Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức - Trần Ngọc Ngoan

A. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về năng lực

* Năng lực chung:

 Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.

* Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn bản thông qua các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, viết, nói và nghe nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt như sau:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối

quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Nhận biết và sửa chữa một số kiểu lỗi về thành phần câu.

- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.

- Biết thảo luận, tranh luận một cách có hiệu quả và có văn hoá về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

2. Về phẩm chất:

 - Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

PHẦN 1: ĐỌC

Tiết

VĂN BẢN 1: NGÔI NHÀ TRANH CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU

Ở BẾN NGỰ- Nguyễn Vỹ

(2 tiết)

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức. Giúp học sinh:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu của truyện kí trong văn bản.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của văb bản; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự”

2.Về năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học:Chủ động đọc và hoàn thiện các phiếu học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm, tự tin và biết kiếm soát cảm xúc, thái độ trước nhiều người.

3. Về phẩm chất:

-Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

-Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

 

docx 61 trang Thu Lụa 30/12/2023 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức - Trần Ngọc Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức - Trần Ngọc Ngoan

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức - Trần Ngọc Ngoan
TIẾT . ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
1.Hoạt động vận dụng- hướng dẫn đọc kết nối chủ điểm: “Nhớ con sống quê hương” – Tế Hanh
a.Mục tiêu
 - Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung VB.
 - Liên hệ, kết nối với VB “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự” và “tôi đã học tập như thế nào?” để hiểu hơn về chủ điểm Những chân trời kí ức
 b.Tổ chức thực hiện
HĐ của GV và HS
Nội dung cơ bản
*Giao nhiệm vụ HT: Ghi chép của HS cho các câu hỏi trong SGK.
*Thực hiện nhiệm vụ HT: HS đọc VB và trả lời các câu hỏi.
*Báo cáo, thảo luận: HS trả lời qua phát vấn của GV Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
 *Kết luận, nhận định: GV sẽ nhận xét, gợi ý câu trả lời 
*Văn bản 3: đọc kết nối chủ điểm “Nhớ con sống quê hương” – Tế Hanh
Câu 1.
- Chủ thể trữ tình: nhân vật “tôi” hay chính là tác giả đối với quê hương và con sông.
- Tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong đoạn thơ là: sự yêu quý, sự tận tụy và kính trọng đối với con sông của quê hương mình. Đoạn thơ khắc họa cảnh quê hương với con sông xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre, và tâm hồn của tác giả trong một buổi trưa hè. Tác giả cảm thấy mối tình mới mẻ giữa mình và con sông vốn dĩ đã tồn tại từ lâu và sẽ luôn giữ mãi. Tác giả không chỉ mô tả con sông mà còn miêu tả cả cuộc sống quanh sông với hình ảnh của những người dân sống bên bờ sông, kẻ chài lưới bên sông, kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng. Tác giả còn nhắc đến một phần quá khứ của mình khi cầm súng xa nhà đi kháng chiến, nhưng không quên trở về bên bờ sông với tình cảm lưu luyến.
Câu 2.
- Hình ảnh con sông quê hương trong đoạn thơ này khiến em cảm thấy đầy cảm xúc và nhớ về quê hương mình. Con sông được miêu tả với màu xanh biếc và nước gương trong soi tóc những hàng tre, tạo nên một cảnh quan thanh bình và đẹp mắt. Em cảm nhận được sự yên tĩnh và bình yên của đất nước mình qua hình ảnh con sông trong đoạn thơ.
- Đoạn thơ cũng gợi lên trong bản thân mỗi người đọc nhiều kỷ niệm về thời thơ ấu của mình. Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy và tiếng chim kêu vang lên, em lại nhớ về những ngày hè vui vẻ cùng bạn bè tắm sông, bắt cá, đu quay trên cây cầu. Ngoài ra, đoạn thơ cũng miêu tả sự đa dạng của cuộc sống bên sông, từ người chài lưới, người cuốc cày đến những người đi kháng chiến. Điều này cho thấy sự phong phú và đa dạng của văn hóa và con người Việt Nam.
- Từ đoạn thơ này, em cảm nhận được sự tương tác mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên, sự gắn bó mật thiết của người Việt với quê hương và con sông quê hương. Nó đã khơi gợi trong em nhiều cảm xúc và kỷ niệm về quê hương, đồng thời cũng thể hiện được giá trị văn hóa và sự đa dạng của Việt Nam.
Câu 3.
- Trong đoạn thơ trên, yếu tố tự sự được sử dụng để tạo ra một hình ảnh chân thật, sống động về sông quê hương. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi với người đọc, tạo ra cảm giác như đang được đưa vào cảnh vật thực tế. Từ ngữ như "bờ tre ríu rít tiếng chim kêu", "mặt nước chập chờn con cá nhảy" hay "chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả" đã giúp người đọc hình dung được cảnh vật và cảm nhận được sự sống động, quen thuộc của quê hương.
- Hơn nữa, yếu tố tự sự cũng giúp người đọc thấu hiểu tâm trạng, suy nghĩ của tác giả. Câu "Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ" thể hiện tình cảm sâu sắc, tình yêu mãnh liệt của tác giả dành cho sông quê hương. Từ đó, người đọc cảm nhận được sự kết nối giữa con người với đất nước, với mảnh đất quê hương, giúp mở mang tầm nhìn, thấu hiểu đời sống và văn hóa của các dân tộc.
Câu 4. 
- Ký ức tuổi thơ là những trải nghiệm đầu tiên, những ấn tượng đầu tiên về quê hương mà mỗi người được trải qua. Nó giúp ta có những kết nối tinh thần đặc biệt với vùng đất, con người và văn hóa của quê hương mình. Những kí ức đó thường gắn liền với những hình ảnh đẹp, những cảm xúc ngọt ngào và ấm áp, và làm cho tình yêu quê hương trong ta trở nên mãnh liệt hơn.
- Bên cạnh đó, kí ức tuổi thơ còn giúp ta hiểu hơn về giá trị của quê hương và sự quan trọng của việc bảo vệ, phát triển quê hương. Chính những trải nghiệm và kí ức trong tuổi thơ đã giúp ta nhận ra rằng, quê hương không chỉ đơn giản là một địa điểm mà còn là một phần của bản thân mình, là nơi mình trưởng thành và hình thành nhân cách.
→ Do đó, việc nuôi dưỡng tình yêu quê hương của mỗi người cần phải dựa trên những kí ức đó và bảo tồn, phát triển quê hương là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Khi ta yêu quê hương của mình, ta sẽ tự hào về nó, quan tâm, hỗ trợ và đóng góp cho sự phát triển của nó.
BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC
(TRUYỆN – TRUYỆN KÍ)
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI 
XÀ BÔNG “CON VỊT”
 (Trích) 
 Trần Bảo Định
 ( 0.5 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù 
Học sinh phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, trong văn bản. 
Học sinh xác định và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản truyện kí.
Học sinh nêu nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Học sinh phát hiện được những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ thú vị của tác giả
Học sinh khái quát được đặc điểm thể loại truyện kí được thể hiện. 
Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để đọc hiểu văn bản.
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, .
3. Về phẩm chất: Trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ 
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
GV để khoảng 7 phút để HS tự đọc và trả lời các câu hỏi để rèn luyện cách đọc VB truyện.
GV đưa ra một số câu hỏi mang tính chất gợi mở.
HS suy nghĩ và trả lời 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trả lời câu hỏi 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
GV dẫn dắt vào bài học: 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động: 
Học sinh phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, trong văn bản. 
Học sinh xác định và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản truyện kí.
Học sinh nêu nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Học sinh phát hiện được những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ thú vị của tác giả
Học sinh khái quát được đặc điểm thể loại truyện kí được thể hiện 
b. Nội dung thực hiện: 
Giáo viên chia nhóm, HS thảo luận và tìm hiểu về văn bản 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
Giáo viên kết hợp yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu 1 trong SGK. 
GV hướng dẫn HS tóm tắt câu chuyện và xác định đề tài, chủ đề của truyện.
GV hướng dẫn HS liệt kê các sự kiện chính theo trật tự thời gian; liệt kê các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, 
HS suy ngẫm và trả lời 
Thời gian: 7 phút 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt kiến thức 
Thời gian: 3 phút 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
Giáo viên kết hợp yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu 3 trong SGK.
GV định hướng: Chú trọng vào những chi tiết, hành động nổi bật của nhân vật Cai Tuất, từ đó phân tích tính cách của nhân vật và cho biết sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
Giáo viên kết hợp yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu 4,trong SGK.
GV định hướng: Thông qua cách lựa chọn hành động của Cai Tuất ở cuối văn bản, đưa ra những bình luận của bản thân về sự lựa chọn đó, đồng thời nhờ đó mà bạn hiểu được gì về ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
Giáo viên kết hợp yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu 5 trong SGK.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
1. Tóm tắt câu chuyện và đề tài, chủ đề của truyện.
a. Tóm tắt câu chuyện:
 Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Vợ của ông không biết ông có thực sự có tấm lòng với nước không, hay chỉ nghĩ đến bản thân. Nhưng bà đã cùng với vợ điền chủ Dương vẫn đi mua dừa khô từ nhiều nơi về để làm xà bông. Ông Tuất đã di dời những ngôi mộ xung quanh đấy để có thể làm cơ sở sản xuất xung quanh. Cơ sở đã tạo nên công việc cho nhiều người và không khí cuộc sống trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Ông gặp được điền chủ Dương, nghe ông tâm sự về việc mình mở nhà máy xay xát gạo, rồi bán hết vườn tược cho một người là Trần Bá Thọ. Khi mình làm chủ có thể tạo công ăn việc làm, sản phẩm cho người Việt, còn khi điền chủ giàu thì dân chúng lại bị bóc lột khổ cực. Cả hai ông đều không chịu nổi sự ràng buộc của thực dân Pháp mà đứng lên mở ra một con đường mới cho người Việt lúc bấy giờ. Rồi ngày có càng nhiều người Việt đứng lên mở xưởng càng cho thấy sự phát triển của các sản phẩm Việt. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Ông còn được Trần Chánh Chiêu khen ngợi trước sản phẩm mà ông làm ra và ông hứa mình sẽ đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. Trước sự việc đó, ông Tuất như chết lặng, ngậm ngùi nhìn những xưởng sản xuất của mình. Nhưng ông quyết không cho bọn Pháp lấy những sản phẩm của người Việt đi, mà ông đã châm lửa đốt cả xưởng sản xuất của mình đi. Ông Tuất cũng như những người đại diện cho những con người yêu nước bấy giờ thà mất tất cả, chứ quyết không bán cho bọn thực dân Pháp. 
b. Đề tài, chủ đề của văn bản: Tấm lòng của những người dân yêu nước khi xưa khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài. Người nông dân có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.
2. Một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn của văn bản:
Đoạn
Nội dung, chi tiết
Yếu tố xác định
(phi hư cấu)
Yếu tố
không xác 
định (có thể
hư cấu)
Một
- Cai Tuất có tài lựa chọn chó tốt cả vùng Sầm Giang
- chọn chó khôn cần lưu ý “Mắt to, phá trên chân mày điểm sậm màu. đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì”
- Giu-béc Chiếu nhờ điền chủ Dương nói với Cai Tuất câu ca dao “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa
- Phong trào Minh Tân trên đất Mỹ Tho
-Nam Kỳ thuộc Pháp
x
x
 x
x
x
Hai
- Lê Văn Cửu, một trong tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công ng ... ợp tác.
 - Năng lực đặc thù: Viết được bài văn thuyết minh (về một đối tượng) có sử dụng một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
3. Về phẩm chất: Qua phần viết, hs hình thành phẩm chất có trách nhiệm, biết quan tâm đến con người và cuộc sống xung quanh, chủ động đưa ra những ý kiến của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
- SGK, SGV
- Một số tranh ảnh có liên quan đến bài học
- Máy chiếu dùng chiếu tranh ảnh.
- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, bút lông.
- Phiếu học tập 
- Bảng kiểm bài viết của HS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
2. Kiếm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: Gv nêu câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu tình huống học tập:
- Đầu học kì 2, cô có giao cho lớp một nhiệm vụ học tập ở nhà: chọn đọc một trong những cuốn sách văn học hay của VH thế giới (Hãy chăm sóc mẹ, Cây cam ngọt của tôi, Người đua diều, Bên kia đường có đứa dở hơi) và ghi chép những điều mình đọc vào Nhật kí đọc sách.
- Những tiết học tới cô sẽ tổ chức cho các em viết bài giới thiệu về cuốn sách mình đã đọc với các bạn.
GV đặt câu hỏi:
- Theo các em, chúng ta sẽ chọn kiểu văn bản nào để viết bài giới thiệu?
- Chúng ta có nên sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để đưa vào văn bản không? Ngoài phương thức biểu đạt chính là thuyết minh thì chúng ta sẽ sử dụng những phương thức biểu đạt nào khác, vì sao?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ, trao đổi với bạn cùng bàn. GV quan sát.
B3. Báo cáo thảo luận: 
- HS trình bày câu trả lời.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vào bài mới.
- Sử dụng kiểu văn bản thuyết minh.
- Kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Nên sử dụng lồng ghép một hay nhiều phương thức khác: miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để bài viết hấp dẫn, sinh động hơn.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu các yều cầu của kiểu bài
a. Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận..)
b. Nội dung: Học sinh đọc sách giáo khoa (bài 9 và bài 1) để tóm tắt kiến thức cần nhớ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Thế nào là kiểu bài thuyết minh một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận?
- Đối với kiểu bài này các em cần chú ý những yêu cầu nào? Trình bày thành sơ đồ tư duy.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc và đánh dấu ý chính, trao đổi với bạn cùng bàn.
- Hs vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt yêu cầu chính của kiểu bài.
- GV quan sát, hỗ trợ.
B3. Báo cáo thảo luận: 
- Gv tổ chức hoạt động.
- Học sinh trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức bằng cách trình chiếu sơ đồ tư duy về yêu cầu của kiểu bài.
I. Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài.
* Kiểu bài: HS cần nhớ ý chính: Đây là kiểu bài sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu được đối tượng TM.
- Làm rõ các đặc điểm của đối tượng.
- Lồng ghép được một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
- Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Bố cục đảm bảo 3 phần.
Nội dung 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quá trình viết bài thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận. Khắc sâu phần tri thức về kiểu bài vừa tìm hiểu ở trên.
b. Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi ở sgk sau khi đọc bài viết tham khảo.
c. Sản phẩm: Câu trả lời ngắn gọn của hs ghi trong vở.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Đối chiếu ngữ liệu với tri thức về kiểu bài và cho biết:
1. Nhận xét của bạn về cách mở đầu và kết thúc văn bản.
2. Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nồi dung cụ thể nào? Các nội dung ấy đã làm rõ đặc điểm nào của đối tượng?
3. Văn bản đã lồng ghép những yếu tố nào trong các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý?
4.Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết trên theo trật tự nào?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh đọc thầm văn bản, trao đổi thực hiện nhiệm vụ với bạn cùng bàn.
- GV quan sát, gợi mở.
B3. Báo cáo thảo luận: 
HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
II. Đọc ngữ liệu tham khảo:
Câu 1. Mở bài và kết bài của văn bản đều theo cách trực tiếp: 
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh và các thông tin liên quan.
- Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh.
Câu 2. Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày về:
- Nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".
- Những vẻ đẹp/thành công của tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".
- Những tín hiệu từ công chúng và dư luận đối với tác phẩm.
- Các nội dung ấy đã làm rõ được giá trị của tác phẩm, sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc.
Câu 3. Văn bản đã lồng ghép những yếu tố:
- Tự sự khi nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.
- Miêu tả khi nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng với tác phẩm.
- Biểu cảm khi bày tỏ cảm xúc về những thành công, vẻ đẹp của tác phẩm...
- Nghị luận khi bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.
=> Làm cho những thông tin của văn bản hiện lên rõ ràng, cụ thể; văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn và bộc lộ được tình cảm của người viết. 
Câu 4. Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự: nội dung - hình thức nghệ thuật - giá trị của tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Thực hành viết)
a. Mục tiêu: 
 Học sinh nắm được cách viết bài văn thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận theo đúng quy trình bốn bước.
b. Nội dung:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập: trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm đôi bằng PHT, phân tích ví dụ. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, PHT.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuẩn bị viết
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao đề bài cho học sinh:
 Viết bài thuyết minh về một đối tượng theo lựa chọn cá nhân (một tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa,... hoặc một nhân vật/sự kiện văn hóa,...). Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu 
cảm, nghị luận.
- Yêu cầu hs nhắc lại quy trình viết gồm 4 bước.
- Hs trả lời các câu hỏi (xem lại sgk tập 1/tr.26):
 + Khi chọn đối tượng thuyết minh cần chú ý điều gì? (gv định hướng hs chọn đối tượng thuyết minh là 1 tác phẩm văn học)
 + VB này được viết nhằm mục đích gì? Cho ai đọc?
 + Em thu thập tư liệu như thế nào? Ở đâu?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi.
B3. Báo cáo thảo luận: 
Gv gọi một vài học sinh trả lời nhanh câu hỏi (có thể gọi những hs ở mức trung bình vì câu hỏi không khó).
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- Gv chốt lại những điều cần lưu ý ở bước chuẩn bị.
- Hs có thể chọn đề tài mình yêu thích để luyện tập viết bài. Tuy nhiên để hướng dẫn trên lớp thì gv sẽ chọn 1 đề bài chung.
III. Thực hành viết theo quy trình:
 1. Chuẩn bị viết.
 - Xác định đề tài, mục đích, đối tượng đọc của bài thuyết minh.
 - Thu thập tài liệu.
Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm “Cây cam ngọt của tôi”(Jose Mauro de Vasconcelos) để giới thiệu với thầy cô và các bạn trong buổi sinh hoạt CLB đọc sách của trường.
Đọc truyện Cây Cam Ngọt Của Tôi tác giả Jose Mauro de Vasconcelos (thienduongtruyen.com) 
Review sách Cây Cam Ngọt Của Tôi - câu chuyện về tuổi thơ ngọt ngào và đắng cay (revisach.com)
* Tìm ý, lập dàn ý:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Phần tìm ý gv yêu cầu học sinh thực hiện trước ở nhà khi giao đề bài.
- Phần lập dàn ý: gv chia một nhóm 2 bàn, thảo luận, xây dựng dàn ý chung của nhóm.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs làm việc theo nhóm đã chia, phân công nhóm trưởng và thư kí để ghi chép.
Gv quan sát, hỗ trợ các nhóm.
B3. Báo cáo thảo luận: 
- Gv mời đại diện một số nhóm chia sẻ dàn ý của mình.
- Các nhóm tham gia nhận xét, trao đổi.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Gv góp ý cho những dàn ý hs vừa trình bày; cho điểm các nhóm làm tốt; giúp hs ghi nhớ dàn ý chung của kiểu bài TM, xác định rõ nội dung cần thể hiện ở các phần MB, TB, KB.
2. Tìm ý, lập dàn ý.
A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Cây cam ngọt của tôi”( Jose Mauro de Vasconcelos).
B. Thân bài:
 1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
 - Jose Mauro de Vasconcelos là cây bút nổi tiếng của xứ sở Samba.
 - “Cây cam ngọt của tôi” là cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử văn học Brazil
 2. Tóm tắt nội dung cuốn sách.
 - Nhân vật chính là ai?
 - Có những câu chuyện gì đã diễn ra với nhân vật?
 3. Những nét đặc sắc của cuốn sách (về cách kể chuyện, ngôn từ, chi tiết nghệ thuật).
 4. Bài học ý nghĩa mà cuốn sách đem đến cho người đọc.
C. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về tác phẩm.
* Viết, chỉnh sửa, hoàn thiện
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh tập triển khai luận điểm 1 hoặc mở bài thành đoạn văn hoàn chỉnh.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của gv.
B3. Báo cáo thảo luận: 
 + Hs chia sẻ đoạn văn đã viết với các bạn. 
+ GV yêu cầu HS dựa trên các tiêu chí trong bảng kiểm ở sgk, xem lại phần mở bài đã viết và chỉnh sửa nếu cần. 
+ HS xem lại và chỉnh sửa nội dung đã viết. 
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV góp ý, đánh giá, nhận xét, cho điểm bài viết tốt.
3. Viết bài.
4. Xem lại và chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Viết được văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
b. Nội dung: HS thực hiện viết hoàn chỉnh bài thuyết minh về một tác phẩm văn học có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
c. Sản phẩm: Bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS viết đầy đủ phần thân bài và kết bài của bài tập trên lớp/ hoặc chọn viết một đề tài khác mà hs tâm đắc.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS viết bài hoàn chỉnh.
B3. Báo cáo thảo luận: HS nộp bài viết trong tiết học tới.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá, nhận xét vào vở bài tập của học sinh.
Hs thực hiện ở nhà.
4. Củng cố: 
5. HDVN:
1. Phiếu học tập số 1
PHIẾU HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI VIẾT MẪU TRONG SGK
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
2. Phiếu học tập số 2
PHIẾU XÂY DỰNG DÀN Ý
Mở bài
Thân bài
Kết bài
3. Phiếu học tập số 3
PHIẾU HOÀN THIỆN, CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
Mục
Chỗ chưa đạt
Sửa thành
Mở bài
Thân bài
Kết bài

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_9_nhung_chan_troi.docx