Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN THÔNG TIN

SƠN ĐOÒNG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT

ĐỒ GỐM GIA DỤNG CỦA NGƯỜI VIỆT

CUNG ĐƯỜNG CỦA KÍ ỨC, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

 (Đọc mở rộng theo thể loại)

CHÂN QUÊ (Đọc kết nối chủ điểm)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Sau khi học xong bài học này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.

- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.

- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua việc thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao, phần chuẩn bị bài ở nhà.

 

docx 85 trang Thu Lụa 30/12/2023 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)
Bài 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN
 (Văn bản thông tin)
( 10 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 6 tiết; Viết: 2,5 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0,5 tiết)
DẠY ĐỌC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN THÔNG TIN
SƠN ĐOÒNG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT
ĐỒ GỐM GIA DỤNG CỦA NGƯỜI VIỆT
CUNG ĐƯỜNG CỦA KÍ ỨC, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
 (Đọc mở rộng theo thể loại)
CHÂN QUÊ (Đọc kết nối chủ điểm)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua việc thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao, phần chuẩn bị bài ở nhà.
2. Phẩm chất
Trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc 
II. KIẾN THỨC CẦN DẠY
- Các yếu tố hình thức của văn bản thông tin; dữ liệu trong VB thông tin; thái độ, quan điểm của người viết trong Vb thông tin; thông tin cơ bản của VB; cách trình bày dữ liệu, thông tin trong VB thông tin
- Kĩ năng đọc VB thông tin
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
- SGK, SGV.
- Giấy A0 để HS trình bày kết quả thảo luận nhóm và các mẫu Phiếu học tập 1, 2, 3.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động giới thiệu chủ điểm 
a. Mục tiêu: Nhận ra chủ điểm của bài học và bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chủ điểm bài học và suy nghĩ của HS về chủ điểm. 
c. Tổ chức thực hiện*Giao nhiệm vụ học tập
Cách 1: Gv tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán địa danh và sản phẩm truyền thống:
Cách 2: Gv chiếu video và hỏi: Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình về vẻ đẹp của đất nước được thể hiện qua video đó. 
https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
* Báo cáo thảo luận
* Kết luận, nhận định
GV tổng hợp các ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học.
1. 
- Vịnh Hạ Long
- Thác Bản Giốc
- Hang Sơn Đoòng
- Hồ Gươm
- Nghề làm nón
- Nghề làm gốm
à Nét đẹp văn hóa và cảnh quan của nước ta.
2. Hs xem video và chia sẻ: niềm tự hào, yêu mến...
Chủ điểm 4 “Nét đẹp văn hóa và cảnh quan” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa và cảnh quan của đất nước.
2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: HS nhận biết nhiệm vụ học tập.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập.
c. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập 
GV cho HS đọc tên chủ điểm, khung YCCĐ, quan sát (đọc lướt – skimming) các VB trong chủ điểm và trả lời câu hỏi:
- Chúng ta sẽ học điều gì khi đọc VB 1, VB 2 và VB theo thể loại?
- VB đọc kết nối chủ điểm có mối quan hệ như thế nào với ba VB còn lại? Chúng ta đọc VB đọc kết nối chủ điểm để làm gì? 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
* Báo cáo thảo luận
GV gọi 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận:
- Thông qua việc đọc VB1 (Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một), VB 2 (Đồ gốm gia dụng của người Việt), VB đọc mở rộng theo thể loại(Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai), chúng ta sẽ học kĩ năng đọc VB truyện thơ.
- Thông qua việc đọc VB đọc kết nối chủ điểmVB (Chân quê), trong mối liên hệ với VB 1 và VB 2, VB đọc mở rộng theo thể loại, chúng ta sẽ hiểu thêm về chủ điểm Nét đẹp văn hóa và cảnh quan.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động giới thiệu tri thức Ngữ văn 
a. Mục tiêu: Nhận biết tri thức về văn bản thông tin 
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tri thức đọc hiểu trong Phiếu học tập 1. 
c. Tổ chức thực hiện 
* Giao nhiệm vụ học tập 
HS thực hiện theo nhóm đôi (think – pair – share), đọc phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, tr. 83, 84 và hoàn thành phiếu học tập số 1
PHT số 1
Phương diện
Khái niệm/ đặc điểm
Mục đích viết
Nguồn thông tin, cách trình bày và phương thức biểu đạt
Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin
Dữ liệu trong văn bản thông tin 
Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết
Thông tin cơ bản của văn bản 
Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK, tìm thông tin điền vào Phiếu học tập, sau đó trao đổi với bạn cùng nhóm.
* Báo cáo thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các thành viên khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định
1. Hoạt động giới thiệu tri thức Ngữ văn
Gợi ý PHT số 1
Phương diện
Khái niệm/ đặc điểm
Mục đích viết
Mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc.
Nguồn thông tin, cách trình bày và phương thức biểu đạt
Kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...).
Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin
có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. 
Dữ liệu trong văn bản thông tin 
là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.
Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết
thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề / đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.
Thông tin cơ bản của văn bản 
là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải qua văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.
Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu
Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng, chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề - cách giải quyết.
2. Hoạt động đọc văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
2.1. Trước khi đọc
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực để HS đọc VB.
b. Sản phẩm: Các tư liệu mà HS sưu tầm được.
c. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Cách 1) Hs xem video và chia sẻ cảm xúc về video
 https://youtu.be/VGQDBYNyh9E
Cách 2: Em hãy cho biết điều đặc biệt trong video vừa xem (Khuyến khích thầy cô chiếu video này, đây là một MV ca nhạc của ca sĩ nước ngoài lấy bối cảnh về hang Sơn Đoòng (có 345 triệu lượt xem)
https://www.youtube.com/watch?v=8zhZGpzRQz8
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả tham gia trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài:
2.2. Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Đọc VB và sử dụng một số kĩ thuật đọc khi trả lời câu hỏi trong khi đọc.
b. Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho 
các câu hỏi trong khi đọc.
c. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
GV giao cho HS thực hiện cá nhân, đọc VB và trả lời các câu hỏi Đọc VB dựa vào PHT số 2 
Câu hỏi/ kĩ năng đọc
Câu trả lời của tôi
Câu 1, 2: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?
Câu 3: Phân biệt dữ liệu và ý kiến/ quan điểm
Câu 4: Theo dõi: Cụm từ “ngọc động” được hiểu như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng.
Câu 5: Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB và trả lời câu hỏi trong khi đọc.
* Báo cáo thảo luận
GV mời HS trình bày câu trả lời cho các câu hỏi trong khi đọc, nêu cách thức thực hiện kĩ năng đọc ở từng câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 
* Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định về đáp án của các câu hỏi và nhấn mạnh vào cách thực hiện kĩ năng đọc:
2.2. Đọc văn bản
Câu hỏi/ kĩ năng đọc
Câu trả lời của tôi
Câu 1, 2: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?
-  Nhan đề và hệ thống đề mục cung cấp thông tin về:
+ Vẻ đẹp của Sơn Đoòng: Không chỉ đồ sộ về quy mô mà còn chứa đựng nhiều điều độc đáo.
+ Vấn đề đặt ra: khai thác sao cho hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ và giữ gìn được hang.
= > Cách trình bày: đề mục được in đậm và tách dòng, giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi văn bản và hiểu được ý chính.
Câu 3: Phân biệt dữ liệu và ý kiến/ quan điểm
- Trong đoạn văn " Theo số liệu chính xác .... quả là không giới hạn!" gồm: 
- Dữ liệu: “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km nơi cao nhất 203 m khoảng cách lên tới 304 m kích thuớc đo đạc là 147m  đạt tới 12,5 triệu mét khối”.
- Ý kiến/ quan điểm của người viết: “Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiến.”
Câu 4: Theo dõi: Cụm từ “ngọc động” được hiểu như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng.
- Cụm từ “ngọc động” được hiểu là nơi hang động chứa những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng, “ngọc động” thường hình thành trong những ngăn ruộng bậc thang do canxi cấu thành.
- Từ cách sử dụng cụm từ ấy, có thể thấy tác giả dành một tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu, si mê trước vẻ đẹp của Sơn Đoòng.
Câu 5: Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng.
- Vì cách khai thác du lịch phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời man lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại đến hệ thống hang động. 
2.3. Sau khi đọc
a. Mục tiêu: 
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hi ... ể biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình bản đồ,...
- Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.
- Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.
- Thông tin cơ bản của văn bản là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết. 
- Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề – cách giải quyết.
Câu 2. Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sau: đề tài; thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.
Phương diện tóm tắt
Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
Đồ gốm gia dụng của người Việt
Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Đề tài
Những nét độc đáo của hang Sơn Đoòng
Những điểm đặc biệt của đồ gốm gia dụng Việt Nam qua một số giai đoạn lịch sử
Giá trị của tàu điện Hà Nội.
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản
Thông tin cơ bản: Sơn Đoòng là Đệ nhất kì và định trong nhà có lịch sử quan hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng
Một số thông tin chi tiết: Quá trình phát hiện ra hang; những điểm đặc biệt của hang; ý kiến về cách khai thác và bảo tổn hạng.
Thông tin cơ bản: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có sự phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm; đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.
Một số thông tin chi tiết: Các chi tiết liền quan đến lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; các chi tiết về đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần; các chi tiết về sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV.
Thông tin cơ bản: Thông tin về tàu điện trong quá khứ, hiện tại và những đề xuất xây dựng lại hệ thống tàu điện.
Một số thông tin chi tiết: Giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học của hệ thống tàu điện Hà Nội xưa; việc giữ lại và cải tạo hệ thống tàu điện ở nước ngoài; đề xuất khôi phục lại hệ thống tàu điện Hà Nội.
Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày
Kết hợp hai cách: Trật tự thời gian, ý trình bày và nội dung chi tiết.
Hiệu quả: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử phát hiện, tìm kiếm và công bố thông tin về Sơn Đoòng; mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và nội dung chi tiết. 
Kết hợp các cách: ý chính và nội dung chi tiết; so sánh – đối chiếu.
Hiệu quả: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính.
Kết hợp cách: nêu ý chính và nếu nội dung chi tiết (7 đoạn đầu), so sánh – đối chiếu (việc hệ – thống tàu điện ở Hà Nội bị bỏ với việc hệ thống tàu điện ở các nước được giữ lại, phát triển).
Hiệu quả: Góp phần chi tiết hoá thông tin chính, làm nổi bật thông tin chính
Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của VB
- Sử dụng nhan đề và hệ thống đề mục, sơ đồ, hình ảnh và các chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ.
Vai trò: Làm rõ bố cục của VB; làm nổi bật nội dung chính; minh hoạ trực quan, làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu.
- Sử dụng nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.
Vai trò: Nhan đề khái - quát thông tin chính của VB; hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể; trực quan của thông tin.
- Sử dụng nhan đề, bản đồ, hình ảnh, số liệu, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.
Vai trò: Làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu.
Thái độ, quan điểm của người viết
- Thái độ: Ngợi ca, tự hào xen lẫn thán phục tạo tác kì diệu của thiên nhiên; trân quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng.
- Quan điểm: Khai thác cánh quan nhưng phải đi đội với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị độc đáo của cảnh quan
- Thái độ: Khẳng định đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục; ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý Trần; khách quan khi phản ánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn.
- Quan điểm: Chưa thể hiện rõ quan điểm của tác giả.
- Thái độ: Yêu quý, tự hào, thán phục giá trị lịch sử, văn hoá của hệ thống tàu điện xưa của Hà Nội
- Quan điểm: Nên khôi phục và xây dựng hệ thống tàu điện vừa hiện đại, vừa thể hiện những giá trị của lịch sử.
Phương tiện phi ngôn ngữ
Hình ảnh, số liệu.
Hình ảnh, số liệu.
Bản đồ, hình ảnh, số liệu.
Câu 3. Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
- Bài học kinh nghiệm: Quan sát hình ảnh, đọc kĩ chú thích, gắn với nội dung được nói đến trong văn bản 
- Điều cần chú ý: 
+ Hình ảnh rõ ràng, có sự kết nối với nội dung 
+ Chú thích đầy đủ, rõ ràng 
+ Đưa ra những phương tiện ngay sau phần nội dung đã trình bày để làm rõ cho nội dung trình bày 
Câu 4. Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
* Lưu ý về đề tài: 
- Đề tài cụ thể, gần gũi với HS, nằm trong mối quan tâm của các em 
- Gắn với thực tế địa phương, có tính thời sự
- Có tính khả thi (phù hợp với năng lực và điều kiện thực hiện của HS)
- Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
* Lưu ý về cách làm bài 
- Nghiên cứu gắn với số liệu và cơ sở thực tiễn 
- Lưu ý về quy cách viết bài và trình bày bài nghiên cứu (đủ các phần và có đề mục đầy đủ, cần bổ sung các bảng biểu, số liệu thông kê nếu cần,) 
* Lưu ý về trích dẫn 
- Cần trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy cách và tiêu chuẩn 
Câu 5. Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
- Chuẩn bị bài nói bằng cách xây dựng dàn ý ngắn gọn, gạch các từ khóa sẽ trình bày 
- Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung báo cáo.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.
- Kết hợp sử dụng ngôn ngữ nói với phương tiện phi ngôn ngữ như: bài trình chiếu, hình ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu,...
- Tốc độ nói phù hợp.
C. HOẠT ĐỘNG TRÌNH BÀY KẾT QUẢ PHẦN TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT
a. Mục tiêu: Trình bày kết quả thực hiện Từ đọc đến viết.
b. Sản phẩm: Kết quả thực hiện bài tập, phần trình bày của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo hình thức nhóm đôi (think – pair – share) trao đổi Từ đọc đến viết với bạn cùng nhóm đôi để góp ý, nhận xét. (dựa theo bảng kiểm)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại phần bài tập đã thực hiện, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) rồi trao đổi với bạn cùng nhóm đôi để nhận xét, góp ý.
* Báo cáo thảo luận
HS trình bày bài tập trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét, kết luận về kết quả thực hiện bài tập của HS.
Bảng kiểm đánh giá đoạn văn
Yếu tố
Yêu cầu
Đ
CĐ
Nội dung
Nêu được một giải pháp nhằm phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho Hs
Rút ra bài học cho bản thân
Hình thức
Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng
Các câu trong đoạn phải đúng ngữ pháp, Liên kết với nhau bằng các phương tiện phù hợp
Tránh các lỗi về chính tả và dùng từ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Viết đoạn văn chia sẻ về ý nghĩa của chủ điểm
b. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.
c. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ học tập
Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm trước lớp và phát biểu câu trả lời cho câu hỏi 7. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét, tổng kết câu trả lời của HS. GV khơi gợi để HS tiếp tục suy nghĩ về chủ điểm sau khi kết thúc bài học.
Bảng kiểm đánh giá đoạn văn
Yếu tố
Yêu cầu
Đ
CĐ
Nội dung
 Giải thích được vấn đề nghị luận
 Bàn luận về ý nghĩa của vấn đề
 Mở rộng được vấn đề
Rút ra bài học
 Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề 
Hình thức
Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng
Các câu trong đoạn phải đúng ngữ pháp, Liên kết với nhau bằng các phương tiện phù hợp
Tránh các lỗi về chính tả và dùng từ
Gợi ý: 
1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Thân đoạn
- Giải thích: 
+ Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác. 
+ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, giữ gìn những nét đặc trưng, đó là những tài sản vô giá đối với dân tộc. 
à Đây là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng, phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. 
- Bàn luận về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
+ Bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về mọi mặt như tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tính cáchà giữ gìn bản sắc dân tộc là giữ gìn cốt cách của dân tộc trong quá trình phát triển
+ Là cơ sở để củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển bền vững
- Mở rộng: bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc...
- Giải pháp
+ Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
+ Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
* Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_4_net_dep_van_hoa.docx