Trọng tâm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Phong

Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

1. Cách mạng tư sản Anh

- Nguyên nhân:

+Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.

- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

+ Hình thức: nội chiến

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Nguyên nhân:

+Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

+ Nguyên nhân trực tiếp:sự kiện chè Bô-xtơn.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống

 

docx 74 trang Thu Lụa 30/12/2023 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trọng tâm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trọng tâm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Phong

Trọng tâm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Phong
Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
1. Cách mạng tư sản Anh
- Nguyên nhân:
+Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.
=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.
- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.
+ Hình thức: nội chiến
+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Nguyên nhân:
+Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.
+ Nguyên nhân trực tiếp:sự kiện chè Bô-xtơn.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.
+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.
+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.
+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống
3. Cách mạng tư sản Pháp:
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII.
+ Nguyên nhân trực tiếp:Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
1. Cách mạng tư sản Anh
Câu hỏi trang 9 : Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 1.2, em hãy trình bày nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh
- Đến thế kỉ XV - XVI, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh có nhiều chuyển biến:
+ Nền kinh tế Anh chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
+ Xã hội có nhiều biến động, như: nông dân bất bình với nhà nước phong kiến; tầng lớp quý tộc mới ra đời, có thể lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng,
+ Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I đã tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.
- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc nổi dậy ở Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện để đặt thêm thuế mới, nhưng bị từ chối. Mâu thuẫn giữa nhà vua với nghị viện ngày càng sâu sắc.
=> Tháng 8/1642, Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Nghị viện, cách mạng bùng nổ.
Câu hỏi trang 10 : Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? Theo em, sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì?
- Kết quả của cách mạng tư sản Anh:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ;
+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Điểm khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế: quyền lực của nhà vua là tối cao và tuyệt đối. Vua nắm trong tay tất cả các quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Tất cả thần dân phải tuân theo mọi lời nói, mệnh lệnh của nhà vua.
+ Chế độ quân chủ lập hiến: vua vẫn là người đứng đầu quốc gia, là biểu tượng của dân tộc, nhưng quyền lực của nhà vua chỉ mang tính hình thức, nghi lễ. Quyền lập pháp được trao cho quốc hội/ nghị viện; quyền hành pháp trao cho chính phủ và quyền tư pháp trao cho tòa án.
Câu hỏi trang 10 : Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh.
Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cách mạng tư sản Anh
- Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở nước Anh
- Tính chất:
+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: lực lượng phong kiến chưa bị xóa bỏ hoàn toàn (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,); thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và quý tộc mới
+ Hình thức: nội chiến.
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Câu hỏi trang 10 : Tại sao nhân dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ quyết định tiến hành cuộc chiến tranh giành độc lập? Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là gì?
- Nguyên nhân thúc đẩy nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tiến hành chiến tranh giành độc lập:
+ Nguyên nhân sâu xa:thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 16/12/1773, một nhóm người Bắc Mỹ tấn công các tàu chở chè của Anh tại cảng Bô-xtơn. Nghị viện Anh lập tức ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
- Xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh với nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là: ách thống trị của đế quốc Anh đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của nhân dân thuộc địa.
Câu hỏi trang 12 : Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được những kết quả gì? Trình bày ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh.
- Kết quả:
+ Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh; giành được độc lập cho 13 thuộc địa.
+ Đưa đến sự ra đời của một quốc gia mới: Hợp chúng quốc Mỹ
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ
+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới
- Tính chất:
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô
+ Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc
3. Cách mạng tư sản Pháp
Câu hỏi trang 12: Dựa vào tư liệu 1.8 và thông tin trong bài, em hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp. Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì?
* Các nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:
- Nguyên nhân sâu xa: Cuối thế kỉ XVIII, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp có nhiều chuyển biến quan trọng:
+ Chính trị: Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI. Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.
+ Kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên diễn ra; công - thương nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng bị chính sách thuế của nhà vua kìm hãm.
+ Xã hội: trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội. Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của vua và hai đẳng cấp trên.
+ Tư tưởng: trào lưu Triết học Ánh sáng được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội, thúc đẩy người dân đứng lên làm cách mạng.
- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.
* Những vấn đề mà cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết:
- Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng.
- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.
- Thống nhất thị trường dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trong quá trình diễn ra cách mạng, nước Pháp còn phải đương đầu với cuộc tấn công, xâm lược của liên minh phong kiến châu Âu, và sự nổi dậy, chống đối của nội phản, do đó, cách mạng Pháp cần giải quyết thêm nhiệm vụ: đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.
Câu hỏi trang 14: Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp
- Kết quả:
+ Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; thiết lập nền cộng hòa ở Pháp;
+ Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu.
- Tính chất: cách mạng tư sản
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Hình thức: nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Câu hỏi trang 14: Theo Lênin (V.I. Lênin): “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”. Em có đồng ý với nhận xét này không? Tại sao?
Đồng ý với nhận xét của V.I. Lênin: “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”. Vì:
- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:
+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.
- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:
+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,
Luyện tập 1 trang 15: Hoàn thành nội dung của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Cách mạng tư sản Anh
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ
Cách mạng tư sản Pháp
Nguyên nhân
- Sâu xa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở Anh vào thế kỉ XVII
- Trực tiếp: mâu thuẫn giữa Quốc hội với các thế lực phong kiến
- Sâu xa: ách cai trị của đế quốc Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và kìm hãm kinh tế của 13 thuộc địa.
- Trực tiếp: Sự kiện chè Bôxtơn.
- Sâu xa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII
- Trực tiếp: mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với với chế độ phong kiến chuyên chế.
Kếtquả chính
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
- Đưa giai cấp tư sản và quý tộc mới lên nắm quyền.
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
- Thành lập Hợp chúng quốc Mỹ.
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
- Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
Đặc điểm
- Lãnh đạo: giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Hình thức: nội chiến cách mạng
- Lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô
- Hình thức: Chiến tranh giải phóng dân tộc
- Lãnh đạo: giai cấp tư sản
- Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Tính chất
- Cách mạng ... heo những gợi ý sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn hoạt động, những trận đánh tiêu biểu.
(*) Tham khảo: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX
Khởi nghĩa Hương Khê
Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian
1885 - 1896
1884 - 1913
Người
lãnh đạo
Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám).
Lực lượng
tham gia
Đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân
Nông dân
Địa bàn
hoạt động
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Chủ yếu ở vùng núi rừng Yên Thế (Bắc Giang).
Trận đánh
tiêu biểu
- Trận tấn công đồn Trường Lưu (tháng 5/1890)
- Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (tháng 8/1892)
- Trận tấn công đồn Nu (1893).
- Trận đánh ở Cao Thượng (tháng 11/1890)
- Trận đánh ở Hố Chuối (tháng 12/1890)
- Trận đánh ở Đồng Hom (1892).
Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Mở đầu trang 88 Bài 22: Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách này? Nội dung trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách:
+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
- Nội dung các đề nghị cải cách:
+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.
+ Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đinh Văn Điền, đề nghị: mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.
+ Viện Thương Bạc đề nghị: mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để phát triển ngoại thương.
+ Nguyễn Lộ Trạch đề nghị: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách
Câu hỏi trang 88: Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?
- Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Đứng trước bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX
Câu hỏi trang 89: Khai thác sơ đồ 22.2, theo em, các nhà cải cách quan tâm đến những vấn đề nào nhất? Trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, em có đồng ý với những đề xuất đó không? Tại sao?
- Các nhà cải cách đã đưa ra nhiều đề nghị canh tân đất nước trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục trong đó những hững vấn đề mà các nhà cải cách quan tâm nhiều nhất là:
+ Chấn chỉnh tình hình quốc phòng.
+ Mở rộng ngoại giao.
+ Đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế.
- Tham khảo ý kiến: Em đồng ý với những đề xuất đó, vì: vào cuối thế kỉ XIX, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt, Việt Nam đang phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Tình hình này đòi hỏi chính quyền phong kiến nhà Nguyễn cần thực hiện những chính sách cải cách mang tính toàn diện, khôn khéo để khôi phục và phát huy sức nước, sức dân,chống lại thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Luyện tập 1 trang 89: Hoàn thành bảng thống kê các nhà cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây:
Họ tên
Thành phần xã hội
Nội dung đề nghị cải cách
Họ tên
Thành phần xã hội
Nội dung đề nghị cải cách
Nguyễn Trường Tộ
Sĩ phu yêu nước, tiến bộ (ông là người theo Công giáo)
Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
Trần Đình Túc;
Nguyễn Huy Tế;
Đinh Văn Điền
Quan lại, sĩ phu yêu nước, tiến bộ.
Mộ dân khai khẩn đất hoang; Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định); Khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng.
Phạm Phú Thứ
Quan lại trong triều đình nhà Nguyễn
Chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh; Mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
Nguyễn Lộ Trạch
Sĩ phu yêu nước, tiến bộ
Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Vận dụng 2 trang 89: Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại những bài học gì cho chúng ta ngày nay?
(*) Tham khảo: Một số bài học rút ra từ trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
+ 
Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX
Mở đầu trang 90 Bài 23 : Vậy, xã hội Việt Nam đã chuyển biến ra sao? Những hoạt động yêu nước trong giai đoạn này diễn ra như thế nào?
- Chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội bị phân hóa.
+ Xuất hiện một số lực lượng xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân
- Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam diễn ra phong trào yêu nước sôi nổi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với hai xu hướng: bạo động (đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu) và cải cách (đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh).
1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam
Câu hỏi trang 90: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi gì trong xã hội Việt Nam?
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến nhiều thay đổi trong xã hội Việt Nam. Cụ thể là:
- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:
+ Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,
Câu hỏi trang 90: Tư liệu 23.2 phản ánh mâu thuẫn cơ bản nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- Tư liệu 23.2 phản ánh mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Câu hỏi trang 92: Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" được thể hiện như thế nào qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?
- Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" qua những hoạt động của Phan Bội Châu:
+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập.
+ Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp.
+ Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
- Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" qua những hoạt động của Phan Châu Trinh:
+ Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ.
+ Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ.
Câu hỏi trang 92 : Đọc tư liệu, em có đồng ý với quan điểm "chi bằng học" như là con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Vì sao?
(*) Tham khảo: Em có đồng ý với quan điểm "chi bằng học" như là con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX. Vì:
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: đất nước Việt Nam đã mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp - một kẻ thù văn minh hơn, hùng mạnh hơn (lúc này, Pháp đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp); Mặt khác, kinh tế Việt Nam còn non yếu, phát triển thiếu cân đối; trong xã hội đầy rẫy những hủ tục, tệ nạn; đại bộ phận dân cư có trình độ dân trí thấp, Trong bối cảnh đó, việc nêu cao tinh thần học hỏi có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Việc học hỏi, tiếp thu những tiến bộ, văn minh của nhân loại sẽ giúp cho: người dân được giác ngộ, thức tỉnh tinh thần dân tộc; mở mang trình độ hiểu biết; có ý thức phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đây chính là một con đường hiệu quả để tiến lên giành lại độc lập cho nước nhà.
3. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành
Câu hỏi trang 93: Em hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917.
* Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 - 1917:
- Năm 1908: Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên Huế ngày 11/4/1908.
- Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Năm 1917:
+ Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
+ Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có chuyển biến mạnh mẽ.
Luyện tập 1 trang 94: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Những giai cấp, tầng lớp này có địa vị khác nhau, nhưng theo em, họ có điểm gì chung?
- Những giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam:
+ Giai cấp: địa chủ phong kiến; nông dân; công nhân.
+ Tầng lớp: tư sản; tiểu tư sản, trí thức thành thị.
- Điểm chung:
+ Một bộ phận địa chủ phong kiến và tư sản mại bản có quyền lợi gắn với thực dân Pháp, nên đã cấu kết với Pháp để bóc lột nông dân, công nhân.
+ Nông dân, công nhân, tiểu tư sản cùng một bộ phận trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc bị thực dân Pháp bóc lột, chèn ép, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Luyện tập 2 trang 94: Em hãy hoàn thành niên biểu về hành trình tìm đường của nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917 theo mẫu dưới đây:
Thời gian
Địa điểm tới
Hình ảnh
Trả lời:
Thời gian
Địa điểm tới
Hình ảnh
1911 - 1917
Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu.
1917
Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp.
Vận dụng 3 trang 94: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
(*) Tham khảo: Bài học rút ra cho bản thân:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.
- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

File đính kèm:

  • docxtrong_tam_lich_su_8_chan_troi_sang_tao_nam_hoc_2023_2024_bui.docx