Giáo án Ngữ văn 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tùy bút và tản văn
❖ Học sinh thảo luận và phân tích được các yếu tố trong văn bản tùy bút và tản văn
2. Về năng lực chung
❖ Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, .
3. Về phẩm chất: Học sinh biết yêu quý và có ý thức giữa gìn vẻ đẹp của thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV đặt câu hỏi và HS suy nghĩ trả lời
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên
Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo TÊN BÀI DẠY: BÀI 1 – THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 11 Thời gian thực hiện: .. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,. 2. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn - Học sinh phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh - Học sinh nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học - Học sinh giải thích được nghĩa của từ 3. Về kĩ năng - Học sinh viết được một bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Học sinh giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa) - Học sinh nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ 4. Về phẩm chất - Học sinh biết yêu quý và có ý thức giữa gìn vẻ đẹp của thiên nhiên NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Cõi lá (Đỗ Phấn) KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: Chiều xuân (Anh Thơ) MỞ RỘNG: Trăng sáng trên đầm xen (Chu Tự Thanh) Thực hành Tiếng Việt Giải thích nghĩa của từ Viết Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân Ôn tập Ôn tập chủ đề B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tùy bút và tản văn Học sinh thảo luận và phân tích được các yếu tố trong văn bản tùy bút và tản văn 2. Về năng lực chung Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,. 3. Về phẩm chất: Học sinh biết yêu quý và có ý thức giữa gìn vẻ đẹp của thiên nhiên II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: GV đặt câu hỏi và HS suy nghĩ trả lời Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi: Các em đã từng viết nhật kí chưa? Điều đặc biệt của nhật kí là gì và tác dụng của nó. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học HS có thể trả lời: - Nhật kí ghi chép lại những suy nghĩ, cảm nhận hay lịch trình sinh hoạt cá nhân. - Tự do bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ mà không khuôn khổ như nhiều thể loại khác. GV gợi dẫn về loại hình kí và hai thể loại tùy bút và tản văn 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh thảo luận và phân tích được các yếu tố trong văn bản tùy bút và tản văn b. Nội dung thực hiện: Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa và thực hành hoàn thiện phiếu học tập Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên phát phiếu học tập và thực hành theo nhóm đôi hoặc cá nhân HS hoàn thành phiếu và chia sẻ câu trả lời Thời gian: 15 phút Chia sẻ và phản biện: 5 phút Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩa và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản Kiến thức trọng tâm 1. Tùy bút Tuỳ bút là tiểu loại thuộc loại hình kí; thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Ở tuỳ bút, chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và thơ (có chỗ cuộc sống. Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, giàu sức gợi,...). 2. Tản văn Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tuỳ bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ nhân vật. Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. 3. Yếu tố kết hợp giữa trữ tình và tự sự trong tùy bút và tản văn - Yếu tố tự sự trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm. - Yếu tố trữ tình trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tuỳ bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn. 4. Ngôn ngữ văn học Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật, thể hiện qua các đặc điểm: 1) giàu sức truyền cảm, biểu cảm: có khả năng chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc; 2) tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng,... khiến câu văn, câu thơ hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa; 3) tính hình tượng: có khả năng khơi gợi hình ảnh, hình tượng, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị; 4) tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc. Ngôn ngữ trong tuỳ bút, tản văn, ngoài các đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại: thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu hoạt động: Vận dụng một số lí thuyết về tùy bút và tản văn để thực hành đọc một đoạn tản văn ngắn b. Nội dung thực hiện Học sinh thực hành đọc và chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự trong các đoạn tản văn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu đoạn văn Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hành Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại kiến thức Đoạn văn. Phần phụ lục - Yếu tố tự sự: + Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiện ra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên. Lập tức người Pháp ở Đông Dương chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc. Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngay tại xứ người + Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đáp cánh xuống mùa thu. Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuần thư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh. Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thau chua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình - Yếu tố trữ tình + Ôi, người Việt Nam những thế hệ trước, chỉ một mực sống cho người khác, đầu tắt mặt tối một đời à Bộc lộ cảm xúc + Chẳng đổi đời thì đổi gió. Mà cứ gì 7X với 8X, chuyến bay lánh nóng này của tôi cũng đang tìm về Đà Lạt đây thôi. Chẳng phải miền ôn đới quốc nội này đang mê dụ tôi sao ? Chẳng phải lúc nào tôi cũng thèm được làm tươi, làm trong lại đời mình sao ? Thảo nào, lúc máy bay chớm vào miền thông xanh, mình cứ nhấp nhổm hoài. à Câu hỏi tu từ Phụ lục 1. Phiếu học tập Phụ lục 2. Rubric thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (6 điểm) 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG Phụ lục 3. Đoạn tản văn luyện tập Tôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệt lúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đới rồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành. Vì thế mà có Đà Lạt. Đà Lạt được giấu kín như thế hàng kỉ nguyên sau mây mù và rừng núi rậm rạp. Kín đến nỗi chính xứ nhiệt đới cũng từng quên mất nó. Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiện ra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên. Lập tức người Pháp ở Đông Dương chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc. Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngay tại xứ người. Người Việt xem Đà Lạt như một ôn đới gần, một ôn đới nằm gọn trong vòng tay nhiệt đới. Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đáp cánh xuống mùa thu. Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuần thư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh. Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thau chua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình. Có phải ngàn thông là một bộ lọc tận tụy vô tư cho Đà Lạt không ? Bao bọc Đà Lạt trong lòng mình, ru vỗ Đà Lạt trong cái nôi xanh đời đời của mình, thông cao nguyên cứ lặng thầm lọc nóng thành mát, đục thành trong, tục thành thanh, ồn ã thành êm ả, nhiệt đới thành ôn đới. Người đến Đà Lạt ngỡ như được làm mát, làm trong lại mình. Ôi, người Việt Nam những thế hệ trước, chỉ một mực sống cho người khác, đầu tắt mặt tối một đời. Các thế hệ ấy thường chia cái đời mình làm hai chặng. Chặng đầu, nai lưng làm lụng tích cóp như một con lừa. Chỉ sau khi mọi chuyện lớn bé của bổn phận người đã hòm hòm, họ mới cho phép mình sang chặng hai, ấy là hưởng đời một chút, thăm thú chỗ nọ chỗ kia một chút. Nhưng khốn nỗi, chặng trước đâu có chịu dừng, nó thường nuốt gọn cả chặng sau, khiến đời tàn lực kiệt. Lúc hưởng được thì không được hưởng, lúc được hưởng lại không hưởng được. Thế, họ cũng chẳng lấy làm tiếc. Đà Lạt thế kỉ trước là chốn xa xỉ, viển vông ngay cả với người không thiếu điều kiện. Một ôn đới ngay trong tầm tay mà họ cũng không thể đến. May thay, quan niệm về chất lượng sống cũng khác dần. Người Việt nay có vẻ hiện sinh hơn. 7X, 8X bây giờ ứng xử khác : vừa làm vừa hưởng. Địa chỉ xanh cho ngày nóng ở xứ mình đâu có ít, nhưng xem ra Đà Lạt vẫn là lựa chọn sâu kín nhất cho mỗi chuyến ngao du. Vẫn biết, gió tươi cao nguyên có thể làm dịu đời một lát, chứ không thể làm dị ... i viết tham khảo có sử dụng yếu tố này. - Các yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh về quy trình hoạt động trở nên rõ ràng, chi tiết, giúp người đọc; người nghe dễ hình dung hơn về các công đoạn, cách xử lí của đối tượng. - Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả là: + “Khi xếp lá, người thợ phải khéo léo sao cho lúc chêm lá không bị chồng lên thành nhiều lớp, để nón đạt được độ thanh và mỏng”. + “Từ vành nón, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết nhôi, đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung với các màu sắc như tím, hồng đào, xanh thiên lí” 4. Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen trong bài viết có tác dụng gì? Các yếu tố nghị luận khiến cho bài viết có thêm nhiều nhận định rõ ràng, tạo cảm giác tin tưởng cho người đọc. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài viết trở nên giàu cảm xúc, gần gũi và dễ tiếp nhận hơn. 5. Bài viết trên sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Tác dụng của phương tiện ấy trong bài viết là gì? - Bài viết trên sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh. - Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về đối tượng và quy trình thực hiện. 6. Từ bài viết, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài thuyết minh về một quy trình có sử dụng kết hợp một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận? - Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh. - Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp. - Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận - Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí. II. Kiểu bài và các bước thực hiện bài viết 1. Kiểu bài: Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài thông tin tổng hợp, sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng hoặc một quy trình hoạt động, giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng hay quy trình hoạt động ấy. 2. Yêu cầu đối với kiểu bài: Nêu được đối tượng hay quy trình cần thuyết minh. Làm rõ các đặc điểm của đối tượng/ các bước thực hiện hay các công đoạn trong việc thực hiện quy trình. Lồng ghép được một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí. Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp. Bố cục đảm bảo ba phần: + Mở đầu: Nêu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng/ quy trình cần thuyết minh. + Nội dung chính: Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng hay các bước của quy trình hoạt động. Trong khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh. + Kết thúc: Khẳng định giá trị của đối tượng/ quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng/ quy trình. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để tạo lập văn bản thuyết minh b. Nội dung thực hiện HS vận dụng kiến thức đã học đã hoàn thành bài viết theo hai bước Tạo lập dàn ý theo hướng dẫn phiếu học tập Hoàn thành bài viết theo rubric chấm Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ: Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hành hoàn thiện dàn ý Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo HS thực hiện phiếu học tập dàn ý theo hướng dẫn Bước 1: Chuẩn bị viết * Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc - Đề tài của bài thuyết minh về quy trình/ đối tượng cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Là quy trình/ đối tượng mà bạn hiểu rõ, thuận lợi cho việc thuyết minh. + Được nhiều người quan tâm. + Có điểm riêng, hấp dẫn. - Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc bằng cách trả lời các câu hỏi: + Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì? + Người đọc văn bản này là ai? * Thu thập tư liệu + Phạm vi lựa chọn của bạn cần giới hạn ở một nội dung. Ví dụ: bạn có thể lựa chọn thuyết minh về quy trình chế biến bánh trung thu. + Sau khi chọn được đối tượng/ quy trình hoạt động cần thuyết minh, bạn hãy vận dụng các kĩ năng thu thập tư liệu đã được giới thiệu ở các lớp trước để thực hiện thao tác này. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý * Tìm ý: Bạn nên quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập những thông tin trên sách, báo, các phương tiện truyền thông. Chẳng hạn như thuyết minh về quy trình làm bánh trung thu, bạn có thể tìm ý theo các vấn đề gợi ý sau: + Lịch sử ra đời của bánh trung thu + Nguyên liệu + Các bước làm bánh + Yêu cầu thành phẩm + Ý nghĩa của bánh trung thu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. * Lập dàn ý - Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. Cụ thể là: Mở bài: Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh. Thân bài: + Tổng quan về đối tượng/ quy trình cần thuyết minh + Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/ công đoạn của một quy trình (nguyên liệu thực hiện, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa) + Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc. Kết bài: Đánh giá về đối tượng/ quy trình thuyết minh. Bước 3: Viết bài Tùy vào đối tượng/ quy trình thuyết minh, lựa chọn các bước thuyết minh hợp lí. Chung quy, khi viết bài văn thuyết minh cần phải đáp ứng các yêu cầu. - Bám sát đối tượng/ quy trình thuyết minh. - Làm sáng tỏ các đặc điểm của đối tượng/ quy trình bằng cách giới thiệu, miêu tả, giải thích. Sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự hợp lí. Chú ý lựa chọn ngôn ngữ và các phương tiện hộ trợ trình bày phù hợp với từng nội dung thuyết minh. Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ như: sơ đồ, hình ảnh, mô hình để tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn. - Đưa ra những nhận xét, đánh giá đảm bảo tính khách quan, xác thực, phù hợp với đối tượng/ quy trình. - Thông tin cần chính xác, phong phú, đa dạng, lồng ghép nghị luận và biểu cảm để bài thuyết minh không bị khô khan. - Lưu ý tránh các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh hoàn thiện bài viết hoàn chỉnh (Ở nhà hoặc tại lớp) b. Nội dung thực hiện: HS hoàn thành bài viết và tự đối chiếu với rubric chấm trước khi nộp cho GV Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh nộp bài Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo GV linh hoạt sử dụng phần chia sẻ bài làm của HS Phụ lục 1. Phiếu thực hiện dàn ý (Có hướng dẫn dàn ý) Phụ lục 2. Bài viết tham khảo CÁCH LÀM BÁNH CHƯNG (Nguồn: Hoatieu.vn) Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp. Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã. Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất. Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong. Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh.. Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh. Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà. Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn. Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người. Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất. Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa. Phụ lục 3. Rubric đánh giá bài viết Nội dung kiểm tra Yêu cầu cụ thể Đạt Chưa đạt Mở đầu Giới thiệu đối tượng/ Quy trình thuyết minh Nội dung chính Miêu tả đối tượng/ quy trình Trình bày từng phương tiện của đối tượng/ quy trình thuyết minh theo một trình tự hợp lí (trước - sau; trên - dưới; trong - ngoài; khái quát - cụ thể) Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc nhất của đối tượng/ quy trình. Làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng/ quy trình. Kết thúc Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng/ quy trình thuyết minh. Kĩ năng trình bày, diễn đạt Trình bày các ý mạch lạc, hệ thống Sử dụng lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để làm tăng tính hiệu quả thuyết minh Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ nội dung thuyết minh Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_11_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_thong_diep.doc