Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
GIẢI BÀI TOÁN CÓ BA BƯỚC TÍNH (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và nắm được cách giải bài toán có ba bước tính (phân tích tóm tắt đề bài, tìm cách giải, trình bày bài giải)
- Vận dụng giải được các bài toán thực tế có ba bước tính.
- Biết cách diễn đạt, trình bày bài giải liên quan đến ba bước tính.
-Hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
-Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
TUẦN 3 Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2023 Hoạt động trải nghiệm SINH HOẠT DƯỚI CỜ Giáo dục thể chất* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Toán GIẢI BÀI TOÁN CÓ BA BƯỚC TÍNH (T1) I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết và nắm được cách giải bài toán có ba bước tính (phân tích tóm tắt đề bài, tìm cách giải, trình bày bài giải) - Vận dụng giải được các bài toán thực tế có ba bước tính. - Biết cách diễn đạt, trình bày bài giải liên quan đến ba bước tính. -Hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. -Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: + Tranh vẽ gì?( Tranh vẽ các cô chú đang trồng cây) + Hai bạn Việt và bạn Nam nói chuyện gì với nhau? ( Hai bạn đang nói tới số cây của mỗi đội (3 đội) + Trong toán học, ta làm thế nào để biết được số cây trồng của cả ba đội? (Câu hỏi mở) - HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ. - GV giới thiệu- ghi bài - Quan sát 2. Hình thành kiến thức: - Theo các em muốn giải được bài toán này ta làm thế nào? (Ta phải biết được số cây của mỗi đội) + Đội 1 trồng được bao nhiêu cây? + Muốn biết đội 2 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?. + Vậy ta làm phép tính gì? + Muốn biết đội 3 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? + Ta làm tính gì ? + Cuối cùng ta làm gì ? Tính như thế nào ? Tìm tổng số cây của cả ba đội trồng được: Làm tính công: 60 +80 + 70 = 210 cây - Đưa sơ đồ tóm tắt bài toán như SGK lên bảng. - Mời 1 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm nháp. - YC hs thảo luận cặp nêu các bước giải bài toán này. - GV chốt: Ta có thể tính theo ba bước -Tìm số cây của đội Hai -Tìm số cây của đội Ba -Tìm số cây của ba đội - HS trả lời. -Đội 1 trồng được bao 60 cây -Thêm 20 cây vào số cây của đội 1 sẽ được số cây của đội 2 - Ta làm phép tính cộng, lấy 60 +20 = 80 cây - Bớt 10 cây vào của đội 2 sẽ được số cây của đội 3 - Ta làm phép tính trừ, lấy 80 - 10 = 70 cây Bài giải: Số cây đội Hai trồng được là: 60 + 20 = 80 (cây) Số cây đội Ba trồng được là: 80 – 10 = 70 (cây) Số cây cả ba đội trồng được là: 60 + 80 + 70 = 210 (cây) Đáp số: 210 cây - HS nhìn tóm tắt nêu lại đề bài toán. - Thảo luận - nêu - Yêu cầu HS lấy ví dụ. (Tổ Một vẽ được 10 bức tranh, tổ Hai vẽ được nhiều hơn tổ Một 5 bức tranh, tổ Ba vẽ được ít hơn tổ Hai 3 bức tranh. Cả ba tổ vẽ được bao nhiêu bức tranh?) - GV khuyến khích HS lấy thêm nhiều ví dụ ở dạng toán giải bài toán có ba bước tính. - HS nêu. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc bài toán. - Bài toán cho chúng ta biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Tóm tắt: - Cho HS thảo luận, làm bài vào bảng nhóm - Yêu cầu HS chia sẻ. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. - HS đọc. - Thực hiện làm bài nhóm 4 - HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài Bài giải: Số tiền mua 5 quyển vở là: 8 000 x 5 = 40 000 (đồng) Số tiền mua hai hộp bút là: 25 000 x 2 = 50 000 (đồng) Số tiền phải trả tất cả là: 40 000 + 50 000 = 90 000 (đồng) Đáp số: 90 000 đồng - Lắng nghe Bài 2. - Gọi HS đọc bài toán. + Bài toán cho chúng ta biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài CN vào vở, chia sẻ. -GV nhận xét. - HS đọc. - HS trả lời - HS làm bài vào vở, chia se Bài giải: Số túi táo là: 40 : 8 = 5 (túi) Số túi cam là: 36 : 6 = 6 (túi) Số túi cam nhiều hơn số túi táo là: 6 – 5 = 1 (túi) Đáp số: 1 túi 4. Vận dụng, trải nghiệm: + Em hãy tính nhanh đáp số bài toán: + Bạn Nam có 10 viên bi. Bạn Tú có nhiều hơn bạn Nam 4 viên bi. Bạn Sơn có nhiều hơn bạn Tú 3 viên bi. Hỏi cả ba bạn có bao nhiêu viên bị ? (Đáp số: 41 viên bi) - Nhận xét giờ học - HS thảo luận - Chia sẻ - Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................... Đạo đức BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 3) I. Yêu cầu cần đạt: - Học sinh nhận xét được các ý kiến có liên quan đến người lao động và đóng góp của những người lao động. - Biết tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với các tình huống trong SGK. - Có khả năng ứng xử phù hợp với những đóng góp của người lao động. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc tham gia hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp với bản thân. -Hình thành năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. -Phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV tổ chức trò chơi “Nhìn hành động của bạn làm đoán tên công việc” để khởi động bài học. + GV cho 3 HS lên bảng. + HS1: Làm hành động sửa chữa xe máy. + HS2: Làm hành động đánh lưới bắt cá. + HS3: Làm hành động may quần áo. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe luật chơi. - HS tham gia chơi bằng cách xung phong. + HS1: bạn đó đang sửa chữa xe máy, giúp mọi người có phương tiện đi lại.. + HS 2: bạn đó đang tung lưới bắt cá, góp phần cung cấp thực phẩm hải sản cho mọi người. + HS 3: bạn đó đang may vá quần áo giúp mọi người xung quanh mình có những bộ quần áo đẹp, tô thêm vẻ đẹp cho xã hội. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động: Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. (Nhóm 2). - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - GV chiếu màn hình các tình huống, yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm 2 trả lời. - GV mời một số nhóm trình bày. - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận và đưa ra nhận xét: + Ý kiến phần a: Em không đồng tình vì Lê không thể hiện thái độ tôn trọng người lao động. + Ý kiến phần b: Em đồng tình vì Châu đã thể hiện tình yêu,thái độ tôn trọng đối với công việc của bố mình. + Ý kiến phần c: Em đồng tình vì Thanh đã có lời nói,việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú công nhân sửa điện cho nhà mình. + Ý kiến phần d: Em đồng tình vì Chi đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà. + Ý kiến phần e : Em không đồng tình vì Bảo không thể hiện thái độ tôn trọng lịch sự đối với người giao hàng. - HS trình bày. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. 3. Luyện tập, thực hành. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (Nhóm 4) - GV mời 1 HS đọc tình huống. - GV mời HS thảo luận nhóm 4, cùng nhau trao đổi và đưa ra cách xử lý các tình huống trong SGK. - Tình huống 1: Trên đường đi học, thấy bác đầu bếp của trường bị đổ xe hàng. Phương nói với Khánh : “ Mình qua nhặt đồ giúp bác đi!”.Khánh nói: “ Không phải việc của mình đâu”. -Nếu là Phương, em sẽ làm gì? + Nếu là Phương, em sẽ: khuyên bạn Khánh nhặt đồ giúp bác. Nếu Khánh không nhặt thì em vẫn sẽ nhặt đồ giúp bác ấy. - Tình huống 2: Cô giáo yêu cầu các bạn giới thiệu về nghề nghiệp của người thân. Một bạn bên cạnh chê nghề nghiệp của bố mẹ Mai -Nếu là Mai, Em sẽ nói gì với bạn đó? + Nếu là Mai, Em sẽ nói như sau: Mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. Em sẽ nói tầm quan trọng nghề nghiệp của bố mẹ mình cho bạn đó hiểu hơn. - Tình huống 3: Các bác ở quê gửi cho nhà Nhung rất nhiều rau củ, quả. Tuy nhiên nhà bạn ít người, ăn không hết nên có thể các thực phẩm đó sẽ bị hỏng. Anh của Nhung bảo nếu hỏng thì bỏ đi. -Nếu là Nhung, em sẽ làm gì? + Nếu là Nhung, em sẽ: xin phép bố mẹ, hỏi ý kiến bố mẹ cho rau, củ, quả cho những người đang có hoàn cảnh khó khăn xung quanh xóm mình đang ở. - GV mời các nhóm báo cáo kết quả. - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương - 1 HS đọc tình huống. - HS thảo luận nhóm 4, cùng nhau trao đổi và đưa ra xử lý các tình huống trong SGK. - HS nêu cách xử lý tình huống - HS nêu cách xử lý tình huống - HS nêu cách xử lý tình huống - Các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng, trải nghiệm. - GV yêu cầu cả lớp làm việc nhóm 4: vẽ những bức tranh để bày tỏ biết ơn những người lao động cần cù, giúp ích cho xã hội. - GV mời các nhóm trình bày bài vẽ. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - GV nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà. - HS lắng nghe yêu cầu để thực hiện. - Các nhóm trình bày - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. II. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. _________________________ Tiếng Việt ĐỌC: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ (Theo sang Lê-kha-na) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài. - Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó. - Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh. -Hình thành năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, yêu nước. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về thói quen, môi trường sống điển hình của lạc đà, chim cánh cụt, cú. - HS nối tiếp trả lời. - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài. -HS lắng nghe, ghi bài. 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - HS đọc. - Bài chia làm mấy đoạn? - HS trả lời. -GV nhận xét, chốt lại: Bài chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến thằn lằn xanh. + Đoạn 2: Tiếp đó đến đói quá rồi! + Đoạn 3: Tiếp đó đến Mình đói quá rồi! + Đoạn 4: Còn lại. -HS theo dõi. - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (thằn lằn, thầm nghĩ, bụi cỏ, làm sao, đổi lại, trở lại,..) - HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Mình không thể bò trên tường/ giống như tắc kè,/cũng không thể kiếm ăn/ theo cách của tắc kè. Thằn lằn xanh/ trở về với cái cây của mình/ và thích thú đi kiếm ăn/ vào ban ngày. + Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tnhân vật: Ồ, một người bạn mới!; Tớ chán những bức tường lắm rồi.; Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!; Mình đói quá rồi! - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS luyện đọc theo phân vai nhân vật. - Cho HS đọc toàn bài trước lớp. - 1 -2 HS đọc. b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? - HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Các bạn đã tự giới thiệu tên và tập tính của mình. -HS lắng nghe. - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc cho nhau? - HS thảo luận và chia sẻ - Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình? - HS trả lời - Các bạn đã cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình? - HS trả lời. -Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung ứng với mỗi ý trong sách học sinh. - HS nêu nối tiếp. - GV kết luận, ... . Tất cả các đáp án trên đều đúng + Câu 3: Ngày Tết chúng ta thường trang trí loại cây nào trong nhà? A. Cây bưởi. B. Cây đào. C. Cây nhãn. D. Cây bàng. + Câu 4: Khí oxygen cần thiết cho hoạt động gì của con người và động vật? A. Tiêu hoá. B. Trao đổi chất. C. Hô hấp. D. Tuần hoàn máu. + Câu 5: Tìm đáp án sai? A. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người rèn luyện sức khoẻ. B. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh khiến con người lãng phí thời gian. C. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người thêm yêu thiên nhiên. D. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người có thêm niềm vui trong cuộc sống và đem lại lợi ích kinh tế. + Câu 6: Em rút ra được bài học gì sau khi học xong bài “Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người”? A. Phải biết chăm sóc hoa, cây cảnh. B. Hoa, cây cảnh có rất nhiều lợi ích đối với đời sống của con người. C. Hoa, cây cảnh giúp đời sống tươi đẹp hơn. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. - GV nhận xét chung, tổng kết trò chơi. Tuyên dương tất cả lớp đã tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi, dùng thẻ ghi đáp án để đưa ra đáp án mình lựa chọn 4. Vận dụng trải nghiệm. - GV mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và nêu ý kiến của mình theo yêu cầu sau: * Để hoa và cây cảnh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, em cần làm gì? (+ Tưới nước đủ ẩm cho cây. + Tỉa cành, ngắt bỏ lá già, lá bị sâu bệnh. + Bắt sâu, bón phân + Không ngắt hoa, bẻ cành. + Xới đất tơi xốp cho hoa và cây. (Nếu hoa và cây cảnh bị bệnh, báo với người thân, thầy cô để tìm cách phòng ngừa,...) ) - GV nhận xét. - GV mời HS cam kết về nhà cùng với người thân tham gia chăm sóc hoa và cây cảnh ở nhà. Báo cáo cho thầy, cô biết kết quả. - GV nhận xét tuyên dương. - Nhận xét sau tiết dạy. - Dặn dò về nhà. - HS tổ chức sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về việc cần làm gì để chăm sóc hoa và cây cảnh. - HS chia sẻ trước lớp. - HS khác nhận xét. - Học sinh cam kết thực hiện và có báo cáo kết quả cho thầy, cô. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2023 Toán BIỂU THỨC CHỨA CHỮ (T 3) I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được biểu thức chứa hai chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa ba chữ. - Vận dụng thực hành tính giá trị củ biểu thức chứa ba chữ vào các bài tập cơ bản, củng cố và phát triển năng lực. - Hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho HS hát tập thể. - GV cho HS chơi trò chơi. Câu 1. Tính gía trị của a + b nếu a = 215 và b = 138. => Đáp án: Nếu a = 215 và b = 138 thì a + b = 215 + 138 = 353. Câu 2. Mỗi lần thay chữ bằng số thì ta tính được gì? => Đáp án: Mỗi lần thay chữ bằng số thì ta tính được một giá trị của biểu thức a + b. GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt vào bài mới bằng câu 4. - GV giới thiệu vào bài. - Lớp hát tập thể - HS hoàn thàn bài. - HS nhận xét. - HS lắng nghe - HS viết tên bài 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1. Số ? Chu vi A của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: Tính chu vi hình tam giác, biết: a) a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm. b) a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm - GV HD HS. - GV yêu cầu HS tính ra nháp. - HDHS sử dụng công thức P = a + b + c (như là tính giá trị của biểu thức chứa ba chữ). - GV cho HS trình bày và nhận xét - GV nhận xét, chốt kết luận - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS trình bày bài Đáp án: a) 62 + 75 + 81 = 218 cm b) 50 + 61 + 72 = 183 dm - HS nhận xét, - HS lắng nghe. Bài 2. Với m = 9, n = 6, p = 4, hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau? - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Tính giá trị của biểu thức (A), (B), (C), (D) với m = 9, n = 6, p = 4 rồi so sánh kết quả. Từ đó tìm ra hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau? Biết: m – (n – p) = m – n + p và m x (n – p) = m x n – m x p. - GV cho HS làm bài vào vở. - Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS đọc yêu cầu bài toán. - HS trả lời - HS làm bài vào vở. - HS đổi vở kiểm tra chéo - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS trả lời Đáp án: - Giá trị của biểu thức (A) bằng giá trị của biểu thức (D). - Giá trị của biểu thức (B) bằng giá trị của biểu thức (C). 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV tổ chức trò chơi - GV hướng dẫn luật chơi - GV cho HS chơi trò chơi “Hái bưởi”. - Cách chơi: + Chơi theo cặp. + Người chơi bắt đầu từ ô XUÁT PHÁT. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Di chuyển số ô bằng số chấm ở mặt trên xúc xắc. + Nêu giá trị biểu thức ở ô đi đến. Nếu đúng thì há được quả bưởi ghi số là giá trị của biểu thức đó. Nếu sai thì phải quay trở về ô xuất phát trước đó. + Nếu đến ô có đền xanh thì được gieo xúc xắc để đi tiếp. Nếu đến ô có đèn đỏ thì dừng lại một lượt, nhường lượt chơi cho người khác. + Trò chơi kết thúc khi có người hái được 5 quả bưởi. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe để ghi nhớ nhiệm vụ IV: Điều chỉnh sau bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _________________________________ Tin học* (GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH SOẠN GIẢNG) __________________________________ Mĩ thuật* (GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH SOẠN GIẢNG) Tiếng Việt ĐỌC MỞ RỘNG I. Yêu cầu cần đạt: - Tìm đọc được sách báo để có thêm những hiểu biết về các thành tựu khoa học, công nghệ. - Biết trao đổi, chia sẻ với bạn về nội dung câu chuyện đã đọc; nhớ tên những câu chuyện của tác giá yêu thích và kể lại cho người thân - Hình thành năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV cho HS hát và nhảy theo nhạc. - GV yêu cầu HS mag sách báo, tài liệu m đem đến ktra. - HS thực hiện theo yêu cầu 2. Luyện tập, thực hành: a. Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật. - GV hướng dẫn HS chia sẻ cách tìm văn bản đọc mở rộng theo yêu cầu nêu trong SHS. - GV nhắc HS tham khảo tác phẩm theo gợi ý trong SHS (ngoài ra, HS có thể kể thêm tên các tác phẩm khác mà các em yêu thích). - HS nào tìm được câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật và có mang sách, truyện đến lớp thì tự đọc hoặc đọc trong nhóm. HS nào chưa tìm được thì đọc chung cùng với các bạn (hoặc GV cung cấp). b. Viết phiếu đọc sách theo mẫu. - HS ghi tóm tắt những gì mình đọc được vào phiếu đọc sách. - GV mời HS trong lớp chia sẻ những nội dung đã ghi trong phiếu đọc sách với các bạn. c. Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện mà em đã đọc. - HS trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện đã đọc (VD: Nội dung câu chuyện nói về điều gì? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nhân vật đó có năng khiếu gì nổi bật? Em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của mình về nhân vật đó,). 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu ở hoạt động Vận dụng - GV nhận xét kết quả học tập của HS. Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực. Dặn HS ôn Bài 4 và đọc trước Bài 5. - HS lắng nghe. - HS thảo luận tìm hiểu. - HS viết những điều m đọc vào phiếu đọc sách. - HS trao đổi, chia sẻ. - HS ghi chép các thông tin cơ bản vào phiếu đọc sách hoặc có thể trao đổi về nhân vật, năng khiếu của nhân vật trong câu chuyện theo nhóm. - HS chia sẻ trong nhóm, ghi vào phiếu đọc sách các thông tin cơ bản trong phiếu và những lí do yêu thích câu chuyện. - HS trao đổi nhóm. - HS làm việc nhóm 3 hoặc nhóm 4, giới thiệu về tác giả cuốn sách, những câu chuyện trong sách, Kể với người thân một câu chuyện của tác giả mà em yêu thích. - HS lắng nghe. - HS thực hiện Iv. Điều chỉnh sau bài dạy: Tin học* (Giáo viên chuyên ngành soạn giảng) Hoạt động trải nghiệm SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: NIỀM TỰ HÀO TRONG TIM I. Yêu cầu cần đạt: - HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới. - HS phản hồi lại kết quả thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân. - HS được củng cố sâu sắc hơn về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân. - Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, trung thực. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động tổng kết tuần: - GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau. *Nhận xét ưu điểm và tồn tại: *Dự kiến các hoạt động tuần sau: - HS chia sẻ trước lớp 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ kết quả thực hiện những việc làm đáng tự hào của em và nêu cảm nghĩ của em về những chia sẻ của bạn. - GV mời 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ của bạn. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét phần chia sẻ của bạn. - HS hoạt động theo cặp và chia sẻ. - HS chia sẻ trước lớp. - GV góp ý, nhận xét và đánh giá. - GV khen những HS đã thực hiện tốt và động viên các bạn khác cần cố gắng hơn để bản thân ngày càng trở nên đáng yêu, đáng tự hào. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS vỗ tay tuyên dương. 3. Hoạt động nhóm: Chơi trò chơi “Tôi tự hào” - GV cho HS ra sân trường chơi trò chơi và hướng dẫn cách chơi: Các thành viên trong nhóm đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa, lần lượt tung bóng cho các thành viên. Mỗi thành viên khi bắt được bóng sẽ chia sẻ về một đặc điểm hoặc một việc làm đáng tự hào của bản thân. - GV tổ chức cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu rõ cách chơi. - HS lắng nghe cách chơi. - HS chơi thử. - GV cho HS chơi trong vòng 10 phút. - HS chơi trò chơi - Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi: + Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này? + Trò chơi giúp em nhận ra điều gì? - GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. - GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Chúng ta cần tự hào về bản thân và tự tin chia sẻ niềm tự hào đó với mọi người. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và chuẩn bị. 4. Cam kết hành động: - GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục thực hiện những việc làm đáng tự hào của mình. - HS lắng nghe thực hiện - Nhận xét giờ học. Iv. Điều chỉnh sau bài dạy: ____________________________ Âm nhạc* GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH SOẠN GIẢNG Tiếng anh* GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH SOẠN GIẢNG __________________________ Tiếng anh* GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH SOẠN GIẢNG _______________________________________________________________ Ngày 8 tháng 9 năm 2023 Xét duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Phương Dung
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_3_tran_van_cuo.docx