Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Cách mạng công nghiệp

BÀI 2: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

I/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

Những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

2/ Năng lực:

2.1/ Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp và lưu giữ thông tin có chọn lọc khi nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè khi nói đến những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

2.2/ Năng lực riêng

Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử dưới sự hướng dẫn của giáo viên để trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp

Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Bước đầu nêu được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

3/ Phẩm chất

Chăm chỉ: Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, từ đó mở rộng và nâng cao hiểu biết về cuộc cách mạng công nghiệp.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

SGK và SGV Lịch sử và Địa lý 8 bộ Chân trời sáng tạo

Tivi, máy tính.

Phiếu học tập dành cho hoạt động luyện tập 1.

Lược đồ thế giới thế kỉ XVIII thể hiện được vị trí của các quốc gia, đặc biệt là các nơi đã diễn ra các sự kiện tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I (thế kỉ XVIII).

 

docx 11 trang Thu Lụa 30/12/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Cách mạng công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Cách mạng công nghiệp
TRƯỜNG 
Tổ : 
 Giáo viên: 
Người duyệt
Thứ ngày
Nội dung
Phản hồi của giáo viên
Chưa duyệt
Đã duyệt
Tổ trưởng chuyên môn
Tuần - Tiết 4, 5
BÀI 2: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
Những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
2/ Năng lực:
2.1/ Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp và lưu giữ thông tin có chọn lọc khi nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè khi nói đến những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
2.2/ Năng lực riêng
Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử dưới sự hướng dẫn của giáo viên để trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Bước đầu nêu được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
3/ Phẩm chất
Chăm chỉ: Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, từ đó mở rộng và nâng cao hiểu biết về cuộc cách mạng công nghiệp.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK và SGV Lịch sử và Địa lý 8 bộ Chân trời sáng tạo
Tivi, máy tính.
Phiếu học tập dành cho hoạt động luyện tập 1.
Lược đồ thế giới thế kỉ XVIII thể hiện được vị trí của các quốc gia, đặc biệt là các nơi đã diễn ra các sự kiện tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I (thế kỉ XVIII).
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1/ Mục tiêu
Tạo tâm thế hứng khởi cho HS để HS chủ động , tích cực tiếp thu kiến thức.
2/ Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát bức ảnh “Thời gian đi lại từ Gla-xgâu tới Luân Đôn” và cho biết có sự thay đổi gì về thời gian đi lại từ Gla-xgâu tới Luân Đôn qua từng móc thời gian?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV mời 1 – 2 em HS đứng lên trình bày kết quả của mình. Những em còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Dự kiến sản phẩm:
- Năm 1775, đi phải 12 ngày mới đến.
- Năm 1905, đi 8 giờ đến nơi
- Năm 2020 chỉ mất có 3 giờ đã đến nơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV nhận xét kết quả, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV hỏi thêm: Vì sao lại có sự thay đổi về thời gian đi lại và phương tiện đi lại?
HS: Do có sự cải tiến của con người, sự thay đổi về phương tiện giao thông:
- Năm 1775, đi bằng xe ngựa nên phải 12 ngày mới đến.
- Năm 1905, đi bằng tàu hoả chạy bằng máy hơi nước nên chỉ mất có 8 giờ
- Năm 2020 đi bằng tàu chạy trên đệm từ trường nên chỉ mất có 3 giờ.
	GV dựa vào câu trả lười của HS, kết luận và dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung bài học
Nhìn vào bức ảnh “Thời gian đi lại từ la-xgâu (Glasgow) tới Luân Đôn ”, chúng ta thấy sự thay đổi nhanh chóng của phương tiện giao thông từ khi con người sử dụng máy móc. Đó là một minh chứng cho sự tiến bộ của nhân loại nhờ vào những thành quả mà cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII — XIX mang lại. 
Vậy, cuộc cách mạng đó đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Đời sống sản xuất và xã hội đã thay đổi ra sao dưới tác động của nó?
Để biết được điều này chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Bài 2: Cách mạng công nghiệp
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1/ Những thành tựu tiêu biểu trong cách mạng công nghiệp
1.1/ Mục tiêu
Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
1.2/ Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS theo dõi đoạn video nói về cuộc cách mạng công nghiệp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SHS và trả lời các câu hỏi (GV sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn) bằng cách ghi câu trả lời vào ô mang số của mình trong vòng 5 phút (khi nêu thành tựu nên nêu theo thành tựu của từng nước), hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời đúng và ghi vào ô giữa của khăn trải bàn (Giấy A0):
- Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
- Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: Máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) đã có cải tiến quan trọng gì?
Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát tranh ảnh và trả lời 2 câu hỏi.
Sau đó hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, thống nhất câu trả lời đúng.
GV quan sát, hưỡng dẫn và hỗ trợ kịp thời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi đại diện 2 nhóm đứng lên trình bày kết quả.
Những nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép và nhận xét.
 Các nhóm lần lượt trình bày, nghe phần nhận xét của nhóm bạn và trả lời câu hỏi (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá kết quả và thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn HS rút ra kiến thức cần đạt. 
* Thành tựu của cách mạng công nghiệp:
- Ở Anh:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng 39 lần so với dệt bằng tay.
+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.
- Ở Đức, Pháp: xuất hiện nhiều loại máy sử dụng động cơ hơi nước trong ngành sản xuất gang, thép.
- Ở Mỹ: 
+ Năm 1793: phát minh ra máy tỉa hạt bông
+ Năm 1831: phát minh ra máy gặt cơ khí.
+ Năm 1838: phát minh ra hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.
* Máy kéo sợi trước đó chỉ có 1 cọc suốt, máy kéo sợi Jenny có 16 - 18 cọc suốt, giúp năng suất dệt tăng lên gấp 18 lần so với máy kéo sợi bằng tay.
2/ Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống
2.1/ Mục tiêu: 
Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
2.2/ Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi: đọc thông tin, quan sát hình ảnh trong SHS và trả lời câu hỏi:
Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội?
Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cặp đôi: đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi mà giáo viên giao. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi 2 HS đứng lên trình bày kết quả.
Những HS còn lại lắng nghe, ghi chép và nhận xét.
GV sử dụng kĩ thuật 321 (là kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS) GV yêu cầu những HS khác lắng nghe, ghi chép 3 điều làm được, 2 điều chưa làm được và 1 đề nghị chỉnh sữa. 
Sau khi thu thập ý kiến của các bạn, HS có ý kiến phản hồi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV sử dụng sơ đồ để hướng dẫn HS rút ra kiến thức cần đạt.
*Đối với sản xuất:
- Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất, năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội
- Thúc đẩy chuyển biến trong các ngành kinh tế khác.
*Đối với đời sống:
- Đời sống người dân và cấu trúc xã hội có sự thay đổi: giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội. Những người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản => Mâu thuẫn giai cấp.
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1/ Mục tiêu
	Củng cố kiến thức đã học về cách mạng công nghiệp.
2/ Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cuộc Cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?
Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành bảng thống kê thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Chọn thành tựu làm biểu tượng của Cách mạng công nghiệp và lí giải vì sao lại chọn.
GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu HS trừng bày sản phẩm của nhóm mình.
	GV yêu cầu HS các nhóm đi xem sản phẩm của các nhóm, GV quán triệt rõ với HS về số lượng tranh tối thiểu mà mỗi HS cần phải xem và khi xem tranh cần phải ghi nhận xét
HS các nhóm đi xem sản phẩm của nhóm bạn, có ý kiến bình luận hoặc bổ sung cho nhóm bạn.
Dự kiến sản phẩm:
Quốc gia
Những thành tựu tiêu biểu
Anh
Máy kéo sợi Gien-ni.
Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
Máy dệt chạy bằng sức nước
Máy hơi nước
Đầu máy xe lửa
Khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên
Pháp
Có những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ
Đức
Có những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất.
Mỹ
Hai phát minh lớn của Mỹ là máy tách hạt bông và máy thu hoạch bông.
Công nghiệp đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, ... cũng rất phát triển.
Theo em, thành tựu tiêu biểu và có tính bước ngoặt nhất là việc phát minh ra động cơ hơi nước vì phát minh này giúp giải phóng sức người, giúp nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
	GV nhận xét, đánh giá kết quả và thái độ làm việc của HS, hướng dẫn HS nắm vững những yêu cầu cần đạt của bài.
D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1/ Mục tiêu
	Vận dụng những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề trong thực tế.
2/ Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp, lao động trẻ em trở nên phổ biến trong các đô thị ở châu Âu và Bắc Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII. Quan sát lịch làm việc của bé trai 10 tuổi vào năm 1832 ở nước Anh, em hãy:
- Tính thời gian trẻ em phải làm việc trong một ngày.
- Lập thời gian biếu của em tương đương với thời gian trong ngày của hai bạn trong câu chuyện để thấy rõ hơn tác động của Cách mạng công nghiệp lên xã hội đương thời.
Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	GV gọi đại diện 3 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
Dự kiến sản phẩm:
- Trẻ em phải làm việc hơn 15 tiếng/ngày.
- Thời gian biểu của em (gợi ý):
+ 6h30 - 7h30 sáng: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng
+ 8h - 12h: Đến trường và học tập ở trường
+ 12h - 13h30: Nghỉ trưa
+ 13h30 - 17h30: Học phụ đạo ở trường
+ 17h30-20h30: Ăn tối, giải trí
+ 20h30 - 10h30: Học bài
+ Sau 10h30: Nghỉ ngơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
	GV nhận xét, đánh giá kết quả và thái độ làm việc của HS.
GV nhấn mạnh nội dung chính và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
+ Những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX theo hướng dẫn trong SHS.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_chan_troi_sang_tao_bai_2_cach_mang_cong_ng.docx