Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Tập đọc

Tiết 59 : HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới ( trả lời được các CH 1,2,3,4 SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

 3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng dũng cảm .

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Tự nhận thức bản thân: xác định giá trị bản thân: Nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng ông Ma-gien-lăng mong muốn tìm ra vùng đất mới.

- Giao tiếp: trình bày ý tưởng, suy nghĩ về lòng can đảm của đoàn thủy thủ.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Ảnh chân dung Ma-gien-lăng .

 - Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

docx 40 trang Thu Lụa 29/12/2023 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021
Thứ hai, ngày 12 tháng 4 năm 2021
Tập đọc 
Tiết 59 : HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới ( trả lời được các CH 1,2,3,4 SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
	3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng dũng cảm .
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Tự nhận thức bản thân: xác định giá trị bản thân: Nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng ông Ma-gien-lăng mong muốn tìm ra vùng đất mới.
Giao tiếp: trình bày ý tưởng, suy nghĩ về lòng can đảm của đoàn thủy thủ.
III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ảnh chân dung Ma-gien-lăng .
	- Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Trăng ơi  từ đâu đến ?
- Vài em đọc thuộc lòng bài Trăng ơi  từ đâu đến ?, trả lời câu hỏi về nội dung bài .
 + Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
 + Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
 + Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?
- Nhận xét bài cũ
3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài :
	Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng; những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang .
 b) Các hoạt động : 
v Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
- Viết lên bảng các tên riêng, các chữ số chỉ ngày , tháng, năm .
- Gọi HS tiếp nối đọc đoạn trong bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS đọc thầm theo cặp.
- Gọi 1 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hát .
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo SGK
 + Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá
 + Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lững trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
 + Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng khong có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Cả lớp đọc đồng thanh .
- Tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài. Đọc 2, 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- 1 em đọc cả bài .
- HS theo dõi SGK.
vHoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Cho HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
 + Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
 + Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?
 + Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
 + Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ?
 + Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì ?
 + Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ?
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính, ghi lên bảng gọi vài em đọc lại.
- GDKNS:
 + Nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng ông Ma-gien-lăng mong muốn tìm ra vùng đất mới.
 + Biết trình bày ý tưởng, suy nghĩ về lòng can đảm của đoàn thủy thủ.
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài.
 + Có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới .
 + Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân .
 + Ra đi với 5 chiếc thuyền, đoàn mất 4 chiếc lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường trong đó có Ma-gien-lăng bỏ mình trong trận giao tranh với thổ dân đảo Ma-tan; chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thủy thủ sống sót .
 + Xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha (châu Âu) đi đến Đại Tây Dương, châu Mĩ, Thái Bình Dương, châu Á, Ấn Độ Dương, châu Âu .
 + Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiểu vùng đất mới .
 + Họ rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra .
- HS nêu: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- HS chú ý lắng nghe.
vHoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Vượt Đại Tây Dương  tinh thần . 
- Đọc mẫu đoạn văn .
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa chữa, uốn nắn, tuyên dương.
4. Củng cố :
- Hỏi: Muốn tìm hiểu, khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, các em cần rèn luyện đức tính gì ? 
- Giáo dục HS có lòng dũng cảm .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại truyện cho người thân nghe .
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài .
- HS theo dõi.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Lớp bình chọn bạn đọc hay tuyên dương.
- Ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn,  
Toán
Tiết 146 : LUYỆN TẬP CHUNG (tt) ( tr 153)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
	+ Thực hiện các tính về phân số.
	+ Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
	+ Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng ( hiệu) của hai số đó.
	2. Kĩ năng: Làm thành thạo các bài tập liên quan đến các kiến thức nêu trên .
	3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Luyện tập chung ( tr.152).
- Cho lớp tính trên bảng con: Hiệu của hai số là 15. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó
- Nhận xét bài cũ
3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : Luyện tập chung ( tr.153)
 b) Các hoạt động : 
vHoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
* Bài 1 : 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu BT
- Cho vài em nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự các phép tính trong biểu thức.
- Yêu cầu HS tính rồi cùng sửa bài
- GV cùng lớp nhận xét, sửa bài.
* Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 em nhắc lại công thức tính diện tích hình bình hành.
- Cho HS tự làm bài rồi sửa.
- GV cùng lớp nhận xét bài giải.
Hát .
- Cùng làm và sửa bài.
 Số bé:
 15 : ( 2 – 1 ) = 15
 Số lớn:
 15 x 2 = 30
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- HS nêu lại cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; thứ tự các phép tính trong biểu thức.
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) 
b) 
c) 
d) 
e) 
- HS đọc.
 + Độ dài đáy của hình bình hành là 18cm và chiều cao bằng độ dài đáy.
 + Tính diện tích hình bình hành.đó?
- HS nhắc lại S = a x h
- HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp.
GIẢI
 Chiều cao hình bình hành là:
 18 x = 10 (cm)
 Diện tích hình bình hành :
 18 x 10 = 180 (cm2)
 Đáp số : 180 cm2 
vHoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
* Bài 3 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng nào?	
- Cho HS tự làm bài rồi sửa.
- Nhận xét bài giải.
4. Củng cố :
- Qua bài học các em học được điều gì?.
- GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Làm lại các bài tập vừa học. 
Hoạt động lớp .
- HS đọc đề bài.
 + Một gian hàng có 63 đồ chơi gồm ô tô và búp bê, số búp bê bằng số ô tô
 + Hỏi gian hàng có bao nhiêu chiếc ô tô
+ Thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tự làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
 Tổng số phần bằng nhau :
 2 + 5 = 7 (phần)
 Số ô tô có trong gian hàng :
 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô)
 Đáp số : 45 ô tô 
- HS phát biểu.
Chính tả
Tiết 30 : Nhớ – viết : ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Đường đi Sa Pa .
2. Kĩ năng: Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn trích. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn r/d/gi .
	3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a,b và 3a,b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Khởi động : 
 2. Bài cũ : Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4  ?
- 1 em tự tìm và đố 2 bạn viết lên bảng lớp, cả lớp viết vào nháp, 5 – 6 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng ch / tr hoặc êt / êch .
- Nhận xét, tuyên dương
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :Đường đi Sa Pa .
 b) Các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết.
MT : Giúp HS nhớ để viết lại đúng chính tả.
- Nêu yêu cầu của bài 
- GV gọi 1 em đọc thộc lòng đoạn văn cần viết.
- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai.
- Chấm bài, chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hát .
- Nghe bạn nêu và viết 
- Lớp theo dõi nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân .
- HS lắng nghe.
- 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ .
- Gấp SGK, nhớ lại đoạn văn, tự viết bài .
- Từng cặp đổi vở, soát lỗi cho nhau .
vHoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
* Bài 2 : ( phần a)
- Nêu yêu cầu BT. Nhắc chú ý thêm dấu thanh để tạo thêm nhiều tiếng có nghĩa.
- Dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng, mời các nhóm thi tiếp sức .
- GV cùng lớp nhận xét, sửa bài; tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố :
- GV cho HS luyện viết lại cho đúng trên bảng con một số từ các em còn mắc phải trong bài viết để ghi nhớ.
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học . 
- Nhắc HS ghi nhớ những thông tin thú vị qua bài chính tả .
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- Suy nghĩ , trao đổi cùng bạn để làm bài 
- Đại diện nhóm đọc kết quả .
a
ong
ông
ưa
r
Ra, ra lệnh, ra vào, ra mắt,
rong chơi, rong biển, ròng ròng, bán hàng rong,....
nhà rông, rồng, rỗng, rộng ,rống lên,
rửa, rữa, rựa,..
d
da, da thịt, da trời, giả da,..
Cây dong, dòng nước, dong dỏng,
Cơn dông
Dưa, dứa, dừa,
gi
Gia đình, già, giá, giã, giò,
Giong buồm, giọng nói, giỏng tai, gióng hàng,
Cơn giông, giống,..
Giữa chừng,
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- HS sửa bài vào vở .
- HS luyện viết lại.
Kể chuyện
Tiết 30:KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nôi dung, ý nghĩa của câu chuyện ( đoạn truyện) .
2. Kĩ năng: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
	3. GD môi trường và tích hợp: HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giới. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm .
	- Bảng lớp viết đề bài .
	- 1 tờ phiếu viết dàn ý bài KC 
	- Những bông hoa .
	- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Đôi cánh của ngựa trắng .
- 1 em kể lại 1 – 2 đoạn truyện, nêu ý nghĩa truyện.
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay giúp các em được kể những truyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm. Để kể được, các em phải tìm đọc truyện ở n ... ng: tập phong cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè, với các bạn chung trường.
VSCĐ: Thực hiện viết chữ rõ, đủ nét, giữ vở không quăn góc, không bỏ trang trống,..
Công tác Đội và TDTT: Tham gia tốt các phong trào của Đội đề ra, tham gia tốt các phong trào TDTT của trường.
Thực hiện tốt và thường xuyên về ATGT và VSCN
 Phương hướng công việc tuần 31: 
- Thường xuyên chuẩn bị tốt cho tiết học.
Chuyên cần thực hành các bài tập
Thực hiện VSMT, VSCN, ATGT
Tham gia phong trào STTTNNĐ.
vGD Kỹ năng sống:
Bài 9: Hai bán cầu não
 Bài học giúp em:
Hiểu được cấu tạo và chức năng của bán cầu não để cân bằng và phát huy sức mạnh của hai bán cầu não.
Phát huy sức mạnh của hai não.
a. Phát triển cân bằng
BÀI TẬP
1. Nếu hai não của em chưa có sữ cân bằng thì em sẽ phải làm gì?
 Tiếp tục phát triển bên não đang thuận 
 Đầu tư nhiều hơn cho não còn lại.
 Học các môn học, làm những việc phải sử dụng hai bán cầu não.
2. Nếu em đang phát triển mạnh về não trái và muốn phát triển thêm não phải thì em cần phải làm gì?
 Chỉ học các môn lo-gíc và sử dụng tay phải, chân phải.
 Đầu tư học thêm các môn thiên về nghệ thuật và sử dụng tay trái, tay phải.
3.Nếu em đang phát triển mạnh về não phải và muốn phát triển thêm não trái cho cân bằng thì em cần phải làm gì?
 Chỉ học các môn Âm nhạc, Mĩ thuật và sử dụng tay trái,chân trái.
 Đầu tư học thêm các môn thiên về nghệ thuật và sử dụng tay trái, tay phải.
BÀI HỌC
 Chúng ta cần cân bằng hai bán cầu não để tận dụng hết sức mạnh của bộ não bằng cách học đều các môn Toán, Tiếng Việt cũng như Âm nhạc, Mĩ thuật,...và sử dụng thuận cả hai bên cơ thể.
Lịch sử 
Tiết 30 : NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ 
VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “ Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển kinh tế thương nghiệp. Các chính sách này có thể có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hóa, giáo dục: “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển.
	2. Kĩ năng: Kể được một số chính sách về kinh tế , văn hóa của vua Quang Trung ; nêu được tác dụng của các chính sách đó .
	3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các bản chiếu của vua Quang Trung .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Quang Trung đại phá quân Thanh .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung .b) Các hoạt động :
v Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung .
- Trình bày tóm tắt tình hình nước ta trong thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh : ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển .
- Phân nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nêu nội dung và tác dụng của các chính sách đó .
- Kết luận : Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông; đúc tiền mới ; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa ; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán .
Hát . 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả làm việc .
v Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm những chính sách về văn hóa của vua Quang Trung .
- Trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố Chiếu lập học .
- Hỏi : 
 + Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?
 + Em hiểu câu Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu như thế nào ?
- Trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung .
4. Củng cố : 
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tự hào về lịch sử của dân tộc .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Hoạt động lớp .
 + Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc .
- Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí , coi trọng việc học hành.
- Học sinh theo dõi bạn đọc.
Đạo đức
Tiết 30: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( Tiết thứ nhất )
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết được sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT.
2. Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
3. Thái độ: Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công ộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
4. GD tích hợp và môi trường: 
- GD học sinh sự cần thiết phải bảo vệ và trách nhiệm tham gia BVMT của HS.
- Những việc cần làm để BVMT ở nhà, lớp học, trường học và nơi công cộng.
5. GDSDNLTK và HQ:
- Bảo vệ môi trường là giữ gìn cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ mội trường.
Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ mội trường ở nhà và ở trường.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
III TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các tấm bìa xanh , đỏ , trắng .
	- Phiếu giao việc .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Tôn trọng Luật Giao thông (tt) .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- Nhận xét bài cũ
3. Bài mới : Bảo vệ môi trường .
a) Giới thiệu bài : 
- Hỏi : Em đã nhận được gì từ môi trường ? 
- Kết luận : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người . Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
b) Các hoạt động : 
v Hoạt động 1 : Thảo luận thông tin SGK .
MT : Giúp HS nắm những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường .
- Chia nhóm, yêu cầu HS đọc và thảo luận các sự kiện đã nêu trong SGK .
- GDBVMT:
- GD học sinh sự cần thiết phải bảo vệ và trách nhiệm tham gia BVMT của HS.
- Những việc cần làm để BVMT ở nhà, lớp học, trường học và nơi công cộng.
- Hát . 
- 3 HS nêu, lớp nhận xét.
- Tự trả lời 
Hoạt động nhóm .
- Đọc và giải thích phần ghi nhớ SGK Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường : 
+ Đất bị xói mòn : Diện tích đất trồng trọt giảm , thiếu lương thực , dẫn đến nghèo đói .
+ Dầu đổ vào đại dương : Gây ô nhiễm biển , các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh , người bị nhiễm bệnh .
+ Rừng bị thu hẹp : Lượng nước ngầm dự trữ giảm ; lũ lụt , hạn hán xảy ra ; giảm hoặc mất hẳn các loại cây , các loại thú ; gây xói mòn , đất bị bạc màu ..
v Hoạt động 2 : Làm việc BT1 .
MT : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến của mình qua BT1 .
- Giao nhiệm vụ : Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá .
- Kết luận , nhận xét
- GDSDNLTK và HQ:
- Bảo vệ môi trường là giữ gìn cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
4. Củng cố : 
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- GDKNS: Giáo dục HS đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Bày tỏ ý kiến đánh giá .
- Một số em giải thích .
+ Các việc làm bảo vệ môi trường : b , c , đ , g .
+ Các việc làm gây ô nhiễm môi trường : a , d , e , h .
Địa lí 
Tiết 30 : THÀNH PHỐ HUẾ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm của thành phố Huế: 
 + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
 + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
	2. Kĩ năng: Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ ( lược đồ)
	3. Thái độ: Tự hào về thành phố Huế .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ hành chính VN .
	- Ảnh một số cảnh quan đẹp , công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Khởi động : 
 2. Bài cũ : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tt) .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : Thành phố Huế .
b) Các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về tự nhiên , văn hóa của thành phố Huế .
- Treo bản đồ hành chính VN ở bảng .
- Cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu về Huế .
- Hát . 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 2 em xác định Huế trên bản đồ và cho biết từ nơi em ở đến Huế phải đi về hướng nào ?
- Từng cặp làm các BT trong SGK :
- Xác định trên lược đồ hình 1 :
 + Con sông chảy qua Huế là sông Hương 
 + Các công trình kiến trúc cổ là : kinh thành Huế, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén  
 + Phía Tây, Huế dựa vào các núi , đồi của dãy Trường Sơn. Phía đông nhìn ra biển .
 + Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây hơn 200 năm .
v Hoạt động 2 : Huế – thành phố du lịch 
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về du lịch của thành phố Huế .
- Mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế : Sông Hương chảy qua thành phố , các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các cung điện , lăng tẩm , chùa , miếu . Nét đặc sắc về văn hóa : nhã nhạc , ca múa cung đình ; làng nghề ; văn hóa ẩm thực  
- Quan sát hình 11 , nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường .
4. Củng cố : 
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tự hào về thành phố Huế .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Trả lời các câu hỏi mục 2 SGK :
 + Nêu được tên các điểm du lịch dọc theo sông Hương .
 + Kết hợp với ảnh, nêu tên và mô tả về các địa điểm có thể đến tham quan.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc .
Kỷ thuật 
Tiết 30 : Lắp xe nôi ( Tiết thứ hai)
I. Mục Tiêu 	
 1. Kiến thức: Chọn đúng đủ các chi tiết để lắp xe nôi	
 2. Kĩ năng: Lắp, ráp xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. 
 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, An toàn lao động.
II. Chuẩn bị:
Mẫu xe nôi, - Bộ lắp ghép.
III. Hoạt động dạy học:
Tiết thứ hai 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dung cụ học sinh mang theo .
3.Bài mới: 
* Giới thiệu: Lắp xe nôi ( tiết 2 )
Hoạt động 1 : Học sinh thực hành lắp ráp xe nôi.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Cho HS chọn chi tiết bỏ vào nắp hộp.
Gv nhắc các em trong khi lắp cần chú bên trong lẫn bên ngoài của bộ phận như thanh, lắp chữ u dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ u khi lắp thành xe và mui
- Cho học sinh thực hành lắp xe nôi.
- Gv nhắc các em lắp đúng quy định.
- Gv quan sát học sinh thực hành và giúp đỡ những học sinh không ráp được.
Hoạt động 2: Trưng bày và đánh giá sản phẩm
 Đánh giá kết quả học tập
 - Cho học sinh nêu tiêu chuẩn của sản phẩm.
- Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- Lắp đúng mẫu đúng quy định.
- Sản phẩm chắc chắn không xộc xệch, nôi chuyển động được.
- HS tự đánh giá.
- GV nhận xét chung.
- Hs tháo đu.
4. Cũng cố :
- 1 HS nêu lại quy trình lắp xe nôi
5. Dặn dò:
- Về nhà xem trước bài lắp xe đẩy hàng.
- Nhận xét chung.
- Bộ ĐDKT 
- Mỗi em thực hành lắp ráp xe nôi nhanh nhất và đúng nhất .
- 3, 4 Hs đọc ghi nhớ
- Học sinh thực hành lắp xe nôi.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.docx