Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4+5+6: Ôn tập phép cộng, phép trừ - Năm học 2023-2024
Ôn tập phép cộng, phép trừ
I.Yêu cầu cần đạt:
1.Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
-HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm và tính viết) trong phạm vi 100 000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp); tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
2.Năng lực:
a.Năng lực chung:
-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực riêng:
-Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản.
-Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến đo độ dài, tính chu vi, dung tích.
-Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học
3.Phẩm chất
-Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
-Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
-Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II.Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên: SGK, dụng cụ dạy học Toán; laptop, TV (nếu có).
-Học sinh: SGK, vở toán, vở bài tập, dụng cụ học tập, .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4+5+6: Ôn tập phép cộng, phép trừ - Năm học 2023-2024
Thứ Năm, ngày 31 tháng 08 năm 2023 Tiết: 4-5-6 Toán Ôn tập phép cộng, phép trừ I.Yêu cầu cần đạt: 1.Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, HS sẽ: -HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm và tính viết) trong phạm vi 100 000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp); tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. 2.Năng lực: a.Năng lực chung: -Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. b.Năng lực riêng: -Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản. -Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến đo độ dài, tính chu vi, dung tích. -Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học 3.Phẩm chất -Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. -Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận. -Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. -Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học. II.Đồ dùng dạy học: -Giáo viên: SGK, dụng cụ dạy học Toán; laptop, TV (nếu có). -Học sinh: SGK, vở toán, vở bài tập, dụng cụ học tập, ... III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học Tiết 1 A.KHỞI ĐỘNG: *Hát: -Học sinh hát khởi động *Trò chơi: “Ai nhanh hơn?” Tính nhầm 780 + 20 = . 780 + 200 = . -2 HS nêu miệng, nêu cách làm *Giới thiệu bài: -Nêu mục đích yêu cầu bài học -Ghi tựa: Ôn tập phép cộng, phép trừ -2-4 HS lặp lại tựa bài. B.KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP: Câu 1 Đặt tính rồi tính: -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: b. 76 928 + 845 77 773 a. 23 607 + 14 685 38 292 c. 59 194 - 36 052 23 142 d. 48 163 - 2 749 45 414 -Yc HS làm vào bảng con -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Câu 2 Tính nhẩm: -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: -Yc HS tính bằng cách nhanh nhất 72 + 20 = 92 68 - 40 = 28 350 + 30 = 380 970 - 70 = 900 411 + 300 = 711 625 + 200 = 825 954 – 400 = 554 367 – 300 = 67 32 + 7 + 8 = 47 54 + 7 + 3 = 64 1 + 16 + 9 = 26 96 + 40 + 4 = 140 -Yc 12 HS nêu miệng -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Câu 3 >, <, = -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: a) 4 735 + 15 > 4 735 + 10 b) 524 – 10 < 525 – 10 c) 4 735 – 15 < 4 735 – 10 d) 7 700 + 2 000 = 6 700 + 3 000 -Yc 4 HS trình bày bảng lớp -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Câu 4 Số? -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: a) 371 +?... = 528 528 – 371 = 157 Vậy số cần điền vào chỗ trống là 157. b) .?.... + 714 = 6 250 6 250 – 714 = 5 536 Vậy số cần điền vào chỗ trống là 5 536 c) ?.... – 281 = 64 64 + 281 = 345 Vậy số cần điền vào chỗ trống là 345. d) 925 - .?.... = 135 925 – 135 = 790 Vậy số cần điền vào ô trống là 790. -Yc 4 HS trình bày bảng lớp -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Tiết 2 Câu 5 Chọn ý trả lời đúng: -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: a) Ta có 1 kg = 1 000g ; 1 kg 500 g = 1 500 g ; 1 kg 250 g = 1250 g Ta có 700 < 1 000 < 1 250 < 1 500 Vậy túi nặng nhất là 1 kg 500 g, túi nhẹ nhất là 700 g. Chọn A. b) Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất số gam là 1 500 – 700 = 800 (g) Chọn C. c) Tổng khối lượng cả bốn túi là 1 000 + 700 + 1 500 + 1 250 = 4 450 (g) Ta có 4 450 g = 4 kg 450 g Chọn D. -Yc HS làm vào bảng con -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Câu 6 Con hà mã cân nặng 2 500 kg. Con hươu cao cổ nhẹ hơn con hà mã 1 100 kg. Con tê giác nặng hơn con hươu cao cổ 1 800 kg. Hỏi con tê giác cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: -Con hà mã nặng bao nhiêu? -Con hươu cao cổ nặng như thế nào? -Muốn biết con hươu cao cổ nặng bao nhiêu kg em làm sao? -Con tê giác nặng như thế nào? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết con tê giác nặng bao nhiêu kg em làm sao? - 2 500 kg - Nhẹ hơn con hà mã 1.100 kg -Nặng hơn con hươu cao cổ 1.800 kg -Con tê giác cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Tóm tắt 2500 kg Hà mã 1100kg ? kg Hươu cao cổ ? kg Tê giác 1800 kg Bài giải Con hươu cao cổ cân nặng số ki-lô-gam là 2 500 - 1 100 = 1 400 (kg) Con tê giác cân nặng số ki-lô-gam là 1 400 + 1 800 = 3 200 (kg) Đáp số: 3 200 kg -Yc HS làm vào vở toán (1 bảng nhóm) -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Câu 7 -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: -Sân bóng dạng hình gì? -An đi như thế nào? -Muốn biết đoạn đường của An em làm sao? -Tú đi như thế nào? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết đoạn đường của Tú em làm sao? -Hình chữ nhật -Đường đi của An dài bằng nửa chu vi sân bóng đá. 75 + 100 = 175m -Tú đi thẳng từ A đến C nên đường đi ngắn hơn đường đi của An là 50m -Đường đi của Tú dài bao nhiêu mét? 175 - 50 = 125m -Yc HS làm vào vở toán (1 bảng nhóm) -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Bài giải Số mét An đi được là: 75 + 100 = 175 (m) Số mét Tú đi được là: 175 – 50 = 125 (m) Đáp số: 125m Tiết 3 Câu 8 Giải bài toán theo tóm tắt sau: -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: -Cả 2 bể chứa bao nhiêu lít nước? -Bể A chứa bao nhiêu lít nước? -Bể B chưa như thế nào so với bể A? -Muốn biết bể B chứa bao nhiêu lít nước em làm sao? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết bể B hơn bể A bao nhiêu lít nước em làm sao? 625 lít 250 lít -Nhiều hơn bể A 625-250 = 375lít -Bể B hơn bể A bao nhiêu lít nước? 375 - 250 = 125lít Tóm tắt Bài giải Số lít bể B chứa là 625 – 250 = 375 (lít) Số lít bể B chứa nhiều hơn bể A là 375 – 250 = 125 (lít) Đáp số: 125 lít -Yc HS làm vào vở toán (1 bảng nhóm) -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. C.VẬN DỤNG: Câu 1 -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: -Yêu cầu HS làm tròn số tiền các món đồ Tên hàng Giá tiền Làm tròn Quả bóng đá 54.700 đ 50.000 đ Cái nón 31.500 đ 30.000 đ Vòng tay 7.500 đ 8.000 đ Quả bóng rổ 61.000 đ 60.000 đ Quần áo thể thao 49.000 đ 50.000 đ Vợt cầu lông 59.000 đ 60.000 đ Vợt bóng bàn 27.500 đ 30.000 đ Quả bóng bàn 35.000 đ 40.000 đ Đôi tất 16.500 đ 17.000 đ Quả cầu lông 6.500 đ 7.000 đ -Yc HS chọn 2 hoặc 3 món hàng để mua -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. Câu 2 Thử thách (Quan sát các hình sau:) -Bài toán yêu cầu gì? CHT *GV HD HS làm bài: -Hỏi HS số tam giác màu xanh của các hình từ 1 đến 7 Hình thứ nhất = 1 Hình thứ hai = 2 + 1 = 3 Hình thứ ba = 3 + 2 + 1 = 6 Hình thứ tư = 4 + 3 + 2 + 1 = 10 Hình thứ năm = 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 15 Hình thứ sáu = 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 21 Hình thứ bảy = 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 28 -Yc HS nêu ra quy luật để đếm -HS trình bày -Nhận xét -Lớp nhận xét. -Chuẩn bị: Ôn tập phép nhân, phép chia. -Nhận xét tiết học. IV.Điều chỉnh sau tiết dạy: .. .. .. ..
File đính kèm:
- giao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tiet_456_on_tap_phep_cong.docx