Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
Khoa học
ÁNH SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của sự vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc nguồn sáng thay đổi.
- Vận dụng được trong thực tế ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- máy tính, sgk, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
Tuần 8 Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2023 Hoạt động trải nghiệm Sinh hoạt dưới cờ ______________________________ Khoa học ÁNH SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của sự vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc nguồn sáng thay đổi. - Vận dụng được trong thực tế ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật. - Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - máy tính, sgk, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV hỏi: + Lấy ví dụ vật tự phát sáng. + Vì sao mắt chúng ta nhìn thấy vật? + Trong không khí ánh sáng được truyền như thế nào? - HS trả lời - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: HĐ3: Vật cho sánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. 3.1. Ánh sáng truyền qua những vật nào? - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, TLCH: Ánh sáng có thể truyền qua mọi vật không? - HS thảo luận theo cặp. - HS báo cáo. * Thí nghiệm 3: - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/33 và tiến hành thí nghiệm nhóm 4 như hình 6 để kiểm chứng kết quả thảo luận. - HS làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS ghi kết quả vào phiếu học tập. - HS ghi kết quả vào phiếu học tập. Ngôi sao nhựa đen Ngôi sao bìa cứng Ngôi sao nhựa trong Dự đoán Kết quả TN - GV cùng HS rút ra kết luận: Có những vật cho ánh sáng truyền qua (vật trong suốt), có những vật không cho ánh sáng truyền qua (vật cản sáng). - HS lắng nghe. 3.2. Sự tạo bóng của vật - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, TLCH: Tại sao trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen? - HS thảo luận theo cặp. - HS báo cáo. - GV cùng HS rút ra kết luận: Ngôi sao nhựa đen không cho ánh sáng truyền qua nên trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen. - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, TLCH: Kích thước của bóng phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? - HS thảo luận - HS báo cáo. - Yêu cầu HS tiếp tục tiến hành thí nghiệm 3 bằng cách di chuyển đèn đến gần và xa ngôi sao để kiểm chứng kết quả thảo luận. - HS làm thí nghiệm. - GV cùng HS rút ra kết luận: Khi được chiếu sáng thì phía sau vật cản sáng có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi kích thước khi vị trí của vật hoặc vị trí của vật phát sáng thay đổi. - HS lắng nghe. 3. Thực hành, luyện tập - Tổ chức HS hoạt động nhóm 4, trả lời các câu hỏi cuối bài. - HS thảo luận. - Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A3 ứng dụng của ánh sáng trong thực tế. - HS hoạt động. - GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Sử dụng bàn tay của em để làm bóng có hình dạng một số con vật. Giải thích cách làm để bóng các con vật to lên hoặc nhỏ đi. - HS hoạt động. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: _______________________ Tiếng anh* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Tiếng anh* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Tiếng Việt Đọc: GẶT CHỮ TRÊN NON (Bích Ngọc) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài: Gặt chữ trên non. - Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học gắn với thời gian, không gian. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ. Trẻ em miền núi phải trải qua nhiều khó khăn để được lên lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn. - Góp phần phát triển lực lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. - Góp phần phát triển phẩm chất Chăm chỉ, tích cực, chân trọng những cố gắng của các bạn nhỏ vùng cao khó khăn. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính. SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho HS quan sát tranh minh họa. - Các bạn nhỏ trong bức tranh sống ở đâu? - Các bạn nhỏ đang đi trên con đường như thế nào? - HS thảo luận nhóm đôi - HS trả lời. - HS trả lời - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu - ghi bài học. 2. Hình thành kiến thức mới a, Luyện đọc - GV đọc diễn cảm cả bài - Mời 2 HS đọc nối tiếp đoạn thơ - GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó phát âm: bóng, núi, la đà,.. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi đi học - HS luyện đọc nối tiếp theo cặp - 2 HS đọc toàn bài, các bạn khác đọc nhẩm - GV nhận xét việc đọc của lớp - HS lắng nghe - HS đọc - HS lắng nghe - HS đọc nối tiếp theo cặp - HS đọc b. Tìm hiểu bài: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi sau? - Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? (Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở vùng cao.) - Những cảnh vật nào giúp em biết được điều đó? (Trong bài có các từ ngữ như núi xanh, vách đá, thung sâu, lưng đồi, nương ngàn, đồi) - GV kết hợp cho HS quan sát một số tranh ảnh. - Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của các bạn nhỏ ở các vùng cao rất vất vả? (Các bạn phải vượt suối, bằng rừng, đi đường xa, lớp học trên đỉnh đồi, gặt chữ trên đỉnh trời..) - HS thảo luận cặp đôi và đại diện nhóm trả lời - Trên đường đi học các bạn nhỏ đã nghe thấy những âm thanh nào? (Tiếng trống rung vách đá, gió đưa theo tiếng sáo.) - Theo em những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ? (Những âm thanh đó thể hiện nhịp sống thanh bình ở vùng cao. Đem lại cảm xúc vui vẻ, hào hứng, phấn khởi cho các bạn nhỏ). - HS trả lời - HS nêu - HS nêu - HS quan sát tranh - HS nêu - Đại diện nhóm nêu, HS nhận xét - HS nêu - HS trả lời - Theo em 2 dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng) thể hiện điều gì? (Thể hiện quyết tâm đi học của bạn nhỏ, mặc dù gặp rất nhiều những khó khăn gian khổ trên đường đi học. Nhưng vẫn không nản lòng, vẫn vui, hào hứng với việc học tập của mình. - HS nêu - Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ trước lớp. - HS thảo luận và chia sẻ - GV kết luận 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc bài thơ tại lớp. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì tác giả muốn nói qua bài thơ? - HS trả lời. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ________________________________________ Tiếng Việt Luyện từ và câu: CÁCH DÙNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TỪ ĐIỂN. I. Yêu cầu cần đạt: - HS đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển. - Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển. - HS tìm được những ý nêu đúng công dụng của từ điển - Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, tích cực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, SGK, vở ghi III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. - Giới thiệu bài mới 2. Luyện tập, thực hành * BT1: Đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển. - Gọi HS nêu yêu cầu bài - GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn các bước sử dụng từ điển (4 bước) - GV kết luận thêm *BT 2: Tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu có trong từ điển. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm 4 bước tìm nghĩa của từ bình minh trong SHS. - GV gọi 2-3 HS nêu lại. - GV yêu cầu HS vận dụng các bước như đã hướng dẫn để tìm nghĩa của các từ: cao ngất, cheo leo, hoang vu. (+ cao ngất: Cao đến quá tầm mắt. + Cheo leo: Cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã. + Hoang vu: Ở trạng thái bỏ không, để cho cây cỏ mọc tự nhiên, chưa hề có tác động của con người) - GV nhận xét, kết luận. * BT 3: Tìm những ý nêu đúng công dụng của từ điển. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài - GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm - Gọi các nhóm nêu - Nhận xét, kết luận 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu lại công dụng của từ điển? - Nhận xét - HS hát và vận động tại chỗ. - HS nêu - HS đọc - HS nêu - HS đọc - HS thảo luận nhóm đôi và nêu - HS nêu - HS trao đổi nhóm - Đại diện các nhóm nêu A. Cung cấp thông tin về các từ loại (danh từ, động từ, tính từ..) B. Cung cấp cách sử dụng các từ thông qua các ví dụ C. Giúp hiểu nghĩa của từ. - HS nêu IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: _____________________________________ Toán LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 2) I. Yêu cầu cần đạt: - HS phân tích được cấu tạo số, so sánh được các số có nhiều chữ số. - HS làm tròn được số và điền đợc số vào tia số. - Củng cố kiến thức về hàng và lớp, tìm ra được số lớn nhất, số nhỏ nhất. - Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - máy tính, phiếu, sgk. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS trả lơi: ? Cách so sánh số tự nhiên? ? Cách làm tròn số tự nhiên? - HS chia sẻ câu trả lời: - GV giới thiệu- ghi bài 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Điền dấu , = - GV YC 1 HS lên bảng lên bài – lớp làm bài vào vở. - HS thực hiện. - Yêu cầu HS đổi chéo, đánh giá bài theo cặp. - HS quan sát đáp án và đánh giá bài theo cặp. - GV hỏi: Làm thế nào em có thể điền được dấu như vậy? - HS trả lời. 73 883 919 > 39 113 031 22 222 222 < 1 000 000 000 2500300 = 2000000+500000+300 4 300 000 > 3 000 000 + 400000 - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Điền số. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức. - GV phổ biến luật chơi. - HS tham gia trò chơi. - Vì sao em xác định các số đó là số chẵn? - Vì các số đó chia hết cho 2 - GV YC HS chia sẻ cách làm. - HS chia sẻ. - Vì sao em xác định các số đó là số cần điền? - Dựa vào quy luật của tia số. - GV tuyên bố đội thắng. Chốt đáp án. - HS lắng nghe. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - YC HS đọc đề bài. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Nêu số mà mỗi bạn lập được. - Gọi HS nêu cách làm. - HS nêu. (lập số) - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - HS thảo luận theo cặp. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - HS chia sẻ đáp án. + Robot: 2 000 321 + Việt: 9 + Mai: 111 111 111 - YC HS tìm ra số lớn nhất? Số nhỏ nhất? Vì sao? - HS nêu + Số lớn nhất: 111 111 111 + Số nhỏ nhất: 9 - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: - YC HS đọc đề bài. - HS đọc - Bài yêu cầu làm gì? - Làm tròn số. - GV YC 1 HS lên bảng lên bài – lớp làm bài vào vở. - HS thực hiện. - Tổ chức cho HS nhận xét. - HS nhận xét. - YC HS nêu lại cách làm tròn số của từng phép tính. - HS trả lời. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 5: - YC HS đọc đề bài. - HS đọc. - YC HS thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận đưa ra đáp án (2 333 000) - YC HS chia sẻ - 1 – 2 nhóm chia sẻ bài làm. - YC HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu cách làm tròn số? So sánh các số có nhiều chữ số. - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2023 Mĩ thuật* Giáo viên chuyên ngành soạn giảng Giáo dục thể chất* Giáo viên chuyên ngành dạy Tiếng Việt VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN I. Yêu cầu cần đạt: - Dựa vào HS lập được hoạt động viết ở bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài. - Vận dụng kể lại cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn HS vùng cao -Hình thành năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. -Phát triển phẩm chất ... .......................................................................... .............................................................................................................................. .................................................................................................................................... _ TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng: + Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ, tấn, mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki – lô – gam. - Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. - Biết thực hiện phép tính với các số đo: yến, tạ, tấn. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Phát triển phẩm chất nhân ái,phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện tập Toán. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho Hs hát - GV dẫn dắt vào bài mới - HS thực hiện - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành. Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài 1, 2, 3, 4/ 30 Vở luyện tập Toán. - GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. - Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở, chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài. - HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. - Hs làm bài - HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài. Hoạt động 2: Chữa bài: - GV gọi HS chữa lần lượt các bài: * Bài 1: Nối mỗi con vật với cân nặng thích hợp trong thực tế VLT tr.30 - Cho học sinh nhận xét - GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án. è Gv chốt cách so sánh các đơn vị đo khối lượng lớn hơn kg. Học sinh trả lời và giải thích cách làm - HS nối tiếp trả lời kết quả - Học sinh đổi vở soát ,nhận xét * Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập a) 3 yến 5kg = ..kg 3 tạ 2 yến = yến 3 tấn 7 tạ = .tạ 48kg = .yến.kg 3 tạ 20kg=..kg 3000kg= tấn b) 4 yến +26 yến – 30 yến = .yến 17 tạ - 7 tạ = ..tạ= ..tấn 25 tấn x 8 + 15 tấn = .tấn 24 tấn : 3 – 7 tấn = ..tấn - Cho học sinh nhận xét - GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án. è Gv chốt cách tính giá trị biểu thức khi có các đơn vị đo khối lượng - HS lắng nghe cách thực hiện - HS thực hiện làm bài a) 3 yến 5kg = 35 kg 3 tạ 2 yến = 32 yến 3 tấn 7 tạ = 37 tạ 48kg = 4 yến 8 kg 3 tạ 20kg= 302 kg 3000kg= 3 tấn b) 4 yến +26 yến – 30 yến = 0 yến 17 tạ - 7 tạ = 0 tạ= 1 tấn 25 tấn x 8 + 15 tấn = 215 tấn 24 tấn : 3 – 7 tấn = 1 tấn - HS nhận xét - HS lắng nghe, quan sát * Bài 3: VLT/30 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ? Muốn biết xe nâng đó có nâng được 45 bao gạo cùng lúc không ta làm như thế nào? - GV cho học sinh lên thực hiện tìm hiểu đề , cách làm và làm bài - GV nhận xét, khen, chốt kiến thức. - 2 HS đọc yêu cầu bài tập + Một xe nâng có thể nâng được nhiều nhất 2 tấn hàng hóa.Mỗi Bao gạo cân nặng 5 yến. + Hỏi xe nâng đó có thể nâng được 45 bao gạo loại đó cùng lúc không? + Đổi 2 tấn = 200 (yến) Tính cân nặng của 45 bao gạo 45 bao gạo cân nặng tất cả là: 45 x 5 = 225 (yến) + Vậy xe nâng đó sẽ không nâng được 45 bao gạo cùng lúc. - HS chữa bài * Bài 4 :VLT/31 - GV gọi 1 hs nêu yêu cầu của bài. Voi bố, voi mẹ, voi anh và voi em có cân nặng lần lượ là: 3 tấn, 2 400kg, 1500kg, 10 yến.Gia đình voi cần đi qua một cây cầu treo, nhưng cầu treo chỉ cho phép khối lượng đi qua mỗi lượt không quá 4 tấn . Hỏi gia đình voi cần qua cầu như thế nào để nhanh nhất (hết ít lượt qua cầu nhất) - GV nhận xét, chốt kết quả: è Gv chốt cách giải toán theo suy luận Hs đọc đề nêu cách làm -Hs nêu kết quả: Đổi 3 tấn = 3000kg 10 yến = 100 kg + Lần 1: Voi bố và voi em sẽ qua cầu + Lần 2 : Voi mẹ và voi anh sẽ qua cầu 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Hãy cho biết bạn nào viết đúng: 2 tấn 5kg = .kg + Bạn Lan viết: 2500 kg + Bạn Việt viết: 2005kg - GV cho học sinh quan sát, tìm ra bạn viết đúng và giải thích - GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng. - GV nhận xét giờ học. - HS nghe - HS thực hiện - HS trả lời, nhận xét + Bạn Việt viết: Đúng - HS nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ______________________________ Âm nhạc* TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG SÁNG TẠO GV chuyên ngành soạn giảng Đạo đức CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN (Tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn - Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn - Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. - Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân. -Hình thành năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn - Phát triển phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu - GV cho HS chơi trò chơi “truyền điện”, kể tên những việc làm thể hiện cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn. - GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương. - GV giới thiệu bài và ghi đề bài. - HS chơi - HS lắng nghe cô giáo giảng 2. Luyện tập, thực hành. Bài tập 3. Lựa chọn thái độ, hành vi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xác định những thái độ, hành vi thể hiện cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn. - HS thực hiện - GV tổ chức các nhóm chia sẻ, các nhóm khác bổ sung, chi sẻ - HS chia sẻ - GV nhận xét, kết luận: Khi thể hiện sự cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn cần có: + Thái độ chân thành + Lời nói cử chỉ phù hợp + ánh mắt thân tình + Tôn trọng + Tránh thái độ, hành vi tỏ vẻ thương hại, ban ơn. - HS tiếp nhận thông tin Bài tập 4. Xử lý tình huống - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 lựa chọn 1 tình huống sgk để đóng vai đưa ra cách xử lý đúng. - HS thực hiện - GV tổ chức cho HS trình bày cách xử lý, các nhóm khác góp ý, bổ sung và động viên - HS chia sẻ - GV nhận xét, kết luận. Tình huống a - Rủ Hải sang cùng giúp đỡ bà như một món quà ý nghĩa ngày sinh nhật/ - Báo với Hải sang chung sinh nhật muộn vì đã hứa cùng giúp bà cụ.. Tình huống b - Động viên, chia sẻ cùng bạn. Tình huống c - Chung tay thực hiện: tìm quần áo cũ không dung đến để gửi tặng/ tuyên truyền cung người thân. 3. Vận dụng, trải nghiệm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, xây dựng và thực hiện kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn theo bản gọi ý sgk - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực, đưa thông điệp. - Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại trong tiết học. - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau - HS xây dựng theo nhóm - HS đọc IV.Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Hoạt động trải nghiệm Sinh hoạt lớp: TỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC I. Yêu cầu cần đạt: - Học sinh xây dựng được tiêu chí đánh giá và tự đánh giá được kết quả rèn luyện tư duy khoa học của bản thân. - Học sinh cảm nhận được niềm tự hào khi mình và bạn nâng cao kết quả rèn luyện tư duy khoa học. - Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. - Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. - Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Mở đầu: - GV cho học sinh hát và vạn động theo nhạc bài Vui đến trường - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS hát và vận động theo nhạc. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. * Tổng kết các hoạt động trong tuần: . . . * Dự kiến hoạt động tuần sau: * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc theo tổ) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt chủ đề. Hoạt động 3: Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: Tự đánh giá bước đầu rèn luyện tư duy khoa học của em - GV mời HS đọc yêu cầu. - GV cho HS nhắc lại các thao tác tư duy đã rèn luyện dể xây dựng tiêu chí đánh giá. - GV cho HS tự đánh giá bản thân vào phiếu theo tiêu chí. GV HD cách đánh giá: +Đánh giá từng tiêu chí, mỗi tiêu chí đạt được ghi +, chưa đạt ghi – +Càng nhiều dấu +, mức độ đạt được càng cao. - GV cho HS làm việc nhóm bàn chia sẻ kết quả cá nhân - GV cho HS trình bày trước lớp, YC nêu rõ những tiêu chí tốt cần phát huy và tiêu chí cần tiếp tục rèn luyện. - GV NX, khen HS Hoạt động 4: Thực hành các thao tác của tư duy khoa học - GV mời HS đọc yêu cầu. - GV cho HS bốc thăm nhiệm vụ chủ đề: 1. Tìm và phân loại cây xanh trong trường 2. Tìm hiểu về truyền thống của trường 3. Lập kế hoạch phát triển tủ sách dùng chung của lớp 4. Lập kế hoạch phát triển góc học tập sáng tạo của lớp - GV quan sát giúp đỡ các nhóm - GV cho HS trình bày trước lớp - GV NX, khen HS - GV chốt: Các thao tác tư suy rất cần thiết và quan trọng trong học tập và khoa học. Thao tác tư duy khoa học giúp làm việc, học tâp hiệu quả. - 1 HS đọc yêu cầu. -HS nhắc lại: + Đạt câu hỏi + Phân loại thông tin + Sắp xếp trình tự + Sử dụng sơ đồ tư duy - HS lắng nghe cách đánh giá bản thân và thực hiện tự đánh giá. -HS chia sẻ nhóm bàn - Một số HS lên thể hiện trước lớp. - Cả lớp nhận xét bạn thể hiện. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - 1 HS đọc yêu cầu. -HS bốc thăm nhiệm vụ - HS lập kế hoạch nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét bạn thể hiện. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng trải nghiệm. - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Tiếp tục rèn luyện nền nếp sinh hoạt + Tiếp kế hoạch hành động học tập - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ___________________________________________________________ Ngày 21 tháng 10 năm 2023 Xét duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Phương Dung
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_8_tran_van_cuo.docx