Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9, Tiết 13: Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 1

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: HS Ôn tập các nội dung

- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

- Đặc điểm chung của địa hình

- Đặc điểm của các khu vực địa hình.

- Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản.

- Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.

- Phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Khí hậu phân hóa đa dạng.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

 

doc 8 trang Thu Lụa 29/12/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9, Tiết 13: Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9, Tiết 13: Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 1

Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9, Tiết 13: Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 1
Tuần 9
Tiết 13
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: HS Ôn tập các nội dung
- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam 
- Đặc điểm chung của địa hình
- Đặc điểm của các khu vực địa hình.
- Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế 
- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.
- Phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Khí hậu phân hóa đa dạng.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học.
3. Về phẩm chất
- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Laptop, tivi.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Atlat Địa lí Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú cho HS. 
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “AI NHANH HƠN” cho HS.
Hs ghép kiến thức cột A sao cho khớp với kiến thức cột B
A
B
1.KHÍ HẬU 
a.Rìa phía đông bán đảo đông Dương
2.ĐỊA HÌNH 
b.trữ lượng vừa và nhỏ
3.KHOÁNG SẢN
c.lượng nước lớn giàu phù sa
4.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
d.3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi
e.tính chất nhiệt đới ẩm
c. Sản phẩm: HS lên bảng thực hiện việc ghép kiến thức cột A với cột B
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV tổ chức trò chơi “AI NHANH HƠN” cho HS.
Hs ghép kiến thức cột A sao cho khớp với kiến thức cột B
A
B
1.KHÍ HẬU 
a.Rìa phía đông bán đảo đông Dương
2.ĐỊA HÌNH 
b.trữ lượng vừa và nhỏ
3.KHOÁNG SẢN
c.lượng nước lớn giàu phù sa
4.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
d.3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi
e.tính chất nhiệt đới ẩm
 GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Gv gọi đại diện 3 tổ lên bảng ghi thực hiện việc ghép kiến thức
 1-e; 2-d ; 3-b ; 4-a
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Ở các tiết học trước các em đã học Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình, khoáng sản, khí hậu nước ta. Để chuẩn bị cho việc kiểm tra giữa kì 1, hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam 
a. Mục tiêu: HS trình bày được:
- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam 
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh trong SGK hoặc Atlat ĐLVN, kết hợp kênh chữ SGK để trả lời các câu hỏi của GV về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi thông tin sau:
Câu 1: Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Câu 2: Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS quan sát quan sát hình 1.1, 1.2 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Câu 1: Những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất: diện tích 331.344 km2 (bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo).
- Vùng biển của nước ta thuộc Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
Câu 2: Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á?
Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt là do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông nên nguồn nhiệt và ẩm dồi dào, làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta phát triển xanh tốt.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV: Đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
2.2. Tìm hiểu về địa hình và khoáng sản Việt Nam
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của địa hình và khoáng sản Việt Nam
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh trong SGK hoặc Atlat ĐLVN, kết hợp kênh chữ SGK để trả lời các câu hỏi của GV về đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi thông tin sau:
Câu 1: Trình bày những đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu 2: Hãy nêu một số dạng địa hình chính của nước ta.
Câu 3: Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học em hãy trình bày những đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta.
Câu 4: Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
*HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Câu 1: Những đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
a. Địa hình phần lớn là đồi núi
b. Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc
c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
d. Địa hình chịu tác động của con người.
Câu 2: Một số dạng địa hình chính của nước ta.
- Địa hình đồi núi
- Địa hình đồng bằng
- Địa hình bờ biển và thềm lục địa
Câu 3: Những đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta:
a. Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng
b. Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ
c. Khoáng sản phân bố tương đối rộng
Câu 4: Nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở nước ta: 
- Khai thác quá mức, bừa bãi, trái phép.
- Công nghệ khai thác còn lạc hậu.
- Sử dụng lãng phí.
- Sự quản lí lỏng lẻo
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV: Đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
2.3. Tìm hiểu về khí hậu Việt Nam
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm khí hậu Việt Nam
b. Nội dung: Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu Việt Nam.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi thông tin sau:
Câu 1: Lập sơ đồ thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta.
Câu 2: Giải thích vì sao khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng?
Câu 3: Giải thích vì sao ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn?
*HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Câu 1:
Câu 2: 
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường.
- Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
- Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông - Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn).
Câu 3: 
+ Vào đầu mùa đông, gió mùa đông bắc di chuyển với quãng đường dài qua lục địa Trung Quốc nên lạnh và mất ẩm.
+ Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV: Đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
3. Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau: 
Câu 1: Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: 
A. Vùng đất.	B. Vùng biển.
C. Vùng trời.	D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta với quốc gia nào sau đây:
A. Lào.    	B. Trung Quốc.
C. Campuchia.      	D. Thái Lan.
Câu 3: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ:
A. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau.
B. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau.
C. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang. 
D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
Câu 4: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23023'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh nào?
A. Lào Cai.     	B. Cao Bằng.	C. Hà Giang.      	D. Lạng Sơn.
Câu 5: Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8034'B tại xã Đất Mũi, huyện, Ngọc Hiển, thuộc tỉnh nào?
A. Kiên Giang.      	B. Cà Mau.	C. An Giang.      	D. Bạc Liêu.
Câu 6: Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102009'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh nào?
A. Lai Châu.      	B. Điện Biên.	C. Sơn La.      	D. Hòa Bình.
Câu 7: Điểm cực Đông phần đất liền ở kinh độ 102024'Đ tại xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Ninh.      B. Bình Định.	C. Phú Yên.      	D. Khánh Hòa.
Câu 8: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là gì?
A. Đồi núi.	B. Đồng bằng.	C. Bán bình nguyên.	D. Đồi trung du.
Câu 9: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam?
A. 55%.	B. 65%.	C. 75%.	D. 85%.
Câu 10: Dãy núi cao nhất nước ta là
A. Hoàng Liên Sơn.	B. Pu Đen Đinh.
C. Pu Sam Sao.	D. Trường Sơn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS quan sát câu hỏi và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
Câu 1:  D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: A. Lào    	
Câu 3: D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang
Câu 4: C. Hà Giang      	
Câu 5: B. Cà Mau	
Câu 6:  B. Điện Biên	
Câu 7: D. Khánh Hòa
Câu 8: A. Đồi núi	
Câu 9:  D. 85%
Câu 10: A. Hoàng Liên Sơn
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
* GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ có nội dụng về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
3. Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
4. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_8_chan_troi_sang_tao_tuan_9_tiet_13_on_tap_ki.doc