Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Toán

ĐO GÓC, ĐƠN VỊ ĐO GÓC ( TIẾT 2)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố cách nhận biết , cách đọc, viết số đo của góc

- Vận dụng để đo các góc cho trước.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

- máy tính, phiếu bài 2, bài 3, sgk, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 53 trang Thu Lụa 29/12/2023 6621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
TUẦN 4 
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ
________________________
Giáo dục thể chất*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Toán
ĐO GÓC, ĐƠN VỊ ĐO GÓC ( TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cách nhận biết , cách đọc, viết số đo của góc
- Vận dụng để đo các góc cho trước. 
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- máy tính, phiếu bài 2, bài 3, sgk, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
+ Nêu cách đo góc bằng thước đo góc?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- Nêu số đo góc theo mẫu.
- GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi. 
- HS đại diện nêu miệng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Làm sao để xem xác định được góc đỉnh C, cạnh CB,CD có số đo góc là 90 độ?
- HS trả lời. (quan sát hình)
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì?
(Dùng thước đo góc để đo góc đỉnh B, cạnh BA, BC.)
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó đổi chéo.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm. (b1: đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh B của góc, cạnh BC nằm trên đường kính của nửa hình tròn của thước. b2: cạnh BA đi qua một vạch trên nửa đường tròn của thước ta được số đo góc của đỉnh B.)
- HS nêu. 
- GV củng cố cách đo góc.
- HS lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- Dùng thước đo góc để đo góc được tạo bởi hai kim đồng hồ khi đồng hồ chỉ 3 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 2 giờ.
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS nêu( tương tự như bài 2)
- GV củng cố cách đo góc
- HS lắng nghe 
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Nêu các bước đo góc?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________
Đạo đức
BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 4) 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
- Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. Nhắc nhở bạn bè, người thân có hành vi, thái độ biết ơn những người lao động.
- Hình thành năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV tổ chức trò chơi “Phóng viên nhí” để khởi động bài học. 
(1 HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp)
? Lớn lên em sẽ làm gì?
? Vì sao bạn chọn nghề đó?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS chia sẻ những nghề nghiệp mà em yêu thích nhất.
- HS trả lời theo suy nghĩ và ước mơ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành:
* Bài 2/ Nhận xét hành vi/ N4
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2/SHS /9.
 GV trình chiếu các hành vi lên PP.
a. Mỗi lần nghe thấy tiếng rao của cô bán hàng rong. Lệ lại nhại theo giọng của cô là một hành động không nên làm.
b. Em đồng tình với hành vi của Châu bởi hành vi đó thể hiện thái độ tôn trọng và yêu quí nghề nghiệp của bố mình.
c. Thanh lấy nước và nói lời cảm ơn với chú thợ điện vì đã sửa điện giúp nhà mình là hành vi nên làm điều đó thể hện sự tôn trọng và biết ơn với các bác công nhân.
d. Chi yêu quý bác giúp việc như người nhà là hành vi đáng khen và nhận được sự đồng tình.
e. Bảo nhận hàng xong đi vào nhà ngay, không nói lời cảm ơn chú giao hàng đó là hành động không nên vì điều đó thể hiện thái độ không lịch sự, không tôn trong người giao hàng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> KL: Mỗi nghề nghiệp đều có vai trò riêng mang lại lợi ích cho xã hội vì vậy chúng ta cần tôn trọng, có thái độ lịch sự với tất cả các cô bác làm các ngành nghề khác nhau.
*Bài 3/ Xử lí tình huống/N2
- GV đưa các tình huống lên PP.
- GV yêu cầu HS đọc từng tình huống, suy nghĩ các xử lí và đóng vai thể hiện tình huống/ N2.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Bài 4: Em có lời khuyên gì dành cho bạn?
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm lời khuyên cho bạn trong các tình huống.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2:Vận dụng
- GV yêu cầu: Các nhóm 4 có thể lựa chọn:
+ Sưu tầm bài hát, ca dao,tục ngữ,ảnh, tranh về người lao động sau đó hát, đọc thơ, kể truyện, thuyết trình về ý nghĩa tranh ảnh mình sưu tầm được.
+ Cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tình huống hoặc một tiểu phẩm thể hiện lòng biết ơn người lao động.
+ Tập làm phóng viên phỏng vấn về ước mơ nghề nghiệp của các bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân - thảo luận nhóm 4 và thống nhất ý kiến nhận xét từng hành vi của các bạn
- HS chia sẻ ý kiến:
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Đọc các tình huống 1
- HS thảo luận nhóm 2 đóng vai thể hiện lại tình huống.
- HS đóng vai thể hiện.
- Đọc các tình huống 2
- HS thảo luận nhóm 2 đóng vai thể hiện lại tình huống.
- HS đóng vai thể hiện.
- Đọc các tình huống 3
- HS thảo luận nhóm 2 đóng vai thể hiện lại tình huống.
- HS đóng vai thể hiện.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu, các tình huống.
- HS suy nghĩ.
- HS đưa ra ý kiến lời khuyên cho các bạn.
a. Huy không nên giẫm chân bẩn lên hành lang bác lao công vừa lau sạch bởi bác vừa vất vả lau dọn xong, hành động đó thể hiện Huy không tôn trọng thành quả bác lao công vừa làm.
b. Không nên lấy quá nhiều đồ ăn vì lấy nhiều không ăn hết bỏ đi sẽ rất lãng phí công sức của người lao động vất vả làm ra sản phẩm.
- HS nêu yêu cầu bài
- Các nhóm suy nghĩ lựa chọn hình thức, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
- Các nhóm thế hiện ý tưởng nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
3. Vận dụng, trải nghiệm.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Dặn dò về nhà.
- HS nêu cảm nhận sau tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Đọc: Những bức chân dung
(Theo Ni-cô-lai Nô-xốp)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Những bức chân dung”.
- Biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- máy tính, sgk, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV chiếu các nhân vật trong bài
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng nhân vật và tìm các đặc điểm (ngoại hình, hoạt động) của nhân vật đó. Sau đó thảo luận nhóm đôi: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì?
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Luyện đọc: 
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu....Thôi được
+ Đoạn 2: Còn lại
* Đọc nối tiếp đoạn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn
Dự kiến
Đoạn 1
- Đọc đúng: thực sự
- Ngắt câu: Hai bức chân dung.....nghệ thuật,/ bởi....tranh/....rất đẹp/ và ...thật.//
Đoạn 2
- Đọc đúng: nài nỉ, na ná, lúc đầu
- Ngắt câu: Màu Nước đã giải thích với các cô bé rằng/mỗi người....khác nhau,/ ....mắt to,/miệng nhỏ.../......cô bé/....ý mình.// Nhưng khi xếp....nhau,/ ..... nhận ra/....mình,/...rằng/...đúng.//
- Giải nghĩa từ: hao hao
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp.
- HS đọc
- HS trả lời
- Đọc nối đoạn theo dãy (1- 2 lần)
- H thảo luận nhóm 4 
- HS chia sẻ
- HS giải nghĩa
- HS đọc nhóm đôi.
- 2- 3HS đọc -> Nhận xét
b. Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1
 + Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh?
+ Em hiểu “chân dung” có nghĩa là gì?
+ Hoa Nhỏ đề nghị màu nước vẽ mình như thế nào?
+ Thảo luận nhóm đôi TLCH: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh?
- Dự kiến: Chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh được vẽ một cách tự nhiên và đúng với thực tế nên rất chân thực còn chân dung Hoa Nhỏ được vẽ theo yêu cầu của cô bé (mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn) nên người trong tranh chỉ hao hao giống cô bé.
- Thảo luận nhóm 4 thực hiện câu hỏi 3 trong SGK.
- GV gợi ý các bước thảo luận:
+ Đọc kĩ đoạn văn “Từ hôm đó.....theo ý mình”
+ Đặt mình vào vị trí của Màu Nước, dựa vào những lời cậu đã nói để đưa ra lí lẽ thuyết phục các cô bé để cậu vẽ cho giống thật nhất.
+ Trao đổi các ý kiến trong nhóm và thống nhất.
+ Thảo luận nhóm 2: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1-3 câu
+ Sự việc đầu tiên: Màu Nước vẽ chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
+ Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác.
+ Sự việc cuối cùng: Các cô bé ngắm bức chân dung khi chúng được đặt cạnh nhau.
* Mức 4:
+ Ai có thể tóm tắt lại các sự việc trong toàn câu chuyện?
+ Bài đọc cho em biết điều gì?
=> Chốt: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
3. Luyện tập, thực hành: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc thầm
- HS nêu
- HS nêu theo ý hiểu
- Vẽ mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn.
- HS thảo luận N2
- HS chia sẻ 
- HS thảo luận nhóm 4 
+ Đại diện các nhóm trình bày 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện trình bày
- Khi thấy các bức tranh hoàn thành đều na ná nhau, thậm chí còn rất khó nhận ra mình trong tranh, các cô mới nhận ra Màu Nước nói đúng.
+ Sự việc đầu tiên: Màu Nước vẽ chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
+ Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác.
+ Sự việc cuối cùng: Các cô bé ngắm bức chân dung khi chúng được đặt cạnh nhau.
- HS tóm tắt từng sự việc. 
- HS tóm tắt câu chuyện
- HS nêu
- 2 HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em có nhận xét gì về hình dáng của mỗi người xung quanh mình?
+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS trả lời.
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức
I. Yêu cầu cần đạt:
+ Phân biệt được cách viết hoa tên các cơ quan tổ chức với cách viết hoa tên người.
+ Viết được tên các cơ quan tổ chức đúng quy tắc.
- Góp phần  ... sô đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON và góc đỉnh O; cạnh ON, OP) bằng cách đặt thêm yêu cầu tìm số đo góc đỉnh O; cạnh OM, OP. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
*BT4:
Em hãy tìm một số hình ảnh về góc nhọn, góc tù, góc vuông có ở những đồ vật quanh em như: bàn ghế, ê ke, com pa,...
- GV yêu cầu HS nhóm đôi kể cho nhau nghe một số đồ vật về góc
- GV gợi ý HS một số hình ảnh về góc để tham khảo: góc bỏng, góc ghế, góc vở, các góc của tờ giấy, hai ngón tay kề nhau, thang dựa vào tường, ngã ba đường,....
- GV mời đại diện vài nhóm nêu trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dường. 
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- HS tham gia hoạt động thực hành tạo góc.
- HS lắng nghe
- Kết quả:
+ Góc vuông đỉnh O, cạnh OA và OB bằng 90o
+ Góc bẹt đỉnh I, cạnh IM và IN bằng 180o
+ Góc tù đỉnh E, cạnh EC và ED bằng 120o
+ Góc nhọn đỉnh K, cạnh KG và KP bằng 60o
- Kết quả:
a) Góc đỉnh S; cạnh ST, SD bằng 90o
b) Góc đỉnh D; cạnh DS, DL bằng 90o
c) Góc đỉnh G; cạnh GS, GL bằng 120o
d) Góc đỉnh L; cạnh LG, LC bằng 120o
- HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV
- Kết quả:
Dùng thước đo góc để kiểm tra ta thấy:
Hình B có góc đỉnh O, cạnh OM, ON bằng 60o và góc đỉnh O; cạnh ON, OP bằng 90o
Vậy hình Rô-bốt vẽ là hình B.
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV
- Kết quả:
Ví dụ:
Hai cạnh của mặt bàn tạo thành một góc vuông
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________
Tiếng Việt
Đọc mở rộng
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm đọc được những câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu đọc sách, sách, báo sưu tầm có câu chuyện coa nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- Kiểm tra bài cũ.
GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1: Đọc một câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách,...
- GV hướng dẫn HS chia sẻ cách tìm văn bản đọc mở rộng theo yêu cầu: Đọc một câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách,...
- GV nhắc HS tham khảo tác phẩm theo gợi ý:
+ Dế Mèn phiêu lưu kí.
+ Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn
- GV yêu cầu HS luyện tập đọc các câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách,...
- GV lưu ý:
+ HS tìm câu chuyện và có mang sách, truyện tới lớp thì tự đọc hoặc đọc trong nhóm
+ HS chưa tìm được câu chuyện có mượn tử sách của lớp, thư viện trường.
Hoạt động 2: Viết phiếu đọc sách
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy hoàn thành Phiếu đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ Ghi chép các thông tin cơ bản vào Phiếu đọc sách. 
+ Trao đổi về nhân vật, năng khiếu của nhân vật trong câu chuyện và lí do yêu thích câu chuyện theo nhóm.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ nội dung đã ghi trong Phiếu đọc sách.
Hoạt động 3: Trao đổi
- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm: Các em hãy hoạt động nhóm, trao đổi với bạn về những điều thú vị trong câu chuyện đã đọc.
- GV gợi ý HS nội dung trao đổi:
+ Nội dung câu chuyện nói về điều gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nhân vật có đặc điểm gì nổi bật?
+ Vì sao em lại thích đoạn, chi tiết đó?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về câu chuyện và điều thú vị trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS mạnh dạn chia sẻ.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu ở hoạt động Vận dụng: Tìm trong từ điển thành ngữ một số thành ngữ nói về con người. Trao đổi với người thân về nghĩa của những thành ngữ đó và ghi vào sổ tay.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tìm trong từ điển một số thành ngữ chỉ con người.
+ Trao đổi với người thân về ý nghĩa thành ngữ đó.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả chia sẻ ở tiết học sau.
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn có tinh thần hăng hái.
- HS lên bảng
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe,tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.
-Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức quy tắc viết tên riêng, tên cơ quan, tổ chức.
- Góp phần phát triển năng lực tự chủ. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở luyện tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
- GV tổ chức cho HS hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2.Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1:
- GV cho HS đọc lại bài viết tiết 1 theo yêu cầu
+ Gọi 2 HS đọc lại.
+ HD HS nêu lại bố cục đoạn văn:
+ GV đọc 
+ Chấm, chữa bài.
- GV đánh giá nhận xét 5 - 7 học sinh NX, rút kinh nghiệm.
- HS đọc bài. 
- Học sinh làm việc cá nhân
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập trang 17
Đọc lại nội dung bài tập, nêu nội dung vần ôn tập trong tiết học:
-Nêu lại quy tắc viết tên cơ quan tổ chức, tên địa lý, tên người. cho 1 vài ví dụ
- GV cho HS làm bài trong vòng 10 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho HS chấm chữa bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
-Hs làm bài nhóm 2, chia sẻ trước lớp
Hoạt động 3: Chữa bài
- GV Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.
Sửa lỗi đoạn văn (nếu có).
Bài 1/17: . Viết tên riêng trong ba đoạn dưới đây vào nhóm thích hợp.
a. UNICEF Việt Nam là một trong 190 văn phòng của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc trên toàn thế giới và thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam,
b. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức dành cho thiếu niên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Ngày 15 tháng 05 năm 1941, Đội Nhi đồng Cứu quốc đầu tiên (tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
c. Nguyễn Trãi là người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, cha là Nguyễn Phi Khanh, ông ngoại là Trần Nguyên Đán.
Tên riêng địa lí
Tên cơ quan, tổ chức
Tên người
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho học sinh hoạt động nhóm
- GV cho HS đọc kết quả.
- HS đọc lại bài tập
- GV nhận xét, chốt kết quả.
è GV chốt lại cho HS nắm rõ quy tắc viết tên riêng, tên cơ quan, tổ chức
.Bài 2:/17 
2. Viết đúng và đẹp:
a) Tên trường tiểu học của em: ..........
b) Tên tổ chức Đội ở trường em:...........
c) Tên một câu lạc bộ mà em mong muốn được tham gia:...................................
d) Tên đầy đủ của một cầu thủ (hoặc một vận động viên) em yêu mến .....................
- GV cho HS làm bài cá nhân và đọc kết quả.
- HS đọc lại bài tập
- GV nhận xét, chốt kết quả.
è GV chốt cách viết tên địa lí, tên cơ quan tổ chức, tên người.
-1 HS lên chia sẻ.
-HS khác nhận xét bổ sung
- HS chữa bài vào vở.
Tên riêng địa lí
Tên cơ quan, tổ chức
Tên người
Việt Nam, Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, Nhị Khê, Thượng Phúc, Thường Tín, Hà Nội,
UNICEF Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Liên hợp quốc, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Cứu quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh, Trần Nguyên Đán
Học sinh làm bài và nêu kết quả:
a) Tên trường tiểu học của em: Trường Tiểu học Trường Thịnh
b) Tên tổ chức Đội ở trường em: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh c) Tên một câu lạc bộ mà em mong muốn được tham gia: Câu lạc bộ Mĩ Thuật
d) Tên đầy đủ của một cầu thủ (hoặc một vận động viên) em yêu mến: Nguyễn Công Phượng
3.Vận dụng, trải nghiệm:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm	
Sinh hoạt lớp: NGHĨ TÍCH CỰC, SỐNG VUI TƯƠI
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động tổng kết tuần
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
* Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
* Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp.
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm 4 kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực theo các gợi ý:
- HS chia sẻ trong nhóm đôi.
+ Em đã vượt qua cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn trong những tình huống nào?
+ Em đã suy nghĩ tích cực như thế nào trong các tình huống?
+ Em đã thể hiện suy nghĩ ấy qua lời nói, hành động như thế nào?
+ Cảm xúc của em khi đó ra sao?
- GV yêu cầu 1 số HS chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Theo em suy nghĩ tích cực mang lại lợi ích gì?
- Kết luận: Rèn luyện suy nghĩ tích cực trong các tình huống thực tế rất quan trọng, giúp chúng ta có được cảm xúc, hành vi và việc làm phù hợp.Chính vì vậy mỗi chúng ta hãy quyết tâm tiếp tục rèn luyện suy nghĩ ích cực trong tương lai.
- HS lắng nghe.
3. Cam kết hành động
- Tiếp tục rèn luyện khả năng điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.
- HS lắng nghe thực hiện.
4. Đánh giá sau chủ đề Nhận diện bản thân
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các tiêu chí:
- HS đọc các tiêu chí.
+ Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
+ Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.
+ Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
+ Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- HS tự đánh giá ở 3 mức độ vào vở: Chưa hoàn thành; Hoàn thành; Hoàn thành tốt.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Âm nhạc*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Tiếng Anh*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
	Tiếng anh*
 Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
 Ngày 22 tháng 9 năm 2023
 Xét duyệt của tổ chuyên môn
 Nguyễn Thị Phương Dung

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_4_tran_van_cuo.docx