Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khát khao đoàn tụ (truyện thơ)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN TRUYỆN THƠ

LỜI TIỄN DẶN

TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU (TRÍCH BÍCH CÂU KÌ NGỘ - VŨ QUỐC TRÂN)

THỊ KÍNH NUÔI CON CHO THỊ MẦU (Đọc mở rộng theo thể loại)

NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ (Đọc kết nối chủ điểm)

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Sau khi học xong bài học này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,

- Phân tích được nỗi xót thương của chàng trai, nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái và khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của đôi trai gái.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản (sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật).

1.2. Năng lực chung.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua việc thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao, phần chuẩn bị bài ở nhà.

2. Phẩm chất

Biết yêu thương và trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.

 

docx 81 trang Thu Lụa 30/12/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khát khao đoàn tụ (truyện thơ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khát khao đoàn tụ (truyện thơ)

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khát khao đoàn tụ (truyện thơ)
Bài 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ
(TRUYỆN THƠ)
( tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 6 tiết; Viết: 3 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0,5 tiết)
DẠY ĐỌC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN TRUYỆN THƠ
LỜI TIỄN DẶN
TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU (TRÍCH BÍCH CÂU KÌ NGỘ - VŨ QUỐC TRÂN)
THỊ KÍNH NUÔI CON CHO THỊ MẦU (Đọc mở rộng theo thể loại)
NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ (Đọc kết nối chủ điểm)
Thời gian thực hiện: 5 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,
- Phân tích được nỗi xót thương của chàng trai, nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái và khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của đôi trai gái.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản (sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật). 
1.2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua việc thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao, phần chuẩn bị bài ở nhà.
2. Phẩm chất
Biết yêu thương và trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
- SGK, SGV.
- Giấy A0 để HS trình bày kết quả thảo luận nhóm và các mẫu Phiếu học tập 1, 2, 3.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động giới thiệu chủ điểm 
a. Mục tiêu: Nhận ra chủ điểm của bài học và bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chủ điểm bài học và suy nghĩ của HS về chủ điểm. 
c. Tổ chức thực hiện
*Giao nhiệm vụ học tập
Em hãy quan sát và cho biết hai hình ảnh bên dưới gợi ra điều gì?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
* Báo cáo thảo luận
* Kết luận, nhận định
GV tổng hợp các ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học.
- Những hình ảnh gợi ra cảnh gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau. Đây là khát khao của con người ở mọi thời đại.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được toại nguyện theo mong muốn của bản thân mình bởi cuộc đời vốn thăng trầm
- Chủ điểm “Khát khao đoàn tụ” với các văn bản thuộc thể loại truyện thơ sẽ giúp cho các em có cái nhìn về vấn đề này. 
2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: HS nhận biết nhiệm vụ học tập.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập.
c. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập 
GV cho HS đọc tên chủ điểm, khung YCCĐ, quan sát (đọc lướt – skimming) các VB trong chủ điểm và trả lời câu hỏi:
- Chúng ta sẽ học điều gì khi đọc VB 1, VB 2 và VB theo thể loại?
- VB đọc kết nối chủ điểm có mối quan hệ như thế nào với ba VB còn lại? Chúng ta đọc VB đọc kết nối chủ điểm để làm gì? 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
* Báo cáo thảo luận
GV gọi 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận:
- Thông qua việc đọc VB 1 (Lời tiễn dặn), VB 2 (Tú Uyên gặp Giáng Kiều), VB đọc mở rộng theo thể loại (Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu), chúng ta sẽ học kĩ năng đọc VB truyện thơ
- Thông qua việc đọc VB đọc kết nối chủ điểm (Người ngồi đợi trước hiên nhà), trong mối liên hệ với VB 1 và VB 2, VB đọc mở rộng theo thể loại, chúng ta sẽ hiểu thêm về chủ điểm Khát khao đoàn tụ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động giới thiệu tri thức Ngữ văn (phần đọc hiểu)
a. Mục tiêu: Nhận biết tri thức về truyện thơ (truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm) như: nghệ thuật, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,...
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tri thức đọc hiểu trong Phiếu học tập 1. 
c. Tổ chức thực hiện 
* Giao nhiệm vụ học tập 
HS thực hiện theo nhóm đôi (think – pair – share), đọc phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, tr. 57 và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Truyện thơ dân gian
Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm)
Khái niệm, đặc điểm, phân loại (nếu có)
Cốt truyện
Nhân vật chính
Ngôn ngữ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK, tìm thông tin điền vào Phiếu học tập, sau đó trao đổi với bạn cùng nhóm.
* Báo cáo thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các thành viên khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định
1. Truyện thơ dân gian
- Truyện thơ dân gian là một thể loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi. Ví dụ: Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), Nàng con côi, Út Lót – Hồ Liêu (dân tộc Mường), Kim Quế (dân tộc Tày – Nùng)...
- Cốt truyện trong truyện thơ dân gian: Cốt truyện đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo (ví dụ: Nàng con côi, Kim Quế...) hoặc không sử dụng (ví dụ: Tiễn dặn người yêu).
- Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu như nhân vật chàng trai, cô gái (“anh”, “em”) trong Tiễn dặn người yêu (Xống chu xon xao) hoặc chàng Hồ Liêu, nàng Út Lót trong Út Lót – Hồ Liêu.
- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam.
2. Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm)
- Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (lục bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX; dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng. Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại:
+ Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác, chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới, ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Ví dụ: Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa...
+ Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mai đình mộng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái)...
- Cốt truyện trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống. Cốt truyện trong truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau:
1. Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)
Một số truyện tiêu biểu cho mô hình này: Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Truyện Kiều...
2. Mô hình Nhân – Quả
Một số truyện tiêu biểu cho mô hình này: Thạch Sanh, Quan âm Thị Kính...
+ Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được xây dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi (tài tử), chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn về sau thành đạt; cô gái xinh đẹp (giai nhân), nết na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son chung thuỷ...
+ Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển tích, điển cố. Có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện.
2. Hoạt động đọc văn bản Lời tiễn dặn
2.1. Trước khi đọc
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về bối cảnh ra đời và chủ đề VB; tạo tâm thế 
tích cực để HS đọc VB.
b. Sản phẩm: Các tư liệu mà HS sưu tầm được.
c. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
1) Gv tổ chức trò chơi Vượt chướng ngại vật. Chướng ngại vật là một từ khóa có 7 chữ. Có 4 dữ kiện được sắp xếp từ khó đến dễ để gợi ý lật mở từ khóa. Hs lật mở được từ khóa ở dữ kiện 1-2-3-4 sẽ được cộng điểm tương ứng (2-1,5-1-0,5)
2) Em hiểu thế nào về quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó? Em thấy quan niệm này còn phù hợp không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe.
- GV quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả tham gia trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài:
Các em ạ! Chúng ta may mắn được sinh ra trong xã hội hiện đại. Xã hội mà chúng ta được quyết định tương lai, cuộc sống, trong đó có hôn nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn ấy, nhất là các cô gái ở vùng cao – nơi mà còn nhiều hủ tục lạc hậu. Bất hạnh, bi kịch của họ phần nào được hé mở trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”, nhất là ở đoạn trích “Lời tiễn dặn”. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này.
Gợi ý: 
1) Từ khóa: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
Các dữ kiện:
(1) Quan niệm trong xã hội phong kiến
(2) Sắp xếp, áp đặt
(3) Mối quan hệ cha mẹ - con cái
(4) Hôn nhân
2) Đây là quan niệm, tư tưởng trong xã hội phong kiến, theo quan niệm này, bậc cha mẹ hoàn toàn kiểm soát và điều khiển việc hôn nhân của con cái. Con cái không có quyền lựa chọn, quyết định về hạnh phúc của bản thân. Đây cũng là nguồn cơn dẫn đến bi kịch trong hôn nhân...
à Quan niệm cổ hủ, không còn phù hợp với xã hội ngày nay. 
2.2. Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Đọc VB và sử dụng một số kĩ thuật đọc khi trả lời câu hỏi trong khi đọc.
b. Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi trong khi đọc.
c. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
GV giao cho HS thực hiện cá nhân, đọc VB và trả lời các câu hỏi Đọc VB dựa vào PHT số 2
PHT SỐ 2
Câu hỏi/ kĩ năng đọc
Câu trả lời của tôi
Câu 1 (Suy luận): Vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có ý nghĩa gì?
Câu 2 (Tưởng tượng): Bạn hình dung như thế nào về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này?
Câu 3 (Suy luận): Những câu thơ này thể hiện tình cảm của hai nhân vật như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB và trả lời câu hỏi trong khi đọc.
* Báo cáo thảo luận
GV mời HS trình bày câu trả lời cho các câu hỏi trong khi đọc, nêu cách thức thực hiện kĩ năng đọc ở từng câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 
* Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định về đáp án của các câu hỏi và nhấn mạnh vào cách thực hiện kĩ năng đọc:
Gợi ý PHT số 2
Câu hỏi/ kĩ năng đọc
Câu trả lời của tôi
Câu 1 (Suy luận): Vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có ý nghĩa gì?
- Vì chàng trai thương cô gái mình yêu sống trong hoàn cảnh éo le của thực tại.
- Lời nói của anh cho ta thấy ý nghĩa của thứ tình cảm chân thành, sâu sắc.
Câu 2 (Tưởng tượng): Bạn hình dung như thế nào về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này?
- Hoàn cảnh của cô gái: đau khổ, bị đánh đập, hành hạ, bị nhà chồng hắt hủi.
- Hành động của chàng trai: ân cần chăm sóc, quan tâm, mua thuốc thang, thể hiền tình cảm bền ch ... hân Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô.
Em ơi, Hà Nội phố không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: Cụm từ “ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về".
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường
Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ
Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong Em ơi Hà Nội phố, không rõ bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tịch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây.
“Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòa, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội” phố đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú Quang, thể hiện tình yêu mãnh liệt và chân thành.
Phan Vũ viết “Em ơi, Hà Nội phố” trong căn gác số 4 Hàng Bún ngay sau trận trút bom. Hiện nay, tuổi ngoài 90, ông khao khát một lần trở lại Hà Nội, nơi có hương hoàng lan, hoa sữa và kỷ niệm về phụ nữ đẹp. Còn Phú Quang: “mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về”.
Trên đây là những lời giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mong được sự góp ý của các bạn.
(Tham khảo)
PHIẾU HỌC TẬP 
Quy trình thực hiện và đánh giá kĩ giới thiệu tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân.
Quy trình nói
Nhận xét cách thực hiện nói
Mở đầu
Nội dung chính
Kết thúc
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
ÔN TẬP
KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÔN TẬP
Thời gian thực hiện: 0,5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm
b. Năng lực đặc thù
Vận dụng được các năng lực để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập
2. Phẩm chất:
Có ý thức trong việc học tập, rèn luyện để phát triển bản thân, quan tâm và xác định các mục tiêu phấn đấu cho tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về chủ đề VB; tạo tâm thế tích cực để HS đọc VB.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
c. Tổ chức thực hiện:
1
C
Ố
T
T
R
U
Y
Ệ
N
9
2
N
H
Â
N
V
Ậ
T
C
H
Í
N
H
12
3
L
Ờ
I
T
I
Ễ
N
D
Ặ
N
10
4
T
H
Ạ
C
H
S
A
N
H
9
5
T
Ỉ
N
H
L
Ư
Ợ
C
8
6
D
Â
N
G
I
A
N
7
* Giao nhiệm vụ học tập
Gv tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật
Hàng ngang 1: Trong truyện thơ dân gian: “... thường đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo hoặc không sử dụng”
Hàng ngang 2: Điền từ còn thiếu vào nhận định: “...trong truyện thơ dân gian thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu”.
Hàng ngang số 3: Hai dòng sau đây trích trong đoạn trích nào?
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau lúc trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già
Hàng ngang số 4: Tên một truyện thơ Nôm bình dân có cốt truyện gần với một truyện cổ tích về nhân vật dũng sĩ
Ngàng ngang số 5: Trong ngôn ngữ nói thường sử dụng loại câu này.
Hàng ngang số 6: Tiễn dặn người yêu thuộc thể loại truyện thơ nào?
Theo em, từ khóa có liên quan gì đến chủ điểm của chúng ta?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân Hs thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo thảo luận
- Hs nêu đáp án trò chơi và lí giải
- Hs khác bổ sung, nhận xét hoặc phản biện (nếu có).
* Kết luận, nhận định: 
GV kết luận nhận định về đáp án của câu hỏi
Gợi ý:
à CHIA LI 
à Hội ngộ rồi lại chia li
Cuộc đời là thế có chi lạ thường
Nhưng chính những chia li, xa cách đã làm cho khao khát về sự đoàn tụ trở nên tha thiết hơn, cháy bỏng hơn, nhất là chia li trong tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình. Khao khát ấy phần nào đã được thể hiện qua các văn bản ở chủ điểm 3. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập, khái quát lại chủ điểm này. 
B. HOẠT ĐỘNG TRÌNH BÀY PHẦN CHUẨN BỊ CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Trình bày phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập đã thực hiện ở nhà.
b. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi ôn tập của HS.
c. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập đã thực hiện ở nhà, sau đó trình bày kết quả theo hình thức nhóm đôi (think – pair – share)
Câu 1: Theo Bảng 1
Câu 2: Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đầu bạn nhận xét như vậy?
Câu 3: Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì?
Câu 4: Bạn cần chú ý những gì khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS xem lại, chỉnh sửa, hoàn thiện phần chuẩn bị ở nhà, sau đó chia sẻ với bạn cùng nhóm đôi.
* Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả phần chuẩn bị trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị của HS. Sau đó, GV kết luận những kiến thực trọng tâm về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe đã được học.
Câu 1: Bảng 1
Lời tiễn dặn
Tú Uyên gặp
Giáng Kiều
Thị Kinh nuôi con cho Thị Mầu
Cốt truyện
Nhân vật
Người kể chuyện
Ngôn ngữ
Nhận xét chung
Gợi ý
Lời tiễn dặn
Tú Uyên gặp
Giáng Kiều
Thị Kinh nuôi con cho Thị Mầu
Cốt truyện
Đơn giản, xoay quanh số phận của vài nhân vật chính, không sử dụng yếu tố kì ảo.
Mô hình Gặp gỡ - Tai biến (Lưu lạc) - Đoàn tụ (Đoàn viên)
Mô hình Ở hiền/ Ở ác - Thử thách/ Biến cố - Gặp lành/ gặp dữ. 
Nhân vật
Có số phận ngang trái bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu.
Được xây dựng theo khuôn mẫu tài tử - giai nhân
Chia thành 2 tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện 
Người kể chuyện
Ngôi thứ nhất.
Ngôi thứ ba.
Ngôi thứ ba.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ dân tộc Ngôn ngữ bác học Thái, truyền khẩu, kết hợp giữa từ sự giàu chất trữ tình.
Ngôn ngữ bác học, kết hợp giữa tự sự với trữ tình, sử dụng nhiều biện pháp tu từ và điển tích, điển cố.
 Ngôn ngữ giản dị, gắn với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân. 
Nhận xét chung
Các VB đều là các ví dụ điển hình cho thể loại truyện thơ. 
Câu 2: 
- Nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. 
+ Sử dụng những từ ngữ chêm xen, đưa đẩy thường dùng trong khẩu ngữ (như thế thì)
+ Sử dụng những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày (ví dụ: Như thế thì thầy cũng nghi; Vậy nên con phải vâng lời). 
+ Tuy nhiên, vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối nhiều bởi vần điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày.
Câu 3: Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.
- Về nội dung bài viết cần nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
- Về hình thức bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. Và đảm bảo bố cục 3 phần.
Câu 4: 
Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân chúng ta cần chú ý:
- Sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để người nghe có hứng thú.
- Lựa chọn các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật sắc để giới thiệu và làm sáng tỏ truyện thơ/ bài hát.
C. HOẠT ĐỘNG TRÌNH BÀY KẾT QUẢ PHẦN TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT
a. Mục tiêu: Trình bày kết quả thực hiện bài tập Từ đọc đến viết.
b. Sản phẩm: Kết quả thực hiện bài tập, phần trình bày của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo hình thức nhóm đôi (think – pair – share) trao đổi bài tập Từ đọc đến viết với bạn cùng nhóm đôi để góp ý, nhận xét. 
Đề: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại phần bài tập đã thực hiện, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) rồi trao đổi với bạn cùng nhóm đôi để nhận xét, góp ý.
* Báo cáo thảo luận
HS trình bày bài tập trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét, kết luận về kết quả thực hiện bài tập của HS.
Gợi ý:
 Trong văn bản “Lời tiễn dặn”, diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Đưa tiễn người yêu về nhà chồng, chàng trai vô cùng đau khổ, xót xa. Chàng trai vẫn dành rất nhiều tình cảm cho cô gái. Điều này thể hiện qua cách gọi cô gái của chàng trai là “người đẹp anh yêu”, khẳng định tình yêu dành cho cô gái vẫn vô cùng thắm thiết. Lúc đưa tiễn chàng trai có nhiều cử chỉ, hành động như muốn níu kéo những phút giây cuối cùng được ở bên cạnh người yêu, muốn ngồi lại, âu yếm chị, nựng con của chịChàng trai dặn dò người mình yêu đôi câu rồi nặng nề quay trở về. Qua hành động ấy ta thấy được tình yêu cao cả đến nhường nào của anh đối với cô gái, bỏ qua tất cả để đến với cô bằng tấm lòng chân thành, thật đáng ngợi ca.
D. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐIỂM 
a. Mục tiêu: Trình bày sản phẩm đã thực hiện để trả lời câu hỏi 5 trong phần Ôn tập.
b. Sản phẩm: Phần sản phẩm sáng tạo của HS.
c. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ học tập
 Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, bạn hiểu gì về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm trước lớp và phát biểu câu trả lời cho câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét, tổng kết câu trả lời của HS. GV khơi gợi để HS tiếp tục suy nghĩ về câu chủ điểm sau khi kết thúc bài học.
Gợi ý:
Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà ta thấy: bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cách xa cách gây cho con người rất nhiều khó khăn và thử thách, nó đưa con người tới nhiều nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần. Tuy nhiên cũng qua đó, ta nhìn thấy được tấm lòng của những con người trong sáng, sống hiền hậu, phúc đức, son sắt và tình yêu thủy chung của con người với con người trong sự khốc liệt của cuộc sống.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_3_khat_khao_doan_t.docx