Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Đinh Quốc Nguyễn

BÀI 16: DÃY SỐ LIỆU (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận biết dãy số liệu; nhận biết cách thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu theo các tiêu chỉ cho trước (tình huống đơn giản); ôn tập cách đọc số đo các dụng cụ đo đại lượng khối lượng, dung tích, nhiệt độ; cách đọc biểu đồ tranh.

- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản.

2. Năng lực chung.

HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học.

3. Phẩm chất.

Các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ti vi/ máy chiếu, nội dung trình chiếu PowerPoint: hình ảnh nội dung Khởi động, Cùng học, bài Thực hành 1, 2, bài Luyện tập 1 và các bảng ghi chép số liệu (nếu cần).

- HS: SHS, VBT, bút,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 27 trang Thu Lụa 29/12/2023 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN: 7
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 16: DÃY SỐ LIỆU (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết dãy số liệu; nhận biết cách thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu theo các tiêu chỉ cho trước (tình huống đơn giản); ôn tập cách đọc số đo các dụng cụ đo đại lượng khối lượng, dung tích, nhiệt độ; cách đọc biểu đồ tranh.
- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản.
2. Năng lực chung.
HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học.
3. Phẩm chất.
Các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Ti vi/ máy chiếu, nội dung trình chiếu PowerPoint: hình ảnh nội dung Khởi động, Cùng học, bài Thực hành 1, 2, bài Luyện tập 1 và các bảng ghi chép số liệu (nếu cần).
- HS: SHS, VBT, bút,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học; ôn tập cách đọc số đo các dụng cụ đo đại lượng, khối lượng, dung tích, nhiệt độ; cách đọc biểu đồ tranh.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, làm việc cá nhân.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Ai tinh mắt thế.
- GV lần lượt treo hoặc trình chiếu từng hình.
- Hướng dẫn sửa bài
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài mới.
- HS quan sát, đọc thầm dữ liệu, tìm số đo không phù hợp, ghi lại kết quả đúng vào bảng con → Giải thích tại sao.
- Sửa bài
- Nhận xét.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút)
2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: HS nhận biết dãy số liệu; nhận biết cách thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu theo các tiêu chỉ cho trước (tình huống đơn giản); ôn tập cách đọc số đo các dụng cụ đo đại lượng khối lượng, dung tích, nhiệt độ; cách đọc biểu đồ tranh.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm 4
* Thu thập, phân loại, kiểm đếm.
- GV treo (hoặc trình chiếu hình) cho HS quan sát.
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về khối lượng của những con thỏ mà các tổ nuôi, người ta thu thập, phân loại và kiểm đếm được như sau:
- GV treo bảng phụ có vẽ bảng thống kê số liệu lên bảng lớp.
- GV nhận xét.
* Viết và sắp xếp dãy số liệu.
- GV giới thiệu: Viết các số đo khối lượng của bốn con thỏ ta được dãy số liệu:
800 g; 1 kg 500 g; 1 kg; 1 kg 200 g.
- GV cho HS đọc số đo - GV viết lên bảng lớp.
Ví dụ: GV: “Con thỏ của tổ I* HS: “800g* GV viết: 800 gr
- GV hỏi: Dãy này có mấy số liệu? Kể ra.
- GV yêu cầu HS viết lại dãy số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé (hoặc từ bé đến lớn). GV khuyến khích giải thích cách sắp xếp dãy số liệu. Ví dụ: Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé;
→ Xác định số lớn nhất: 1 kg 500 g. 
 Xác định số bé nhất: 300g.
 Trong hai số còn lại, số lớn hơn: 1 kg 200
 1 kg 500 g; 1 kg 200 g: 800 g, 500 g.
- GV hệ thống lại kiến thức:
• Tìm hiểu về cần nặng của các con thỏ, người ta thu thập, phân loại và kiểm đếm. 
• Với các số liệu đã thu thập được, ta có thể viết thành dãy số liệu.
• Có nhiều cách sắp xếp: viết lần lượt, viết theo thủ tụ tử lớn đến bé hoặc viết theo thủ tự
từ bé đến lớn.
- HS quan sát.
- HS (nhóm bốn) đọc số đo khối lượng của mỗi con thỏ và ghi vào bảng con (mỗi HS/thỏ).
- HS thi đua tiếp sức (hoặc mỗi tổ ghi một số đo vào bảng).
- HS lắng nghe.
- HS (nhóm đôi) thảo luận, thực hiện các yêu cầu của GV
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
1 kg 500 g; 1 kg 200 g: 800 g, 500 g.
- HS quan sát và lắng nghe.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, trò chơi.
Bài 1:
- GV trình chiếu yêu cầu của BT1: 
- GV gợi ý để học sinh phân tích, tìm cách giải:
+ Để viết được dãy số liệu các em cần thực hiện mấy việc? 
+ Đó là những việc gì ?
+ Làm gì để thu thập được số liệu ? 
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm và trước lớp. ( GV khuyến khích nhiều nhóm HS trình bày (mỗi nhóm/ câu), kết hợp giải thích cách làm.)
- GV gợi ý cho HS phân tích đưa ra một số nhận xét từ dãy số liệu:
Dãy số liệu này có mấy số?
Lạnh nhất là bao nhiều độ?
Nóng nhất là bao nhiêu độ?
- GV nhận xét chung – Kết luận .
Giáo dục HS uống đủ nước (khoảng 2l/ ngày), trang phục theo thời tiết (mặc đủ ấm khi trời lạnh).
Bài 2: 
- GV phát bảng nhóm có kẻ sẵn các yêu cầu cho HS chuyền tay nhau viết vào, thi đua tổ nào điền xong trước và đúng hết thì thắng cuộc.
- Nhận xét – kết luận.
- Giáo dục HS chăm sóc cây trồng, không hải hoa, bẻ cành, ...
- HS xem và đọc yêu cầu của bài, HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết các việc cần thực hiện: Quan sát hình ảnh (thu thập, phân loại, kiểm đếm) – Viết dãy số liệu – Sắp xếp từ bé đến lớn.
- HS trả lời ( 3 việc)
- HS trả lời (thu thập, phân loại và kiểm đếm)
- HS trả lời (câu a: đọc số đo trên ca/ l, câu b: đọc số đo trên nhiệt kế)
- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
a) 800 ml, 1 000 ml (hoặc 1 l), 500 ml; 900 ml.
Vì Bình A : có 800 ml nước; Bình B có 1 l nước; Bình C có 300 ml nước; Bình D có 900 ml nước.
Dãy số liệu được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (lượng nước từ ít đến nhiều).
500 ml 800 ml 900 ml 1 l.
b) 35 °C; 39 °C; 38 °C; 18 °C, 30 °C.
Sắp xếp các số liệu theo thứ tự từ bé đến lớn (nhiệt độ từ lạnh đến nóng)
18 °C; 30 C; 35 °C; 38 °C; 39 °C..
- HS thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thông tin SGK.
- HS (nhóm lớn) tìm hiểu hài, nhận biết các việc cần thực hiện: kiểm đếm – viết dãy số liệu, đọc - mô tả biểu đồ tranh cho sẵn.
- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Nhận bảng nhóm thực hiện 
- Lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. Nhóm trình bày nhanh nhất và kết quả chính xác là nhóm chiến thắng.
GV trình chiếu nội dung:
- Dãy số liệu:
- Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:.
- GV nhận xét và tổng kết bài học.
- HS tham gia trò chơi và trình bày kết quả.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 16: DÃY SỐ LIỆU (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Học sinh biết thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu theo các tiêu chỉ cho trước , ôn tập cách đọc biểu đồ tranh.
2. Năng lực chung.
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học ( phân tích và trình bày được những điều cần giải quyết bài toán trước lớp). Giao tiếp và hợp tác ( Có thói quen trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành bài tập).
- Năng lực toán học: Năng lực tư duy và lập luận toán học (thông qua việc phân tích dãy số từ bé đến lớn); Năng lực mô hình hóa toán học (thông qua việc quan sát, phân biệt được số lớn bé và biết thống kê số liệu để tạo thành dãy số liệu); Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Trách nhiệm: Tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Nội dung trình chiếu PowerPoint, bảng nhóm
- HS: SHS, VBT, vở nháp, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Đi chợ
- Hướng dẫn sửa bài.
- Học sinh nhận phiếu đi chợ, thống kê phiếu gồm bao nhiêu số liệu, sắp xếp các vật liệu cần mua từ khối lượng ít đến nhiều.
- Thực hiện phiếu đi chợ:
Cá: 500gr, Thịt: 1kg 500gr, Rau: 750 gr, Dưa hấu: 2 kg 500gr, Gạo: 850gr.
- Sửa bài.
2. Hoạt động Luyện tập (20 phút)
Bài tập 1: (SGK trang 38)
a. Mục tiêu: Học sinh biết thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu theo các tiêu chí cho trước , ôn tập cách đọc biểu đồ tranh.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
- GV giới thiệu; Tìm hiểu về số quả cả chua trên cây mỗi lớp Bốn trồng, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đã tranh trong SGK trang 38.
- Gợi ý để học sinh phân tích, tìm cách giải.
a) Đọc biểu đồ tranh
• Khối lớp Bốn có mấy lớp? Kể tên.
• Cây cà chua của mỗi lớp có bao nhiêu quả?
- Nhận xét chung – Kết luận.
b) Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi SGK trang 38:
- Uốn nắn để HS trả lời trôi chảy.
- Nhận xét chung – Kết luận
Giáo dục lợi ích của việc trong cây và ăn quả
- HS nghe và đọc thông tin SGK.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đọc biểu đồ tranh
- Thảo luận: 
• Khối lớp Bốn có mấy lớp? Kể tên.
• Cây cà chua của mỗi lớp có bao nhiêu quả?
- Phân tích: Để biết Khối lớp Bốn có mấy lớp? Kể tên (Kiểm đếm, Thu thập số liệu). Cây cà chua của mỗi lớp có bao nhiêu quả? (Kiểm đếm, Lập dãy số liệu)
* Giải bài toán (nhóm lớn)
- Đại diện nhóm trình bày.
- Thảo luận cặp đôi: Tìm cách giải quyết bài toán.
+ Lớp 4D có 13 quả, Lớp 4B có 15 quả. Ít hơn 2 quả. 
+ Cây cà chua nhiều quả nhất (4B = 15 quả) – Cây cà chua ít quả nhất (4E = 8 quả). Hơn 7 quả.
- Đại diện nhóm trình bày.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10 phút) 
Hoạt động thực tế
a. Mục tiêu: Biết phân loại, thu thập số liệu. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm
GV phát phiếu cho các tổ ghi chép khi phỏng vấn.
- GV ghi nhận cùng học sinh tổng hợp số liệu.
b) Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một biểu đồ tranh
- GV trình chiếu bảng thống kê (GV vừa vấn đáp, vừa thực hiện việc điền số liệu vào bảng).
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con theo hiệu lệnh của GV.
- Hướng dẫn sửa bài
Liên hệ Giáo dục học sinh về an toàn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ.
- Tổng kết bài.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu (thu thập, phân loại, kiểm đếm để thống kê số liệu, rồi viết dãy số liệu).
- HS thảo luận, tìm cách thực hiện.
a) Thống kê: Thu thập, phân loại, kiểm đếm.
+ Thu thập: Phỏng vấn các bạn để biết các bạn đến trường bằng phương tiện nào (mỗi tổ cữ 2 bạn đi phỏng vấn các bạn trong tổ mình: một bạn hỏi, một bạn ghi chép),
+ Phân loại: Phương tiện đi học hôm nay của các bạn trong lớp.
Có mấy loại phương tiện: (5 loại)
Đó là những loại nào? (đi bộ, xe đạp, xe máy, xe buýt, các phương tiện khác) 
+ Kiểm đếm: HS hoàn thiện bảng phỏng vấn, ghi chép và đếm số bạn thích từng loại phần thường.
- Các tổ báo cáo số liệu.
- HS thực hiện vào bảng con theo hiệu lệnh của GV.
- Nêu  đi bộ bên lề phải, đi qua đường đúng vạch ngựa vằn và theo tín hiệu đèn giao thông (nếu có).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 17: BIỂU ĐỒ CỘT (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
HS đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột; nêu được một số nhận xét đơn giản từ hiểu đó cột số lượng, ... ................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 17: BIỂU ĐỒ CỘT (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Vận dụng để làm quen với việc phát hiện vấn để hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực chung: Tự chủ, tự học ( phân tích và trình bày được những điều cần giải quyết bài toán trước lớp). Giao tiếp và hợp tác ( Có thói quen trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành bài tập).
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Trách nhiệm: Tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Nội dung trình chiếu PowerPoint, hình và các bảng biểu, biểu đồ theo nội dung Cùng học, các bài thực hành và các bài tập, bảng nhóm.
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát múa
- Tổ chức cho học sinh tham gia Hát múa bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Kết nối bài học.
- HS tham gia múa hát.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (25 phút)
2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Vận dụng để làm quen với việc phát hiện vấn để hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Bài 2:
a) Bảng số liệu thống kê
- Yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu bài, đọc số liệu từ bảng thống kê
- Gợi ý để học sinh phân tích, tìm cách giải.
b) Hoàn thiện số liệu trên biểu đổ cột cho sẵn.
- GV vấn đáp hướng dẫn gợi ý để học sinh phân tích, tìm cách giải.
Biểu đồ này nói về điều gì? 
Hàng ngang bên dưới cho biết gì?
Cột số bên trái cho biết gì? 
Mỗi cột thể hiện điều gì? 
Biển đồ này đã thể hiện đầy đủ chưa? 
Những nội dung còn thiếu được ghi bằng kí hiệu gì?
- GV yêu cầu HS (nhóm bốn) thảo luận để hoàn thiện số liệu trên biểu đó và trả lời các câu hỏi. 
- Sửa bài, GV trình chiếu biểu đồ, khuyến khích nhiều nhóm trình bày kết hợp thao tác trên biểu đồ (mỗi nhóm /câu).
- Nhận xét – Kết luận.
- Đọc thông tin SGK trang 40 thảo luận nhóm bốn tìm hiểu bài, đọc số liệu từ bảng thống kê
Khối lớp Một có 200 học sinh.
Khối lớp Hai có 224 học sinh.
Khối lớp Ba có 250 học sinh.
Khối lớp Bốn có 238 học sinh.
Khối lớp Năm có 200 học sinh.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS đọc tên biểu đồ: Số học sinh các khối lớp trường em.
- Tên các khối lớp
- Số học sinh
- Số học sinh mỗi khối lớp 
- Chưa
- HS (nhóm bốn) thảo luận để hoàn thiện số liệu trên biểu đó và trả lời các câu hỏi. 
a) Biểu đó cột biểu diễn số học sinh các khối lớp trường em.
b) Dựa vào bảng thống kê số liệu, điền số học sinh của các khối lớp còn thiếu vào đầu cột:
Một: 200; Hai: 224; Ba: 250; Bốn: 238; Năm: 200.
c) Khối lớp Hai nhiều học sinh hơn khối lớp Một. (cột vàng cao hơn vật xanh lá)
 Khối lớp Năm ít học sinh hơn khối lớp Bốn. (cột xanh thấp hơn cột tím)
Khối lớp Ba nhiều học sinh nhất. (cột đỏ cao nhất)
Khối lớp Một có số học sinh bằng khối lớp Năm (hai cột xanh cao bằng nhau)
d) Một, Năm, Hai, Bốn, Ba (hoặc Năm, Một, Hai, Bốn, Ba).
- Đại diện nhóm trình bày
- Sửa bài.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Luyện tập.
a. Mục tiêu: Ôn và làm quen với việc phát hiện vấn để hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, vấn đáp, quan sát
GV hướng dẫn HS: Trước khi trả lời các câu hỏi ở mỗi bài, luôn nói khái quát ba ý:
Biểu đồ này nói về điều gì ? (HS đọc tên biểu đồ ......)
Hàng ngang bên dưới cho biết gì? (.....)
Cột số bên trái cho biết gì? (........)
Bài 1:
GV giới thiệu: Tìm hiểu về tình hình hỗ trợ gạo cho các gia đình gặp khó khăn tại một khu vực trong tháng 8 năm 2021, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ cột trong SGK trang 41.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích vì sao trả lời như vậy.
- Giáo dục HS lòng nhân ái, tinh thần tượng thần tương ái, giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, ...
Bài 2:
- GV gợi ý: Đơn vị khối lượng thể hiện trên biểu đồ là đơn vị nào?
- Sửa bài, GV trình chiếu cho HS quan sát, khuyến khích nhiều nhóm trả lời kết hợp thao tác trên biểu đồ để giải thích vì sao trả lời như vậy. (mỗi nhóm/câu)
- Nhận xét chung – kết luận.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đọc đề
- Thảo luận: Biểu đồ này nói về điều gì? Hàng ngang bên dưới cho biết gì? Cột số bên trái cho biết gì?
- HS đọc yêu cầu SGK trang 41
- HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu số liệu trên biểu đồ cột.
 - Giải bài toán nhóm lớn
Dựa vào biểu đổ:
a) Trong tháng 8 năm 2021, khu vực này đã được hỗ trợ gạo 4 lần (vì biểu đồ có 4 cột, HS đếm trực tiếp trên biểu đồ).
Lần 1 - 10000 kg.
Lần 2 - 12000 kg.
Lần 3 - 9000 kg.
Lần 4 - 11 000 kg.
(HS vừa nói vừa chỉ vào các số liệu trên biểu đó. ) b) Lần 2 được hỗ trợ nhiều gạo nhất (vì cột cao nhất).
c) 42 000 kg (10000 + 12000 + 9 000 + 11 000 = 42000).
d) 8 400 phần quà (42 000 : 5 = 8400)
- Đại diện nhóm trình bày.
- Sửa bài
- HS (nhóm bốn) đọc đề bài, thảo luận, nhận biết yêu cầu: đọc số liệu từ bảng thống kê rồi hoàn thiện biểu đồ vật và trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
• Đọc bảng thống kê số liệu có 5 mặt hàng
Gạo: 5 kg
Rau: 4 kg 500 g
• Hoàn thiện biểu đồ cột.
Thịt: 1 kg 500 g
Cá: 2 kg
Bột nêm: 500g
Biểu đồ này gồm mấy cột? (5 cột vì có 5 mặt hàng)
Cột số bên trái thể hiện bằng đơn vị gam, nên phải đối khối lượng các mặt hàng qua đơn vị gam.
Gạo: 5 kg = 5 000 g.
Thịt: 1 kg 500 g = 1300 g.
Cá: 2 kg = 2000 g.
Rau: 4 kg 500 g = 4500 g.
Bột nêm: 500g.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Sửa bài.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV trình chiếu hình
- Hướng dẫn sửa bài.
- HS quan sát và thực hiện.
- Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, so sánh các giá trị trên dữ liệu trong bảng đồ.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Sửa bài
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 17: BIỂU ĐỒ CỘT (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Vận dụng để làm quen với việc phát hiện vấn để hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực chung: Tự chủ, tự học ( phân tích và trình bày được những điều cần giải quyết bài toán trước lớp). Giao tiếp và hợp tác ( Có thói quen trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành bài tập).
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Trách nhiệm: Tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Nội dung trình chiếu PowerPoint, hình và các bảng biểu, biểu đồ theo nội dung Cùng học, các bài thực hành và các bài tập, bảng nhóm.
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Múa hát
- Tổ chức cho học sinh tham gia hát múa bài Chú voi con ở Bản Đôn
- Kết nối bài học.
- HS tham gia múa hát.
2. Hoạt động Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Ôn và làm quen với việc phát hiện vấn để hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, vấn đáp, quan sát
- GV yêu cầu học sinh đọc thâng tin Bài 3 trang 42 SGK và giải bài tập.
- Sửa bài, GV trình chiếu biểu đồ cho HS thi đua 
 tiếp sức để hoàn thiện thống kê và biểu đồ, khuyến khích nhiều nhóm trả lời kết hợp thao tác trên biểu đã để giải thích vì sao trả lời như vậy (mỗi nhóm/câu). 
Đội nào xong trước và đúng thì thắng cuộc
Dựa vào biểu đồ cột vừa hoàn thiện, trả lời câu hỏi.
Khuyến khích nhiều nhóm trình bày, kết hợp chỉ vào biểu đồ (mỗi nhóm/câu)
Đội nào xong trước và đúng thì thắng cuộc
Nhận xét – Kết luận
Bài 3: Đọc thông tin SGK
- HS (nhóm bốn) đọc đề bài, thảo luận, nhận biết yêu cầu thống kê số liệu rồi hoàn thiện biểu đồ cột và trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện nhóm đôi rồi chia sẻ trong nhóm lớn.
- Đại diện nhóm trình bày.
• Thống kê số liệu
- HS (hai đội) lần lượt ghi kết quả thống kê vào bảng sau
Đội 1
Báo Nhi đồng: 25 bạn.
Sách khoa học: ... bạn.
Sách danh nhân ... bạn.
Truyện cổ tích: ... bạn.
Truyện loài vật: ... bạn.
Đội 2
Báo Nhi đồng: 25 bạn.
Sách khoa học: ... bạn.
Sách danh nhân ... bạn.
• Hoàn thiện biểu đồ
- HS (hai đội) lần lượt ghi kết quả thống kê vào biểu đồ:
Nhận xét
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15 phút)
Hoạt động thực tế
a. Mục tiêu: Thực hiện thống kê số liệu
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, trò chơi.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
- GV phát phiếu cho các tổ ghi chép khi phỏng vấn.
- GV ghi nhận và cùng HS tổng hợp số liệu
 Sách truyện: ... bạn; ... hạn; ... bạn; ... bạn — tổng cộng có ... bạn. 
Dụng cụ học tập. ... bạn, ... bạn, ... bạn, ... bạn → tổng cộng có ....
 Dụng cụ thể thao: ... bạn; .. hạn; ... bạn; ... bạn → tổng cộng có ... bạn.
- Hướng dẫn sửa bài.
Giáo dục động viên, khuyến khích HS chăm học, chăm làm.
Tổng kết bài.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu (thu thập, phân loại, kiểm đếm) để thống kê số liệu
 - HS thảo luận, tìm cách thực hiện.
a) Thống kê: Thu thập, phân loại, kiếm đếm.
+ Phân loại: Sở thích của HS về các loại phần thưởng.
Có mấy loại phần thường: (3 loại)
Đó là những loại nào (sách truyện, dụng cụ học tập, dụng cụ thể thao)
• Thu thập: Phỏng vấn các bạn để biết bạn thích loại phần thưởng nào (mỗi tổ cử hai bạn
đi phỏng vấn các bạn trong tổ mình: một bạn hỏi, một bạn ghi chép).
 Kiểm đếm: HS hoàn thiện bảng phỏng vấn, ghi chép và đếm số bạn thích từng loại phần thưởng
- Các tổ báo cáo số liệu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_7_dinh_quoc_nguyen.docx