
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung ý kiến trình bày của bạn.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
1. Chuẩn bị nói
- Xác định đề tài
Đề tài của bài nói đã được bạn chuẩn bị ở phần viết
- Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói:
+ Mục đích nói chính là để thuyết phục người nghe về quan điểm của bạn trước một vấn đề xã hội.
+ Đối tượng người nghe của bạn có thể là thầy cô, các bạn học sinh, ban chủ nhiệm câu lạc bộ, các khách mời...
+ Không gian và thời gian nói: Bạn cần tìm hiểu xem buổi toạ đàm diễn ra trong không gian nào (hội trường, trước sân trường, trong phòng học...), thời gian trình bày bài nói là bao lâu? Từ đó, bạn chọn cách trình bày phù hợp: gần gũi, thân thiện hay trang trọng,
- Tìm ý và lập dàn ý
Bạn hãy chuyển dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết thành dàn ý cho bài nói, bằng cách:
+ Đảm bảo kết cấu bài nói có ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.
+ Lựa chọn những luận điểm trọng tâm mà bạn tâm đắc nhất để trình bày. Tóm tắt hệ thống luận điểm dưới dạng sơ đồ để chủ động khi trình bày, giúp người nghe dễ dàng theo dõi nội dung.
+ Sắp xếp, chỉnh sửa các lí lẽ, bằng chứng cho phù hợp với thời gian nói.
+ Dự kiến các ý kiến trái chiều và chuẩn bị những phản hồi của bản thân.
+ Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, âm thanh, video clip...) hỗ trợ và dự tính cách khai thác các phương tiện ấy sao cho hiệu quả. Có thể phối hợp đa dạng phương tiện phi ngôn ngữ để bài nói trực quan, hấp dẫn hơn.
- Luyện tập: 
Bạn có thể luyện nói bằng cách đứng trước gương, tự ghi âm để nghe lại hoặc luyện tập với các bạn. Khi luyện tập, cần chú ý lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng; chú ý đến ngữ điệu nói và những khoảng ngắt, nghỉ để nhấn mạnh các nội dung chính của bài nói.
Bước 2: Trình bày bài nói
Khi trình bày, bạn nên dựa vào phần tóm tắt luận điểm đã chuẩn bị từ trước, kết nối bài nói với các phương tiện phi ngôn ngữ, chú ý tương tác với người nghe. 
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Khi trao đổi với người nghe, bạn nên có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và ghi chép các ý kiến; lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến quan trọng để phản hồi trong thời gian cho phép.
Trong bước đánh giá, bạn sẽ có hai vai trò: người trình bày và người nghe. Trong vai trò người trình bày, bạn tự đánh giá bài nói của mình; trong vai trò người nghe, bạn đánh giá phần trình bày của thành viên khác trong lớp dựa vào bảng kiểm dưới đây:
Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Nội dung kiềm tra
Đạt
Không đạt
Mở đầu
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu (nếu cần).
Giới thiệu vấn đề cần trình bày.
Nêu khái quát nội dung bài nói.
Nội dung chính
Thể hiện rõ quan điểm của người nói về vấn đề xã hội cần bàn luận.
Trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục.
Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc để làm rõ luận điểm.
Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
Kết thúc
Tóm lược nội dung đã trình bày và khẳng định lại quan điểm của mình.
Nêu vấn đề thảo luận và mời người nghe phản hồi, trao đổi; cảm ơn và kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người khác
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bài nói.
Sử dụng hiệu quả, đa dạng các phương tiện phi ngôn ngữ.
Tương tác tích cực với người nghe.
Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE)
a. Mục tiêu: Thực hiện được nhiệm vụ nói và nghe.
b. Nội dung: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. 
c. Sản phẩm: 
- Bài thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Câu trao đổi với bài nói của người khác, phần trả lời các ý kiến phản biện của người nghe.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS tiếp tục làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe nghe về đề tài: Theo bạn, việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai có ý nghĩa gì đối với các bạn trẻ hiện nay?
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe.
B3. Báo cáo thảo luận:
- GV mời 1 - 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe.
- GV cho cả lớp tiến hành đánh giá bằng bảng kiểm.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
- Giới thiệu: Tầm quan trọng của việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai đối với các bạn trẻ hiện nay.
- Hành trang vào tương lai gồm: tri thức, kỹ năng, thói quen 
- Tại sao việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai đối với các bạn trẻ hiện nay có ý nghĩa quan trọng?
+ Giúp các bạn tự tin và chủ động hơn.
+ Hình thành những kĩ năng, kiến thức, thói quen cần có để phục vụ bản thân, gia đình và cộng đồng.
+ Luôn chủ động trước mọi tình huống, thách thức của thời đại, xã hội.
+ Không bị lạc hậu và thụt lùi với thời cuộc.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới bằng cách nào?
- Đánh giá chung: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thực hiện được nhiệm vụ nói và nghe.
b. Nội dung: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. 
c. Sản phẩm: 
- Bài thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Câu trao đổi với bài nói của người khác, phần trả lời các ý kiến phản biện của người nghe.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS tập thực hành nói và nghe về đề tài: Ý chí của con người.
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS lắng nghe, về nhà chuẩn bị.
B3. Báo cáo thảo luận
- HS thực hiện vào tiết học sau.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
- Giới thiệu vấn đề: Ý chí là một trong những đức tính quý báu của con người mà ai cũng cần rèn luyện.
- Ý chí của con người là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
- Ý chí là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người; Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc; Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.
- Dẫn chứngnhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,
- Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn, những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.
- Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí của con người đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
4. Củng cố: Cách trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: Kết cấu bài có ba phần rõ rằng; có nêu và phân tích, đánh giá.
5. HDVN: 
- Thực hành nói và nghe về đề tài: Ý chí của con người.
- Tham khảo các bài viết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội, sử dụng làm tư liệu học tập.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_2_hanh_trang_vao.docx