Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 5+6)

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học;

- Biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.

-Nói với bạn những việc em làm trong một ngày.

- Nghe-viết đúng đoạn văn trong bài Bé Mai đã lớn đoạn “Từ đầu đến đồng hồ nữa.”

2.Kĩ năng:

-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa .

- Làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.

 

docx 8 trang chantroisangtao 18/08/2022 5080
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 5+6)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 5+6)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 5+6)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 1
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
BÀI 2: THỜI GIAN BIỂU (tiết 5, 6, SHS, tr.13 - 14)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học; 
- Biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.
-Nói với bạn những việc em làm trong một ngày. 
- Nghe-viết đúng đoạn văn trong bài Bé Mai đã lớn đoạn “Từ đầu đến đồng hồ nữa.”
2.Kĩ năng:
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa .
- Làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con,  
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 5 (TĐ): THỜI GIAN BIỂU (trang 13, 14)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Thời gian biểu
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc.
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
-HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc em làm trong ngày theo gợi ý: sáng, trưa, chiều, tối
-Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (Lê Đình Anh), việc làm của bạn Lê Đình Anh trong ngày.
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau theo buổi.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
-Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
- Sáng/ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30/ Học ở trường/ (Thứ bảy, chủ nhật:/ tham gia Câu lạc bộ Bóng đá)//
-Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa (nếu có).
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc .
Thi đọc:
 -Các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét.
-HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý giọng thong thả, chậm rãi, rõ thời gian và tên từng việc làm ở mỗi buổi trong ngày).
-HS nghe giáo viên hướng dẫn đọc và luyện đọc 1 số từ khó: trường, nghỉ trưa, chơi, chương trình, 
-HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-3 Hs đọc lại: Sáng/ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30/ Học ở trường/ (Thứ bảy, chủ nhật:/ tham gia Câu lạc bộ Bóng đá)//
-Hs luyện đọc tương tự với các buổi (trưa, chiều, tối) còn lại.
-Các nhóm tham gia thi đọc.
-Đại diện các nhóm nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp,  
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
-Nêu những việc bạn Đình Anh làm vào buổi sáng ?
-Bạn Đình Anh đá bóng vào lúc nào ?
-Thời gian biểu giúp ích gì cho bạn Đình Anh?
-Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
-GDKNS: Các em phải biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe tốt, học tập tốt, làm việc hiệu quả hơn. 
-HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: Thời gian biểu (bảng kê thời gian và trình tự làm các công việc khác nhau, thường là trong 1 ngày), cầu thủ nhí (cầu thủ nhỏ tuổi),
-HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
-Buổi sáng bạn Đình Anh làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng, ..
-Bạn Đình Anh đá bóng từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30 ngày thứ bảy, chủ nhật.
-Thời gian biểu giúp bạn Đình Anh học tập và nghỉ ngơi hợp lí.
-HS rút ra nội dung bài , rút ra bài học: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên đọc mẫu lại.
-Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật.
-Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
-Học sinh luyện đọc thời gian biểu trong nhóm, trước lớp.
-Học sinh đọc nối tiếp thời gian biểu theo buổi.
-HS khá, giỏi đọc cả bài.HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
-HS rút ra nội dung bài , rút ra bài học: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học.
-Học sinh nêu bài học và liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.
TIẾT 6: NGHE – VIẾT CHÍNH TẢ: BÉ MAI ĐÃ LỚN
BẢNG CHỮ CÁI. PHÂN BIỆT C/K
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng 1 đoạn trong bài Bé Mai đã lớn, đoạn(từ đầu đến đồng hồ nữa). 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
-Nhận xét, tuyên dương học sinh viết bảng đẹp.	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết .
-Giáo viên đọc mẫu lần 2.
-Giáo viên đọc từng từ ngữ,học sinh viết 
-Giáo viên đọc mẫu lần 3.
-Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi.
-Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
-Học sinh đọc thầm theo, gạch chân dưới từ khó cần luyện viết.
-Phân tích từ khó: thử, kiểu, túi xách, giày, 
-Viết bảng con từ khó: 1 học sinh lên bảng viết.
-Học sinh thực hành viết vở theo lời đọc của giáo viên.
-Học sinh đổi vở rà soát lỗi.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm và học thuộc bảng chữ cái từ 1 đến 9; Chọn đúng chữ c/k để điền vào chỗ trống.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
-Thực hành bài tập 2b: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ngôi sao màu đỏ. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng.
-Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh học thuộc bảng chữ cái từ 1 đến 9.
-GV yêu cầu học sinh thực hành bài tập 2c: Chọn chữ c hoặc chữ k thích hợp. 
Lưu ý: Chữ k chỉ đứng trước các chữ e, ê, i.
Bài 2b/14: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi bông hoa. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng.
-Học sinh đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi để tìm chữ cái còn thiếu viết vào hình ngôi sao để được thứ tự chữ cái như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê. 
-Học sinh thi đua học thuộc bảng chữ cái: đọc cá nhân, nhóm, tổ, đồng thanh.
-Học sinh thực hành vở bài tập:Nấu cơm, tưới cây, xâu kim.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_bai_2_thoi_gian_bieu_t.docx