Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Học kì I
BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN
(TÙY BÚT, TẢN VĂN)
Thời gian thực hiện: 9 tiết
(Đọc: 4,5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 1 tiết, Viết: 2 tiết, Nói và nghe: 1 tiết, Ôn tập 0,5 tiết)
A. MỤC TIÊU CHUNG
1. Về kiến thức:
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
- Giải thích được nghĩa của từ.
- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).
- Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông quan hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua những hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.
3. Về phẩm chất: Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
PHẦN 1: ĐỌC
Tiết 1,2 - VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
Hoàng Phủ Ngọc Tường
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
2. Về năng lực:
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Học kì I
Ngày soạn: BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN) Thời gian thực hiện: 9 tiết (Đọc: 4,5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 1 tiết, Viết: 2 tiết, Nói và nghe: 1 tiết, Ôn tập 0,5 tiết) A. MỤC TIÊU CHUNG 1. Về kiến thức: Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn. Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh. Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học. Giải thích được nghĩa của từ. Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ). Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. 2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông quan hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua những hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn. 3. Về phẩm chất: Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY PHẦN 1: ĐỌC Tiết 1,2 - VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? Hoàng Phủ Ngọc Tường (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?. 2. Về năng lực: Năng lực chung Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của tùy bút. Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. 3. Về phẩm chất: Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên. Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0. 2. Học liệu: Đối với giáo viên Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Đối với học sinh SGK, SBT Ngữ văn 11. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng 2. Kiếm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Ai đã đặt tên cho dòng sông? b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Lắng nghe ca khúc “Huế tình yêu của tôi” của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai. Và trả lời câu hỏi sau: - Bạn biết gì về thành phố Huế? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó. - Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa trong SGK trang 11, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản? c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=8tgErfdRHxQ Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ - Bạn biết gì về thành phố Huế? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó. - Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản? B2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). B3. Báo cáo thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 1. Một số thông tin về thành phố Huế https://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BA%BF Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam; Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn; Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). 2. Nội dung của văn bản qua nhan đề và hình ảnh - Nhìn vào nội dung và hình ảnh em đoán nội dung văn bản nói về vẻ đẹp sông Hương của Huế. - Từ khóa: Sông Hương. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của thể tùy bút, tản văn. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: - Trình bày khái niệm và cho biết đặc trưng thể loại của thể tùy bút, tản văn. -Yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong tản văn, tùy bút là gì?Cái “tôi” của tác giả trong tản văn, tùy bút? B2. Thực hiện nhiệm vụ HS nghe GV yêu cầu, sau đó HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. B3. Báo cáo thảo luận GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 1. Khái niệm và đặc trưng a. Tùy bút - Khái niệm: là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. - Đặc trưng: + Chi tiết, sự kiện chỉ là cái cơ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống. + Ngôn ngữ tùy bút giàu chất thơ. + Sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả. b. Tản văn - Khái niệm: tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút. - Đặc trưng: + Tản văn thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật. + Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. + Sức hấp dẫn ở tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạch, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm. 2. Yếu tố tự sự và trữ tình tùy bút và tản văn - Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm. - Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn: là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn. 3. Cái “tôi” tác giả trong sáng tác văn học - Tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả, thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt trong các tác phẩm giàu yêu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tùy bút, tản văn. - Dấu hiệu: quan niệm về cái đẹp; qua cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người; qua cách biểu đạt riêng giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ; Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN 1. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? 2.1. Tìm hiểu khái quát a. Mục tiêu: Nắm được một số nét khái quát về tác giả và tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Đọc: GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng thông tin trong SGK trang 17. 2. Tác giả: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. 3. Tác phẩm: Nêu một số nét cơ bản về tác phẩm (xuất xứ, thể loại, đề tài, chủ đề) B2. Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). B3. Báo cáo thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). B4. Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm1937 tại thành phố Huế. Ông mất ngày 24 tháng 7 năm 2023. - Quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Ông là một nhà văn, đồng thời cùng là một nhà văn hóa và có sự gắn bó sâu sắc với Huế. - Ông có sở trường về tùy bút – bút kí. - Các tác phẩm chính của ông: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971), “Rất nhiều ánh lửa” (1979), “Ngọn núi ảo ảnh” (1999) 2. Văn bản - Xuất xứ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế năm 1981, in trong tập bút kí cùng tên năm 1986. - Thể loại: tùy bút - Đề tài: dòng sông quê hương (sông Hương). - Chủ đề: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. 2.2. Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Phân tích được vẻ đẹp của dòng sông Hương được miêu tả dưới nhiều góc nhìn khác nhau, nhận biết được yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? và chuẩn kiến thức GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm Nhiệm vụ 1: Vẻ đẹp của dòng sông Hương B1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau - Nhóm 1: Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa,) - Nhóm 2: Tìm một số chi tiết thể hiện chất tự sự và chất trữ tình trong văn bản? Nêu cảm nghĩ về những chi tiết ấy? - Nhóm 3: Tìm và cho biết tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? - Nhóm 4. Cho biết cảm hứng chủ đạo và nhận xét cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm. B2. Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV ... thống ý của bài nói rồi đi vào từng phần. + Phân tích, đánh giá, kết nối các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với bài nói (thiết kế bài trình chiếu, sử dụng sơ đồ tư duy, tranh, ảnh minh hoạ, phần nhạc nền cho bài nói nếu thấy cần thiết). * Chú ý: + Sử dụng các từ ngữ, các câu chuyển tiếp phù hợp để tạo sự liên kết chặt chẽ cho bài nói, giúp người nghe dễ theo dõi. Ví dụ: Vở kịch/Bộ phim mà tôi muốn giới thiệu với các bạn có nhan đề., được viết bởi. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong tác phẩm là Chủ đề tác phẩm là Tôi nhận thấy, qua tác phẩm này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về. Nét đặc sắc/ thành công nổi bật của tác phẩm này, theo tôi là. + Sử dụng giọng nói và ngữ điệu một cách thích hợp: nhấn mạnh, lên giọng, xuống giọng khi cần thiết, + Sử dụng có hiệu quả các động tác cơ thể, biết giao tiếp bằng mắt với người nghe và di chuyển vị trí một cách hợp lí. + Các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh về tác giả, tác phẩm; cuốn sách; sơ đồ tư duy về tác phẩm,(nếu có) cần được sử dụng với mức độ vừa phải, cốt để làm nổi bật vấn đề muốn nói. - Người nghe: + Chú ý lắng nghe bài nói của bạn. + Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra quan điểm của mình để đối thoại với người nói. + Đặt câu hỏi để người nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ. + Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình. GV hướng dẫn, dặn dò HS chuẩn bị phần Ôn tập 3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Phát triển năng lực sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin để làm video clip giới thiệu Vở kịch/Bộ phim. b. Nội dung: HS tiến hành làm sản phẩm video clip giới thiệu Vở kịch/Bộ phim. c. Sản phẩm: Sản phẩm video của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm một video clip trình bày nội dung, nghệ thuật một Vở kịch/Bộ phim dưới các hình thức: + Cá nhân HS tự quay video clip để giới thiệu, trình bày nội dung, nghệ thuật của Vở kịch/Bộ phim. + 2 HS quay clip cùng trao đổi về giới thiệu, trình bày nội dung, nghệ thuật của Vở kịch/Bộ phim, mỗi bạn sẽ đưa ra ý kiến trên một góc nhìn bổ sung hoặc đối lập về tác phẩm biến đoạn clip thành một talk-show trao đổi về của Vở kịch/Bộ phim đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS dùng điện thoại di động quay video bản thân tự chia sẻ hoặc trao đổi, đối thoại với một bạn trong lớp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS tải các clip lên nhóm Zalo hay Facebook của lớp để tất cả HS và GV đều có thể xem và bình luận. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các HS. Ngày soạn:. Tiết:.. BÀI 5 - ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức: - Hs nắm vững và trình bày được các yếu tố của bi kịch: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc. - Hs nắm được những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết. - Hs biết trình bày được các lưu ý khi viết một văn bản nghị luận giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.. - Hs chia sẻ được ý nghĩa của lẽ sống đối với mỗi người. 2. Năng lực: *Năng lực chung: -Tự học tự chủ: chủ động tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà, biết làm chủ cảm xúc của bản thân -Giao tiếp, hợp tác: hiểu rõ nhiệm vụ, phối hợp với bạn hoàn thành nhiệm vụ -GQVĐ và sáng tạo: Xác định được các thông tin liên quan đến bài học, thiết kế trình bày sản phẩm nhóm sản phẩm cá nhân khoa học và thẩm mĩ * Năng lực đặc thù: Học sinh trình bày các kiến thức về kịch bản văn học đã học Học sinh nêu được bài học kinh nghiệm về việc sử dụng ngôn ngữ viết Học sinh trình bày các lưu ý khi viết bài nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hay một bộ phim 3. Phẩm chất: HS biết liên hệ các vấn đề về ý chí, lí tưởng và lẽ sống cao đẹp của mỗi người II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs c. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV chiếu bảng: HS điền bảng K – W – L nhắc lại những kiến thức đã học trong chủ đề Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học GV linh hoạt sử dụng phần trả lời của HS 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh trình bày các kiến thức về kịch bản văn học đã học Học sinh nêu được bài học kinh nghiệm về việc sử dụng ngôn ngữ viết Học sinh trình bày các lưu ý khi viết bài nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hay một bộ phim b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS c. Tổ chức thực hiện: Học sinh thảo luận nhóm – Làm phiếu bài tập – Thuyết trình tranh luận. VỀ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ Câu 1 – 2 – 3 HS thảo luận nhóm 6-8 HS (6 nhóm): nhóm 1,2 câu 1, nhóm 3,4 câu 2; nhóm 5,6 câu 3; làm trên bảng phụ. Thời gian: 15ph Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Giáo viên bốc thăm nhóm trình bày tuần tự các câu. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản Tham khảo phần giải bài tập ở phụ lục VỀ KĨ NĂNG VIẾT – NÓI NGHE Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ Câu 4 - 5. Gv chia lớp thành 2 dãy. Mỗi dãy là một nhóm lớn phụ trách 1 câu. HS thảo luận nhóm đôi trong mỗi nhóm để trả lời câu hỏi. Thời gian: 6 ph Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV gọi ngẫu nhiên (vòng quay random) một vài học sinh chia sẻ bài làm Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản Tham khảo đáp án ở phần phụ lục 3. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ - MỞ RỘNG a. Mục tiêu hoạt động: Liên hệ các vấn đề ý nghĩa của lí tưởng sống trong cuộc sống của con người b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS c. Tổ chức thực hiện: Học sinh viết bài viết ngắn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ câu hỏi 6 (Hoàn thiện cá nhân): 5ph Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện chia sẻ Bước 3. Báo cáo, thảo luận Gv gọi hs bất kì (theo vòng quay ngẫu nhiên) để chia sẻ bào làm. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản GV linh hoạt sử dụng câu trả lời của HS Phụ lục 1. Đáp án bài tập Câu 1. Đọc lại các văn bản kịch đã học và điền thông tin phù hợp vào bảng sau: Văn bản Cốt truyện Xung đột Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Sống hay không sống – đó là vấn đề Âm mưu và tình yêu Trả lời: Văn bản Cốt truyện Xung đột Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Xoay quanh hành động chính: Bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông không nghe vì không tin là mình có tội, bị căm ghét thù oán. Khi hiểu ra sự thật thì đã muộn, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô đành chấp nhận ra pháp trường. - Xung đột giữa Vũ Như Tô, Đan Thiềm - Xung đột giữa quân khởi loạn và dân chúng, thợ xây đài – triều đình Lê Tương Dực và Vũ Như Tô. - Xung đột giữa quân khởi loạn triều đình Lê Tương Dực. Sống hay không sống – đó là vấn đề Cho rằng cái chết của vua cha là đáng ngờ, Hăm-lét một mặt băn khoăn lựa chọn giữa “sống” hay “không sống”; mặt khác, giả điên và lên kế hoạch để điều tra sự thật; phía vua Clô-đi-út cũng nghi ngờ Hăm-lét và tìm cách đối phó với chàng. - Xung đột giữa Hăm-lét - vua Clô-đi-út, hoàng hậu và bọn tay chân của Clô-đi-út. - Xung đột giữa Hăm-lét - Ô-phê-li-a. 1 Xung đột giữa sống – không sống trong nội tâm Hăm-lét. Âm mưu và tình yêu Cho rằng tình yêu Luy-dơ và Phéc-đi-năng sẽ dẫn đến kết cuộc bất hạnh, nhạc công Mi-le khuyên Luy-dơ từ bỏ tình yêu. Nàng không nghe vì đã dành trọn tình yêu cho Phéc-đi-năng (Hồi I - Cảnh 1). Tể tướng Van-te, cha của Phéc-đi-năng không chấp nhận tình yêu Phéc-đi-năng Luy-dơ, tìm mọi cách ngăn cản. Mâu thuẫn giữa các bên trở nên gay gắt và phức tạp. - Xung đột giữa âm mưu và tình yêu - Xung đột giữa Luy-dơ – Mi-le. Xung đột giữa Luy-dơ, ông bà Mi-le - Tể tướng Phôn Van-te. - Xung đột giữa Thiếu tá Phéc-đi- năng - Tể tướng Phôn Van-te. Câu 2. Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động, lời thoại tiêu biểu, từ đó, khái quát tính cách của các nhân vật: Nhân vật chính Hành động, lời thoại và tính cách Hành động, lời thoại Tính cách Vũ Như Tô Hăm-lét Phéc-đi-năng Trả lời: Nhân vật chính Hành động, lời thoại và tính cách Hành động, lời thoại Tính cách Vũ Như Tô Hành động: - Tin vào sự “quang minh chính đại” trong việc làm của mình, nghi ngờ lời khuyên của Đan Thiềm; vẫn nuôi hi vọng xây đài - Khi hiểu ra sự thật, thể hiện sự tuyệt vọng, chấp nhận cái chết. Lời thoại: “Họ tìm tôi, nhưng có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai?”. - Khát vọng sáng tạo nghệ thuật đến mê muội, ảo tưởng. - Nhân cách cứng cỏi, sống tình | nghĩa với những người tri kỉ như Đan Thiềm. Hăm-lét Hành động: - Đấu tranh nội tâm (đấu tranh với nghịch cảnh) - Giả điên, chấp nhận sự hiểu lầm | của người yêu để tìm cho ra sự thật. Lời thoại: “Sống hay không sống - đó là vấn đề” - Can đảm đối mặt với bản thân và nghịch cảnh - Coi trọng lương tri và sự thật. Phéc-đi-năng Hành động: - Bảo vệ Luy-dơ đến cùng. - Dùng lời nói và hành động quyết liệt chống trả những lời nói, hành động ngang trái của Tể tướng Phôn Van-te dù người đó là cha mình. Lời thoại: “– Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?” hoặc: “Xin Chúa cao cả chứng giám cho tôi. Tôi đã dùng hết mọi phương tiện của con người, bây giờ tôi chỉ còn cách dùng đến một thủ đoạn của loài ma quỷ.” - Trân trọng, tin tưởng ở tình yêu, người yêu. - Trọng danh dự, công bằng. - Can đảm, mạnh mẽ chống trả cường quyền bạo ngược. Câu 3. Qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống – đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, hãy làm rõ hiệu ứng thanh lọc của kịch. Trả lời Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch được thực hiện qua những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả: - Cả ba VB bi kịch nếu trên đúng là đều đã mang lại cho người đọc/ người xem “những chấn động cảm xúc mạnh mẽ”: thương xót, lo lắng, ái ngại trước nghịch cảnh, kết cuộc bi đát, cái chết hoặc những mất mát khủng khiếp của các nhân vật Vũ Như Tô, Hãm-lét, Phúc-đi-năng/ Luy-do. - Nhưng đó mới chỉ là hiệu ứng ban đầu và trên bề mặt. Sâu xa hơn, các vở bi kịch nếu trên đã khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, mỗi một khán giả có thể giải toả sự xótthương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn mình tới cái cao cả, và có thêm động lực phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao. Câu 4. Khi sử dụng ngôn ngữ viết, chúng ta cần lưu ý những gì? Trả lời Câu 5. Cần lưu ý những điều gì khi viết văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim? Trả lời: Câu 6. Theo em, lẽ sống có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của mỗi người? Trả lời: - Lẽ sống đóng vai trò xác định những điều đúng đắn: có lẽ sống đúng đắn tức là con người có một lối sống, quan điểm sống đúng và tốt đẹp. - Lẽ sống giúp mang lại cho con người và xã hội niềm hạnh phúc chân chính. Lẽ sống đúng đắn sẽ tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời hơn cho dù có bất kỳ khó khăn, thử thách nào cũng luôn vui vẻ và vượt qua.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_i.docx