Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Ôn phép nhân, phép chia (Tiết 2)
Bài 2: ÔN PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh thực hiện được phép nhân, phép chia ( Tính nhẩm và tính viết) trong phạm vi 100000; tìm được thành phần chưa biết trong phép nhân và phép chia; đọc được biểu đồ tranh đơn giản.
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong thực hành tính toán và giải quyết vấn đề đơn giản.
- Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học và mô hình hóa toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình;
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi, Hình ảnh BT7.
- HS: SGK
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Ôn phép nhân, phép chia (Tiết 2)
Toán Bài 2: ÔN PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù: - Học sinh thực hiện được phép nhân, phép chia ( Tính nhẩm và tính viết) trong phạm vi 100000; tìm được thành phần chưa biết trong phép nhân và phép chia; đọc được biểu đồ tranh đơn giản. - Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong thực hành tính toán và giải quyết vấn đề đơn giản. - Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học và mô hình hóa toán học 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình; - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi, Hình ảnh BT7. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: ( 5’) a. Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Giúp học sinh củng cố lại cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia, thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp - GV tổ chức trò chơi “Bác mặt nạ thông thái”. - Chuẩn bị: + HS chuẩn bị biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt cười, một bên có hình mặt mếu, GV: 03 bảng con. + Chia lớp thành 03 đội chơi, mỗi đội có số HS bằng nhau - Cách tổ chức: Chơi thi đua giữa các đội Giáo viên xuất hiện từng bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một biểu thức: a.3 000 + 160 × 2 = 3 160 × 2 = 6 320 3 000 + 160 × 2 = 3 000 + 320 = 3 320 2 882 – 1 500 : 2 = 2 882 – 750 = 2 132 Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười, nếu sai thì giơ mặt mếu. Sau mỗi lần chơi đội nào có số HS giơ mặt nạ đúng nhiều hơn là thắng cuộc - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Thực hành- Luyện tập (10’) a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện được phép nhân, phép chia ( Tính nhẩm và tính viết) trong phạm vi 100000; b. Phương pháp, hình thức tổ chức:cá nhân, nhóm, cả lớp Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV nêu yêu cầu bài tập, HS chọn đáp án đúng ghi vào bảng con. - GV sửa bài, chốt - Nhận xét, tuyên dương. 3.Vận dụng, trải nghiệm ( 20’) Mục tiêu: - Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong thực hành tính toán và giải quyết vấn đề đơn giản. Đọc được biểu đồ tranh đơn giản. Bài 6: - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài nêu cách giải. - Yêu cầu HS giải bài toán vào vở - Gọi 1 HS lên bảng sửa bài - Nhận xét tuyên dương. Bài 7: - Gọi HS yêu cầu của bài - Hướng dẫn HS quan sát biểu đồ: + Nêu tên biểu đồ? + Có những ngày nào được thể hiện trên biểu đồ? + Ngày thứ Sáu thu hoạch được bao nhiêu thùng dưa lưới? + Ngày thứ Bảy thu hoạch được bao nhiêu thùng dưa lưới? + Ngày Chủ nhật thu hoạch được bao nhiêu thùng dưa lưới? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời 2 câu hỏi trong SGK - Gọi đại diện nóm trình bày - Nhận xét tuyên dương. 4. Hoạt động tiếp nối (5’) a. Mục tiêu:HS ôn lại các kiên thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân - Trò chơi: “Tiếp sức”(2 đội, 3 HS) điền số thích hợp vào ô trống. 150 :3 ×4 giảm 2 lần -Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học - Dặn Hs xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập phép nhân, phép chia (tiết 3) Hát Tham gia trò chơi a. s b.đ c.đ HS lắng nghe - HS đọc đề bài - Hs nêu a) A b) D c) A Hs nêu bài toán HS làm bài Bài giải 48 ×3 = 144 Lớp em có 144 hộp sữa 144- 35 = 109 Lớp em còn lại 109 hộp sữa. HS nêu yêu cầu bài Quan sát biểu đồ và trả lời: + Số dưa lưới thu hoạch được ở vườn nhà bạn Liên. + Thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật. + 6 thùng +8 thùng + 7 thùng HS thảo luận trả lời a.Ngày thứ Bảy nhà Bạn Liên thu hoạch nhiều dưa lưới nhất. b. 6 + 8 + 7 = 21 Trong 3 ngày nhà bạn Liên thu hoạch được 21 thùng dưa lưới. 21 × 6 = 126 Trong 3 ngày nhà bạn Liên thu hoạch được 126 quả dưa lưới. HS tham gia trò chơi 30; 120; 60 IV. Điều chỉnh sau tiết dạy .
File đính kèm:
- giao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_bai_2_on_phep_nhan_phep_ch.docx