Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA

PHẦN 1: ĐỌC

VĂN BẢN 1: CHIỀU SƯƠNG

 Bùi Hiển

(2.5 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Một số yếu tố trong văn bản truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật.

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung

Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm

b. Năng lực đặc thù

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật.

Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được học

3. Về phẩm chất:

Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường tự nhiên như núi rừng, sông biển, đồng ruộng,

Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

 

docx 230 trang Thu Lụa 30/12/2023 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II
BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA
PHẦN 1: ĐỌC
VĂN BẢN 1: CHIỀU SƯƠNG
	Bùi Hiển
(2.5 tiết) 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Một số yếu tố trong văn bản truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật. 
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm
b. Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật.
Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được học
3. Về phẩm chất: 
Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường tự nhiên như núi rừng, sông biển, đồng ruộng,
Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: 
- Máy tính, máy chiếu
2. Học liệu: 
- SGK, SGV; Phiếu học tập, tranh ảnh về vùng biển, ảnh tác giả
˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm. 
˗ Bài trình chiếu Power Point. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
2. Kiếm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng thú cho HS, gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học 
b. Nội dung: GV cho học sinh xem video, đặt câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS
c. Sản phẩm: Cảm nhận, suy nghĩ của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên cho học sinh xem một video. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
1/ Em nhìn thấy gì ở video?
2/ Em nghĩ gì về cuộc sống của những người dân chài?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS xem video và trả lời câu hỏi. HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận với bạn cùng bàn
B3. Báo cáo thảo luận: 
- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý và dẫn dắt vào bài mới
1/ Hình ảnh những con thuyền ra khơi đánh cá
2/ Cuộc sống của người dân chài: khó khăn, vất vả. Việc mưu sinh trên biển không hề dễ dàng, bởi có thể sẽ gặp nhiều bất trắc, nhiều hiểm nguy
Ž Biển, vốn dĩ rất đẹp, rất nên thơ; biển cũng chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú. Thế nhưng cuộc sống mưu sinh trên biển, có lẽ là không hề dễ dàng. Và trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng hòa vào không khí của một buổi chiều sương, cùng nghe một người dân chày kể lại một chuyến ra khơi đầy nguy hiểm, hồi hộp và thú vị bằng cách khám phá văn bản “Chiều sương” của nhà văn Bùi Hiển. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu khái quát
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Bùi Hiển và văn bản “Chiều sương”
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và văn bản qua SGK và các kênh thông tin khác (Có thể chuẩn bị ở nhà) 
c. Sản phẩm: HS nêu được những thông tin cơ bản về tác giả, văn bản
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả Bùi Hiển và văn bản “Chiều sương” (Chuẩn bị ở nhà) và hoàn thành phiếu học tập số 1
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên: Đọc SGK trang 16 và có thể tìm hiểu thông tin trên các phương tiện khác: Sách, báo, internet
- Hoàn thành phiếu học tập số 1
B3. Báo cáo thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
I. Tìm hiểu chung
Nội dung 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng tri thức Ngữ văn để:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại được thể hiện trong văn bản Chiều sương; 
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản 
b. Nội dung: HS đọc văn bản, làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để hoàn thành các phiếu học tập, trả lời các câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị tâm thế đọc văn bản
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trước khi đọc: Nhan đề của truyện ngắn gợi cho anh chị những liên tưởng gì?
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, nêu suy nghĩ của mình về nhan đề văn bản
B3. Báo cáo thảo luận
- GV mời 2-3 HS trình bày, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
II. Khám phá văn bản
Nhan đề "Chiều sương", gợi cho người đọc về liên tưởng về thời gian - thời điểm tác giả chọn để khai thác, làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích. Nội dung văn bản có thể sẽ nói về cảm nhận, miêu tả về khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều khi có sương phủ phía trên đất hoặc về một cảnh tượng, một ký ức hoặc cảm xúc của tác giả về chiều sương.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản. Lưu ý những điểm ngừng để thực hiện yêu cầu rèn kĩ năng đọc
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc văn bản, dừng lại trả lời những câu hỏi trong ô và những chỗ đánh dấu
B3. Báo cáo thảo luận
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trả lời câu hỏi trong khi đọc. Các học sinh còn lại có thể bổ sung, nhận xét (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI 
TRONG KHI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1/Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?
Thông qua chi tiết: “Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang...chàng đi không mục đích...chàng đi và nghĩ..."→ Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.
Câu 2/ Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?
Từ đây trở đi, người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là chàng trai.
 Câu 3/ Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?
Những chi tiết ở đoạn văn trên miêu tả cuộc sống lao động vất vả, lam lũ, gian truân, chứa đầy thử thách và hiểm nguy. Đằng sau những giây phút nghỉ ngơi yên bình, thong thả là những giờ làm việc với đầy những nguy hiểm đang chờ đợi họ. Đó là mưa dội, sống nhồi, gió táp. Những ngư dân lam lũ, làm lụng vào buổi đêm - thời gian mà chúng ta được nghỉ ngơi, được tận hưởng những giấc ngủ yên lành. 
Tuy vậy, những người dân chài vẫn miệt mài đêm ngày bám biển, kiên cường, dũng cảm, gan dạ vượt qua mọi thử thách, hiên ngang đạp đổ sóng gió, mưa giông. Ở họ ánh lên tinh thần thép, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách của tạo hóa.
Câu 4/ Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?
Qua chi tiết "Chợt chú trai kêu: Có ai như người trôi kia? - Một bác dùng sào khêu cái vật trôi lênh đênh đen thui" có thể thấy các ngư dân sắp chứng kiến cảnh có người đuối nước sau trận gió bão vừa qua.
Câu 5/ Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?
Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện tạo sự kết nối phần trước với phần sau của nội dung câu chuyện. Nhờ sự xuất hiện ấy, nhà văn đã khéo léo đưa tình huống các ngư dân gặp cảnh người bị đuối nước, từ đó tạo sự gợi mở cho người đọc những tình huống, những sự việc xảy ra sau đó. 
Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính là cầu nối, là căn nguyên tạo nên tình huống truyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại được thể hiện trong văn bản
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tri thức ngữ văn và văn bản, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2,3
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm, hoàn thành phiếu học tập
B3. Báo cáo thảo luận
- Giáo viên yêu cầu 2 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại có thể bổ sung, nhận xét (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
1/ Những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại được thể hiện trong văn bản
a. Câu chuyện
- Vào một buổi chiều sương lãng đãng, chàng trai đã được nghe lão Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường về, trong không gian mù mịt mờ sương họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết người trên thuyền đã bỏ mạng sau một trận bão tố. 
Ž Câu chuyện cho chúng ta thấy được những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những người thuộc thế giới âm dương khác nhau
- Câu chuyện có một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài. Họ đều không xa lánh, không ghê sợ cõi âm và người đã khuất
+ Chàng trai: không tin vào ma quỷ
+ Những người dân làng chài: cho rằng âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen nên không có cảm giác xa lại; họ có một số kiêng kị khi đi biển
- Câu chuyện có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen Ž Tác dụng:
+ Tạo tính hấp dẫn cho văn bản
+ Cho thấy được sự vất vả của những ngư dân
+ Thể hiện rõ tư tưởng của tác giả: âm dương đan xen, xem người đã khuất vẫn tồn tại trong đời sống dương gian, tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người còn sống tưởng nhớ người đã khuất
b. Sự kiện và nhân vật
- Phần 1: Chuyện chàng trai đến thăm nhà lạo Nhiệm Bình
Sự kiện
Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật
- Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình
- Chàng nài nỉ lão Nhiệm Bình kể những câu chuyện đi biển kì ảo của lão, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma
- Lão Nhiệm Bình đã thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). 
- Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ
- Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm-dương không phân biệt, vì nói cho cùng đó đều là dân làng họ, chẳng may qua đời nên muốn tìm chút hơi ấm dương gian
- Phần 2: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão
Sự kiện
Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật
- Chiếc thuyền lão Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi trai ra khơi đánh cá
- Đến chiều bão tố bắt đầu nổi lên và kéo dài đến quá nửa đêm
- Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính
- Thuyền Phó Nhụy vướt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó chiếc thuyền Xin Kính biến mất. Chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không một ai sống sót
- Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với giông bão đã trở thành quán tính
- Dù  ... 
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức trò chơi “Ai nhớ hơn” yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về thể loại truyện kí: 
- Truyện kí là gì?
- Phi hư cấu là gì?
- Hư cấu là gì?
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nghe yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.
B3. Báo cáo thảo luận
Học sinh nhớ lại kiến thức bài học và trả lời câu hỏi của giáo viên. B4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, chiếu slide 7
- Truyệ kí: là thể loại trung gian giữa truyện và ký, vừa có yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật, vừa có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Người viết được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.
- Phi hư cấu: là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách gọi thẳng tên và miêu tả chính xác những con người và sự kiện có thực: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn góc gia đình, ngọn nguồn văn hóa 
- Hư cấu: là dùng trí tưởng tượng sang tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện ký có không ít chi tiết, yếu tố không cần kiểm chứng: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sác thiên nhiên 
Hoạt động 2: Ôn tập phần đọc văn bản
a. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về phần đọc các văn bản được học trong bài 9. Vận dụng nội dung phần đọc liên hệ để rút ra bài học cho bản thân.
b. Nội dung: Thực hiện câu hỏi 1,2,3,4 (SGK – 103&104)
c. Sản phẩm: Câu trả lời và kết quả thảo luận nhóm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Nhiệm vụ 1: Ôn tập KT về đề tài, câu chuyện, nhân vât, sự kiện trong tác phẩm truyện kí ở bài 9.
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1 SGK (tr103) 
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân, điền nội dung vào phieeis học tập số 01.
B3. Báo cáo thảo luận
GV mời 3 học sinh trình bày nội dung
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, chiếu slide 9, 10, 11.
Văn bản
Đề tài
Câu chuyện
Sự kiện
Nhân vật
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Cuộc sống của những nhà chí sỹ cách mạng thời kỳ Pháp thuộc
Tuấn cùng Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Bất chấp việc đến thăm cụ Phan sẽ có mật thám theo, nhưng Tuấn vẫn rất muốn đến nhà cụ để gặp cụ. Cụ Phan là người được rất nhiều người yêu mến và kính trọng, Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. 
Tuấn và Quỳnh đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Cụ Phan Bội Châu, Tuấn, Quỳnh
Tôi đã học tập như thế nào?
Việc học tập để phát triển bản thân của con người
A-lếch-xây từ nhỏ đã ở với ông ngoại và ông chính là người đầu tiên dạy chữ cho cậu. Nhưng ông luôn nóng giận áp đặt lên cậu, còn ở trường thì bị bạn bè chế nhạo và thầy giáo thì luôn không ưa cậu. Dần dần cậu trở nên chán học và làm ra nhiều trò nghịch ngợm đáng trách. Nhưng có một giám mục đã xuất hiện, ông như vị cứu tinh đã cứu vớt cuộc đời cậu và khiến cậu ngày một tốt hơn.
Đức Giám mục xuất hiện
Pê-xcốp biết đọc từ năm lên mười bốn tuổi
Pê-xcốp, Đức Giám mục, ông ngoại, bạn bè trong lớp, các thầy giáo trước đó
Xà bông “Con Vịt”
Tình yêu quê hương, đất nước
Cai Tuất nổi tiếng khắp vùng nhờ tài chọn chó tốt. Ông thường chỉ cho mọi người cách chọn những con chó nào có thể thịt, con chó nào có thể nuôi. Nhưng ở đây họ không ăn thịt chó vì chó là người bạn trung thành của con người. Nhà ông cai có một con chó mực, nó rất tinh quái và lanh lợi. Sau khi Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”.
- Cai Tuất cùng một số nhân sĩ mở một cơ sở sản xuất xà bông 
- trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông đã đốt xưởng để tỏ rõ lòng trung với nước.
Cai Tuất, ông Giu-béc Chiếu, vợ Cai Tuất, ông Lê Văn Cửu, điền chủ Dương, vợ Điền chủ Dương, ông Trần Văn Thạnh...
* Nhiệm vụ 2: Ôn tập KT yếu tố hư cấu trong tác phẩm truyện kí ở bài 9.
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chiếu slide 12 và yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2 SGK (tr103) 
GV tổ chức chia học sinh lớp thanh 6 nhóm, yêu cầu nhóm 1 và 2 thảo luận nội dung VB “Ngôi nhà tranh của cụ PBC ở Bến Ngự”
Nhóm 3,4 thảo luận nội dung VB “Tôi đã học tập như thế nào?”
Nhóm 5,6 thảo luận nội dung VB “Xà bông Con Vịt”.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc theo nhóm.
B3. Báo cáo thảo luận
GV mời nhóm học sinh có nội dung bài làm kém hơn lên trình bày nhóm còn lại bổ sung các nhóm khác nhận xét. 
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, chiếu slide 13.
Văn bản
Nhân vật
Yếu tố hư cấu
Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
 Cụ Phan Bội Châu
Các lời nói hành vi cụ thể của cụ Phan, biểu hiện tình cảm của Tuấn dành cho cụ Phan
Khắc họa được chân dung, phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích, thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan với thanh niên đ
đương thời
Tôi đã học tập như thế nào?
Cậu bé Pê-xcốp
Bối cảnh và tình huống xảy ra các sự việc, những cảm nhận cụ thể về sự yêu, ghét của các ông giáo, cuộc đấu tranh giữa con người và con thú, các câu nói hành vi cụ thể của nhân vật
Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vật vừa sinh động vừa mang tính khái quát cao những bài học của nhân vật để trở thành bài học chung thấm thía đối với nhiều người
Xà bông “Con Vịt”
Cai Tuất
Các suy nghĩ, động cơ lựa chọn hành động của Cai Tuất, tình cảm trung thành của con chó đối với Cai Tuất
Nhân vật trở nên chân thực, sinh động hơn
* Nhiệm vụ 3: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3 SGK (tr103). GV chiếu slide 14
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc câu hỏi,làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
B3. Báo cáo thảo luận
GV mời 2- 3 học sinh trả lời.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, chiếu slide 15.
Các lời thoại trên cho thấy giọng nói của Đức giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp về chuyện học tập của Pê-xcốp. Hiệu quả của các lời thoại này đến từ sự truyền tải chân thật và tự nhiên của câu hỏi, tạo cảm giác như đang đối thoại trực tiếp với nhân vật trong tác phẩm. Từ cách diễn đạt với những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản và thân thiện, ta có thể cảm nhận được giọng nói của hai nhân vật, đặc biệt là giọng nói của Đức giám mục thể hiện sự hiểu biết và nhân ái. Các câu hỏi cũng tạo ra sự tò mò và thú vị, kích thích độc giả tìm hiểu và tiếp tục đọc tác phẩm.
* Nhiệm vụ 4:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4 SGK (tr104). Gv nêu một số gợi ý để hướng dẫn học sinh trả lời. GV chiếu slide 16
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc câu hỏi, làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
B3. Báo cáo thảo luận
GV mời 2- 3 học sinh trả lời.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
- Nêu ý nghĩa của câu nói.
- Xác đinh vai trò cuiar sách đối với con người.
Có thể theo hướng sau:
+ Câu nói đều cao vai trò, tầm quan trọng của sách đối với đời sống con người.
+ Sách giúp con người phát triển toàn diện và trở nên khác biệt, tiến bộ
+ Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân
+ Suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. 
+ Từ đó rút ra nhận xét: tin hoặc không tin vào câu nói.
Hoạt động 3: Ôn tập phần nói và nghe
a. Mục tiêu: Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn và hình thành kỹ năng thảo luận, tranh luận về một vấn đề xã hội.
b. Nội dung: Rút ra những điều cần lưu ý khi thảo luận, tranh luận về một vấn đề xã hội.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 5 SGK (tr104)
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc câu hỏi, làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
B3. Báo cáo thảo luận
Gv mời 3-4 học sinh trả lời câu hỏi
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, chiếu slide 19
Lưu ý khi tranh luận, thảo luận:
-Tôn trọng quan điểm của người khác: lắng nghe và tôn trọng người khác, không nên phán xét hay bỏ qua quan điểm của người khác.
- Cung cấp bằng chứng: Cần có các bằng chứng và tài liệu rõ ràng, mang tính thuyết phục.
- Sử dụng lời nói lành mạnh và giữ sự cởi mở: cần sử dụng ngôn từ văn minh, tránh nói thô tục, phản cảm, không lịch sự. Biết đón nhận những góp ý tích cực từ người khác.
- Tập trung vào vấn đề chính: Luôn tập trung, không bàn đến các vấn đề vụn vặt hoặc không liên quan.
- Tôn trọng thời gian: Cuộc thảo luận cần diễn ra trong thời gian hợp lý và cần tôn trọng thời gian của mỗi người tham gia.
Hoạt động 4: Ôn tập phần viết
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành năng lực viết nhanh một đoạn văn ngắn theo chủ đề ký ức và biết tìm, sửa các lỗi về ngữ pháp (nếu có).
b. Nội dung: Viết đoạn văn ghi lại một hồi ức hoắc về tầm quan trognj của hồi ức trong đời sống tinh thần của con người.
c. Sản phẩm: Bài viết của hcojs inh
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 6 SGK (tr104), chiếu slide 21. Yêu cầu hcoj sinh tìm ý nhanh để viết đoạn văn theo các gợi ý.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc câu hỏi, làm việc cá nhân, viết đoạn văn (có thể theo gợi ý).
Sau khi viết xong học sinh trao đổi bài với bạn cùng bàn để tìm lỗi về câu và sửa lỗi (nếu có).
B3. Báo cáo thảo luận
Gv mời 3-4 học sinh đọc bài và sửa lỗi.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nội dung gợi ý
Mở đoạn
Nêu vấn đề: Hồi ức đáng nhớ
Nêu vấn đề: Tầm quan trọng của kí ức
Thân đoạn
Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm 
Ký ức hình thành những trải nghiệm đời sống của cá nhân
Nhân vật chính trong ký ức 
Ký ức tuổi thơ bao giờ cũng hồn nhiên trong sáng và khó phai mờ trong lòng người
 Các sự kiện diễn ra (có thể kể theo trình tự thời gian)
Ký ức có tầm quan trọng trong việc hình thành tính cách, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người
Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận về kí ức
Kết đoạn
Đánh giá giá trị của các sự kiện, nhân vật trong kí ức tác động đến bản thân (lý do khiên ký ức đó in sâu mãi trong tâm trí)
Khảng đinh tầm quan trọng của ký ức, mỗi người cần biết trân trọng những ký ức để sống ngày càng tốt đẹp hơn
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Sắp xếp luận điểm, lí lẽ và bằng chứng hợp lí.
Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đúng yêu cầu của kiểu bài.
Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các ý, các sự kiện hoặc giữa lí lẽ và dẫn chứng...
PHỤ LỤC – PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 01:
Họ và tên học sinh: . Lớp 11 .
Xác định đề tài, câu chuyện, nhân vật trong các văn bản truyện – truyện ký đã học bằng cách hoàn thành bảng sau:
Văn bản
Đề tài
Câu chuyện
Sự kiện
Nhân vật
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Tôi đã học tập như thế nào?
Xà bông “Con Vịt”
Phiếu học tập số 02:
Họ và tên học sinh: . Lớp 11 .
Xác định yếu tố hư cấu và tác dụng của yếu tố hư cấu với việc khắc họa nhân vật trong các văn bản truyện – truyện ký đã học bằng cách hoàn thành bảng sau:
Văn bản
Nhân vật
Yếu tố hư cấu
Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Tôi đã học tập như thế nào?
Xà bông “Con Vịt”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_ii.docx