Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Quốc Nguyễn

BÀI 20: ĐỀ-XI-MÉT VƯƠNG

TIẾT 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- HS nhận biết độ lớn 1 dm (diện tích hình vuông có cạnh dài 1 dm); nhận biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông; đọc, viết các số đo theo đơn vị đề-xi-mét vuông; thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong trường hợp đơn giản, thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích đề-xi-mét vuông, xăng-ti-mét vuông.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đơn vị đo diện tích.

- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học và các phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, giải bài tập, phân tích và hoàn thành yêu cầu các bài toán.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận nhóm phát biểu trước lớp.

3. Phẩm chất.

Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SHS, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.

- GV: Giấy kẻ ô vuông, mỗi cạnh 10 ô vuông dùng cho nội dung Cùng học và bài Thử thách, bảng cho bài Thực hành (nếu cần).

- HS: Giấy kẻ ô vuông, cạnh mỗi ô vuông dài 1 dm dùng cho mục Giới thiệu đề-xi-mét vuông (GV chuẩn bị).

 

docx 24 trang Thu Lụa 29/12/2023 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN: 9
TOÁN
BÀI 20: ĐỀ-XI-MÉT VƯƠNG
TIẾT 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- HS nhận biết độ lớn 1 dm (diện tích hình vuông có cạnh dài 1 dm); nhận biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông; đọc, viết các số đo theo đơn vị đề-xi-mét vuông; thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong trường hợp đơn giản, thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích đề-xi-mét vuông, xăng-ti-mét vuông.
Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đơn vị đo diện tích.
HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học và các phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, giải bài tập, phân tích và hoàn thành yêu cầu các bài toán. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận nhóm phát biểu trước lớp. 
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
GV: Giấy kẻ ô vuông, mỗi cạnh 10 ô vuông dùng cho nội dung Cùng học và bài Thử thách, bảng cho bài Thực hành (nếu cần).
HS: Giấy kẻ ô vuông, cạnh mỗi ô vuông dài 1 dm dùng cho mục Giới thiệu đề-xi-mét vuông (GV chuẩn bị).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 2 
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Ôn tập lại kiến thức về đề-xi-mét vuông đã học ở tiết 1. 
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Truyền mic”
- GV mở nhạc và cho truyền mic. Nhạc dừng bất kì GV yêu cầu HS nhận được mic trả lời câu hỏi:
+ 1m2 = ......?dm2
+ 1dm2 = .......?cm2
+ 500cm2 = .....?dm2
+ 6m2 = .......?dm2
- HS tham gia trò chơi. 
+ 1m2 = 100 dm2
+ 1dm2 = 100 cm2
+ 500cm2 = 5 dm2
+ 6m2 = 600 dm2
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
- HS chuyển đổi các số đo diện tích có liên quan đến đề-xi-mét vuông.
- HS giải quyết được vấn đề thực tiễn sử dụng đơn vị đo diện tích đã học. 
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Bài tập 1. 
- HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết:
• Yêu cầu của bài: Chuyển đổi các số đo diện tích.
• Tìm thế nào? 
- Hỏi nhanh đáp gọn ôn lại cách chuyển đổi đơn vị 
• Một đề-xi-mét vuông bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? 
Năm đề-xi-mét vuông bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? 
Mười bảy đề-xi-mét vuông bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? (mười bảy trăm xăng-ti-mét vuông) → Viết? (1700 cm3)
• Tám trăm xăng-ti-mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông?
Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? 
HS thực hiện cá nhân.
Sửa bài, GV cũng có thể cho HS chơi tiếp sức (hoặc truyền điện) để sửa bài (tạo điều kiện cho nhiều HS điền / nói). GV sửa cặn kẽ câu c).
Ví dụ:
2.2. Hoạt động 2: Bài tập 2. 
- GV (hoặc một HS) đọc từng câu. Sau đó GV cho HS chọn đáp án cả lớp bằng đông hoa đúng sai hoặc bảng con. GV gọi 1 – 2 học sinh giải thích đáp án. 
GV nhận xét, tuyên dương HS. 
2.2. Hoạt động 3: Bài tập 3. 
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi dẫn dắt của GV. 
+ chuyển đổi đơn vị đo
+ coi trăm là đơn vị đếm
+ một trăm xăng-ti-mét vuông
+ năm trăm xăng-ti-mét vuông
+ mười bảy trăm xăng-ti-mét
+ tám để-xi-mét vuông
+ mười lăm trăm xăng-ti-mét vuông tức là mười lăm đề-xi-mét vuông
- HS làm bài vào phiếu bài tập cá nhân. 
- HS tham gia trò chơi truyền điện để sửa bài, nêu đáp án. 
Đáp án: 
4dm2 = 400cm2
7dm2 = 400cm2
12dm2 = 1 200cm2
200cm2 = 2dm2
900cm2 = 9dm2
1000cm2 = 10dm2
14dm2 70cm2= 1 470cm2
14dm2 = 1 400cm2 
1 400cm2 + 70cm2 = 1 470cm2
- HS lắng nghe, sửa bài sai. 
Cả lớp suy nghĩ, chọn thẻ Đ/S (hoặc viết Đ/S vào bảng con) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV. 
Ví dụ: a) D.
b) S (vì chu vi hình A là 4 dm và chu vi hình B là 50 cm).
c) S (vì diện tích hình A bằng diện tích hình B và cùng bằng 1 dm → tổng diện tích hai hình là 2 dm3).
- HS nhận xét bạn, lắng nghe giáo viên. 
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
- Mục tiêu:
+ Khai thác cảm nhận của học sinh về nội dung bài đọc. 
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Cách tiến hành:
Bài tập 3
HS xác định yêu cầu, thực hiện cá nhân.
Sửa bài, GV khuyến khích HS có thể giải thích tại sao chọn đáp án đó.
GV mời HS nhận xét.
GV nhận xét, chốt đáp án. 
Thử thách
GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình ảnh để hiểu yêu cầu đề. 
GV mời HS lên bảng xác định chu vi, diện tích của hình M bằng cách lấy bút lông đánh dấu. 
GV tổ chức hoạt động nhóm đôi.
GV mời HS đại hiện một số nhóm phát biểu nêu cách làm bài. 
GV nhận xét, sửa bài cho HS. 
GV nhận xét, tuyên dương HS
HS làm bài vào vở. 
1 HS lên bảng trình bày cách làm.
Ví dụ: S = a x b (có cùng đơn vị đo)
120 cm = 12 dm
4 × 12 = 48 → chọn đáp án D: 48 dm.
HS nhận xét bài.
HS làm sai sửa lại bài. 
HS quan sát hình ảnh, nhận biết yêu cầu của bài.
HS lên bảng đánh dấu chu vi hình M là viền bao quanh. Diện tích là phần các ô nhỏ bên trong. 
HS thảo luận nhóm đôi. 
HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn. 
+ Dựa vào hình ảnh, tìm kiếm độ dài các cạnh. (Có bốn cạnh có độ dài 1 dm và bốn cạnh có độ dài 5 cm)
– Tìm cách thực hiện: tính chu vi và diện tích hình M.
• Chu vi: 1 dm = 10 cm
10 cm x 4 + 5 cm x 4 = 40 cm + 20 cm
= 60 cm
Diện tích hình M. 
Hình M gồm 2 lưới ô vuông 1dm xếp chồng lên nhau.
Lấy diện tích 2 lưới ô vuông trừ đi phần diện tích chồng lên nhau. 
1dm = 10 cm
10cm x 10cm = 100 cm2 
S = 100cm2 – 5cm x 5cm = 100cm2 – 25cm2 = 75cm2
Hoặc HS có thể tính diện tích bằng cách đếm số ô vuông nhỏ. 1 ô vuông tương ứng với 1cm2.
HS lắng nghe, sửa bài. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TOÁN
BÀI 21: MÉT VUÔNG
TIẾT 1 - 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- HS nhận biết độ lớn 1 m2 (diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m); nhận biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông; giữa mét vuông và xăng-ti-mét vuông; đọc, viết các số đo theo đơn vị mét vuông; thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong trường hợp đơn giản, thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích mét vuông, đề-xi-mét vuông, xăng-ti-mét vuông.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đơn vị đo diện tích.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán và các phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
- 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, giải bài tập, phân tích và hoàn thành yêu cầu các bài toán. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận nhóm phát biểu trước lớp. 
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
GV: Kẻ trên bảng lớp hoặc dùng một miếng bìa hình vuông cạnh 1 m, chia ô giống hình vẽ trong phần Cùng học (SGK) và hình vẽ bài Luyện tập (nếu cần).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Khơi gợi hiểu biết của học sinh về kiến thức của bài học.
+ Dẫn dắt để giới thiệu bài mới. 
- Cách tiến hành:
GV có thể cho HS chơi: “Ai tinh mắt thế?”
GV đọc (hoặc trình chiếu) từng câu cho HS nêu nhận xét Đ/S về đơn vị đo diện tích, nếu sai thì sửa lại cho đúng. 
Ví dụ:
Con tem có diện tích khoảng 4 cm2.
Viên gạch lát nền nhà có diện tích khoảng 9 cm2.
Khăn mặt có diện tích khoảng 15 dm2.
Bảng lớp có diện tích khoảng 12 dm2.
Muốn đo diện tích sân trường thì sao? 
GV kết luận và giới thiệu bài: Khi đó ta phải dùng đơn vị diện tích lớn hơn. Đơn vị đó chính là “Mét vuông”. GV giới thiệu vào bài. 
HS tham gia trò chơi. 
HS giơ hoa đúng sai theo hình thức cả lớp. 
HS trả lời tùy theo suy nghĩ của mình.
2. Hoạt động Khám phá
- Mục tiêu: 
- HS nhận biết độ lớn 1 m2 (diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m); nhận biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông; giữa mét vuông và xăng-ti-mét vuông; đọc, viết các số đo theo đơn vị mét vuông; thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong trường hợp đơn giản, thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích mét vuông, đề-xi-mét vuông, xăng-ti-mét vuông.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đơn vị đo diện tích.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu mét vuông
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi. 
- GV đặt các câu hỏi dẫn dắt:
+ Hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? 
+ Diện tích hình vuông này là một mét vuông. Mét vuông là đơn vị đo đại lượng nào?
+ GV viết bảng: Mét vuông là đơn vị đo diện tích.
GV giới thiệu cách viết tắt của mét vuông. 
+ GV viết cm
+ GV viết cm2
+ GV viết dm 
+ GV viết dm2
+ GV viết m 
+ GV viết m2 
→ GV viết bảng: Mét vuông viết tắt là m2.
+ 1 m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? 
→ GV viết bảng: 1 m2 là diện tích hình vuông có cạch dài 1 m.
– Nhận biết độ lớn của m2, thực hành đọc, viết mét vuông.
• Viết theo mẫu rồi đọc GV đọc, HS viết rồi đọc: 695 m2, 1 070 m2, 90 084 m2, 
GV lưu ý HS: số và kí hiệu cách nhau một chút (khoảng nửa thân con chữ o).
• Những vật nào có diện tích khoảng 1m2? 
2.2. Hoạt động 2: Quan hệ giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông
- HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và một vài nhóm trình bày cách làm. 
GV chỉ tay trên lưới ô vuông. 
GV viết bảng : 100 dm2 = 1 m2 
– HS (nhóm đôi) quan sát và tìm hiểu hình ảnh được vẽ trên bảng lớp (hoặc GV gắn bìa hình vuông cạnh 1 m có kẻ sẵn ô như SGK lên bảng lớp).
HS trả lời: (1 m).
HS trả lời: Mét vuông là đơn vị đo diện tích. 
HS đọc: xăng-ti-mét.
HS đọc: xăng-ti-mét vuông.
HS đọc: đề-xi-mét 
HS đọc: đề-xi-mét vuông.
HS đọc: mét 
HS đọc: mét vuông.
HS trả lời: (1 m).
- HS lắng nghe cách đọc.
HS làm theo vào bảng con: 3 m2; 805 m2.
- HS trả lời: mặt bàn học, bảng phụ, mặt va li loại lớn, 
HS quan sát hình ảnh ở trên bảng lớp, nhận biết:
• Hình vuông nhỏ có cạnh 1 dm nên diện tích là 1 dm2.
• Hình vuông lớn có diện tích 1 m2.
HS thảo luận tìm cách làm.
• Mỗi ô vuông nhỏ có diện tích 1 dm2.
• Tìm xem hình vuông lớn gồm bao nhiêu ô vuông nhỏ.
→ Đếm hoặc tính (theo hàng, theo cột).
– Một vài nhóm trình bày.
– Cả lớp đếm theo tay chỉ của GV.
• Hàng đầu đếm theo ô 1 dm2: 1 dm2, 2 dm2, 3 dm2, , 10 dm2.
• Đếm các hàng theo 10 dm2: 10 dm2, 20 dm2, 30 dm2, , 100 dm2.
→ 1 m2 = 100 dm2 
HS lặp lại nhiều lần: 100 dm2 = 1 m2 
3. Hoạt động thực hành. 
- Mục tiêu:
+ HS thực hành ước lượng được diện tích của một số mặt phẳng theo đơn vị mét vuôn ... 
HS thực hiện cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 2 
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Ôn tập kiến thức của học sinh về đơn vị đo diện tích mét vuông.
- Cách tiến hành:
GV cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”.
Luật chơi: Ai bị tên bắn trúng phải đổi đúng đơn vị người bắn tên đưa ra. Sau khi trả lời đúng, người bị bắn tên sẽ ra câu hỏi khác và bắn học sinh khác tùy thích. Lần lượt chơi (số lượng học sinh tùy ý hoặc đến khi hết lớp)
HS tham gia trò chơi. 
HS trả lời lần lượt các câu hỏi và tham gia đúng luật chơi của trò chơi. 
2. Hoạt động Luyện tập 
Mục tiêu: 
- Thực hiện chuyển đổi đơn vị đo giữa các đơn vị đo diện tích đã học. 
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Bài tập 1 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi. 
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt: 
• Yêu cầu của bài: 
• Tìm thế nào? 
Sửa bài, GV cũng có thể cho HS chơi tiếp sức (hoặc truyền điện) để sửa bài (tạo điều kiện cho nhiều HS điền/ nói cách làm).
HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết:
HS trả lời: Điền số vào chỗ chấm. 
HS trả lời: thực hiện chuyển đổi đơn vị đo.
 HS thực hiện cá nhân.
Ví dụ: a) 6 m2 76 dm2 =  dm2
6 m2 = 600 dm2
600 dm2 + 76 dm2 = 676 dm2
6 m2 76 dm2 = 676 dm2
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm. 
- Mục tiêu:
+ Giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến đơn vị đo. 
+ HS phát triển năng lực tư duy toán học, giao tiếp toán học. 
- Cách tiến hành:
GV trình chiếu (hoặc treo) hình vẽ lên cho HS quan sát:
GV vấn đáp giúp HS xác định kích thước từng phòng và yêu cầu của bài. 
Ông ngoại của Huy xây nhà có mấy phòng?
Các phòng có hình gì?
Muốn biết kích thước của mỗi phòng, ta làm thế nào?
GV tổ chức cho HS sửa bài, khuyến khích HS thao tác trên hình vẽ để giải thích cách làm. 
HS đọc đề bài hai (hai HS đọc, cả lớp đọc thầm theo).
+ HS trả lời: 6 phòng (1 phòng khách, 1 phòng làm việc, 1 phòng sinh bếp hoạt chung, 2 phòng ngủ và 1 phòng tắm.)
+ Hình chữ nhật
+ Xem trên bản vẽ, đếm ô vuông cạnh 1m.
Cho biết kích thước của từng phòng, chẳng hạn: phòng khách có chiều dài 6m, chiều rộng 3m.
HS thảo luận tìm cách làm. 
HS trình bày cách làm. 
Ví dụ:
a) Quan sát hình vẽ, ta thấy:
Phòng bếp – Sinh hoạt chung có diện tích lớn nhất. Phòng tắm có diện tích bé nhất.
b) Diện tích mỗi phòng ngủ: 12 m2 (4 m × 3 m).
c) Các phòng của ngôi nhà nằm trong khuôn viên: nếu thêm 2 mảnh đất, mỗi mảnh 4 m2
thì vừa vặn một hình vuông cạnh 10 m.
Tổng diện tích các phòng là 92 m2 
(10 × 10 – 4 × 2).
HS lắng nghe. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TOÁN
BÀI 22: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ
TIẾT 1 – 2 - 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Ôn tập: đọc – viết các số trong phạm vi 100 000, viết số thành tổng các hàng, số chẵn, số lẻ; các phép tính trong phạm vi 100 000, tính giá trị biểu thức; các đơn vị đo diện tích: ước lượng với xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông; biểu đồ cột.
- Vận dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản có liên quan đến các đại lượng: tiền Việt Nam, diện tích, khối lượng, dung tích.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, giải bài tập, phân tích và hoàn thành yêu cầu các bài toán. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận nhóm phát biểu trước lớp. 
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
- GV: Hình ảnh bài Luyện tập 3, 5 và 6 (nếu cần).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 – 2 – 3 
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Ôn tập kiến thức bài cũ về đọc số, viết số trong phạm vi 100 000. 
- Cách tiến hành:
GV tổ chức trò chơi: “Đố bạn?”
GV đọc một số bất kì trong phạm vi 100 000.
GV: Tám mươi nghìn không trăm tám mươi.
HS viết số vào bảng con và viết số thành tổng các hàng. Ví dụ:
HS tham gia trò chơi. 
2. Hoạt động Thực hành, luyện tập. 
- Mục tiêu: 
+ Ôn tập: đọc – viết các số trong phạm vi 100 000, viết số thành tổng các hàng, số chẵn, số lẻ; các phép tính trong phạm vi 100 000, tính giá trị biểu thức; các đơn vị đo diện tích: ước lượng với xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông; biểu đồ cột.
+ Vận dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản có liên quan đến các đại lượng: tiền Việt Nam, diện tích, khối lượng, dung tích.
+ HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Bài tập 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn tìm hiểu bài, tìm cách làm: đọc số – viết số – xác định số chẵn, số lẻ; viết số thành tổng (có thể chia mỗi HS / câu, sau đó chia sẻ cùng nhau).
Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / câu), khuyến khích HS nói cách làm. 
...
Lưu ý: GV cũng có thể đọc từng câu cho HS thực hiện lần lượt vào bảng con.
2.2. Hoạt động 2: Bài tập 2 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách đặt tính và thứ tự tính.
(GV cũng có thể đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện vào bảng con.)
HS đọc đề bài. 
HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm: đọc số – viết số – xác định số chẵn, số lẻ; viết số thành tổng (có thể chia mỗi HS / câu, sau đó chia sẻ cùng nhau).
HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
HS trình bày: 
Ví dụ: c) 20 687 có chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) là 7 → Số lẻ.
HS đọc yêu cầu.
HS xác định các việc cần làm: đặt tính rồi tính.
HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
2.3. Hoạt động 3: Bài tập 3 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
Sửa bài, GV khuyến khích HS nói tại sao lại chọn đáp án A và đáp án D.
HS đọc yêu cầu.
HS tìm hiểu và làm bài cá nhân.
Ví dụ: Mua 6 cái bút và 6 quyển vở, có thể tính tiền từng loại rồi tính tổng (đáp án A)
cũng có thể tính tổng tiền của 1 cái bút và 1 quyển vở rồi nhân với 6 (đáp án D).
→ Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
2.4. Hoạt động 4: Bài tập 4 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
GV giúp HS xác định độ lớn của 1 cm2, 1 dm2 hay 1 m2.
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bốn. 
Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm.
Ví dụ: Diện tích một chiếc nhãn vở là 15 cm2, không thể bằng 15 m2 (lớn bằng nền một căn phòng); không thể bằng 15 dm2 (lớn hơn bìa quyển sách).
HS đọc yêu cầu đề bài. 
HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết cách ước lượng. Ví dụ:
Diện tích một chiếc nhãn vở: 15 .?.
Nếu 15 m2 tức là 1 500 dm2, HS nhìn lên bảng lớp hoặc nhìn xuống nền gạch để xác định
15 m2: lớn quá, không thể dán vào bìa tập để ghi tên – lớp ...
Nếu 15 cm2: bằng khoảng 3 ngón tay chụm lại, hợp lí. Chọn 15 cm2.
HS thực hiện.
Nếu 15 dm2: lớn hơn bìa quyển sách Toán 4, không hợp lí.
2.5. Hoạt động 5: Bài tập 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bốn tìm hiểu bài toán, giải bài toán. 
Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm. 
Ví dụ:
Cách 1: Tính số mảnh vải may 1 mặt của cái mền → Tính số mảnh vải may 1 cái mền (2 lớp)
→ Tính số mảnh vải may 3 cái mền.
Bài giải
1 mảnh vải hình vuông có diện tích là 1 dm2.
1 mặt của cái mền có diện tích là 1 m2 = 100 dm2.
100 : 1 = 100
Để may được 1 lớp của cái mền thì cần 100 mảnh vải.
100 × 2 = 200
Để may được 1 cái mền thì cần 200 mảnh vải.
200 × 3 = 600
Để may được 3 cái mền, cần 600 mảnh vải.
Cách 2: Tính số mảnh vải may 1 mặt và tính số mặt của 3 cái mền → Tính số mảnh vải may 3 cái mền.
Bài giải
1 mảnh vải hình vuông có diện tích là 1 dm2.
1 mặt của cái mền có diện tích là 1 m2 = 100 dm2.
100 : 1 = 100
Để may được 1 mặt của cái mền thì cần 100 mảnh vải.
2 × 3 = 6
3 cái mền có 6 mặt.
100 × 6 = 600
Để may được 3 cái mền, cần 600 mảnh vải.
...
2.6. Hoạt động 6: Bài tập 6 
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về tình hình thực phẩm dư thừa ở bốn ngày cuối tuần, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ cột trong SGK trang 53.
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi. 
– Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích vì sao trả lời như vậy.
Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS tinh thần trách nhiệm, sống tiết kiệm,
HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu số liệu trên biểu đồ cột.
HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn. 
HS trình bày bài làm trước lớp và nhận xét bài làm của bạn. 
Ví dụ: 
Dự vào biểu đồ:
Từ thứ Năm đến Chủ nhật, lượng thực phẩm dư thừa tăng (HS vừa nói vừa chỉ vào các số liệu trên biểu đồ)
26kg ; 30kg; 50kg; 70kg.
(26 + 30 + 50 + 70) : 4 = 44
Trong bốn ngày cuối tuần, trung bình mỗi ngày khách đã lãng phí 44kg thực phẩm.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm 
- Mục tiêu:
- Vận dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản có liên quan đến các đại lượng: tiền Việt Nam, diện tích, khối lượng, dung tích.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
- HS được rèn ý thức sử dụng tiết kiệm. 
- Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc đề bài và khai thác thông tin bài toán. 
GV mời HS lên bảng trình bày. 
Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách làm, có thể gọi các HS trình bày những cách làm khác nhau.
HS (cá nhân) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái đã cho, cái phải tìm và thực hiện.
HS thực hiện cá nhân, rồi chia sẻ với bạn.
HS trình bày cách làm trên bảng lớp và nhận xét bài bạn. 
Ví dụ: HS có thể tìm số lít nước 1 người tiết kiệm được trong 1 ngày → Tìm số lít nước
1 người tiết kiệm được trong 7 ngày → Tìm số lít nước gia đình tiết kiệm được trong 7 ngày. 53
Bài giải
120 – 105 = 15
Trong 1 ngày, 1 người tiết kiệm được 15 l nước.
15 × 7 = 105
Trong 7 ngày, 1 người tiết kiệm được 105 l nước.
105 × 5 = 525
Trong 7 ngày, gia đình đó đã tiết kiệm được 525 l nước.
Hoặc: Tìm số lít nước 1 người tiết kiệm được trong 1 ngày → Tìm số lít nước cả nhà tiết kiệm được trong 1 ngày → Tìm số lít nước gia đình tiết kiệm được trong 7 ngày.
Bài giải
120 – 105 = 15
Trong 1 ngày, 1 người tiết kiệm được 15 l nước.
15 × 5 = 75
Trong 1 ngày, gia đình đó đã tiết kiệm được 75 l nước.
75 × 7 = 525
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_9_dinh_quoc_nguyen.docx