Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1
CHƯƠNG I. CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ
TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVII
Bài 1 (3 tiết)
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Cuộc cách mạng tư sản Anh
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Cuộc cách mạng tư sản Pháp
2. Về năng lực:
* Năng lực chung
- Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
- Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động theo cặp, nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập, xây dựng được các sản phẩm học tập đa dạng, có tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng báo cáo, trình bày và nhận xét.
* Năng lực chuyên biệt
- Tìm hiểu lịch sử thông qua việc sưu tầm, xử lí thông tin, tư liệu và hình ảnh để xác định trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biể từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1
Tuần: 1-2 Ngày soạn /./. Tiết: 1,2,3 Ngày dạy ././. CHƯƠNG I. CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVII Bài 1 (3 tiết) CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ - Cuộc cách mạng tư sản Anh - Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ - Cuộc cách mạng tư sản Pháp 2. Về năng lực: * Năng lực chung - Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu. - Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm. - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động theo cặp, nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập, xây dựng được các sản phẩm học tập đa dạng, có tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng báo cáo, trình bày và nhận xét. * Năng lực chuyên biệt - Tìm hiểu lịch sử thông qua việc sưu tầm, xử lí thông tin, tư liệu và hình ảnh để xác định trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biể từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh để trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa và tính chất của các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mỹ, Pháp. 3. Về phẩm chất: - Bài học giúp học sinh chăm chỉ và có trách nhiệm, có ý thức tự giác, tích cực khi tham gia hoạt động giải quyết vấn đề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Trung thực, thông qua việc đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan (dựa trên cơ sở khai thác các thông tin, tư liệu và hình ảnh). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: HS chỉ ra được giai đoạn có các cuộc CMTS ở châu Âu và Bắc Mỹ d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu timeline các mạch kiến thức chương trình phân môn Lịch sử 8 - Chiếu một số hình ảnh về cuộc CMTS ở châu Âu và Bắc Mỹ giai đoạn cuối thế kỉ XVI – XVII và hỏi: Em biết gì về những hình ảnh và nhân vật lịch sử này? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhân vật, hình ảnh lịch sử đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Cách mạng tư sản Anh a) Mục tiêu:| - HS trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, tính chất và ý nghĩa cuộc CMTS Anh. - Nêu được một số đặc điểm chính trị của cuộc CMTS tiêu biểu ở Anh. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.9 - GV chia nhóm lớp cặp đôi theo bàn - Giao nhiệm vụ các nhóm: hoàn thiện PHT dưới đây - Thời gian: 7 phút Nhóm 1 (Vì sao CMTS Anh bùng nổ) Vì sao sự kiện xử tử vua Sác-lơ I năm 1649 được coi là đỉnh cao của cuộc CMTS Anh? Nhóm 2 (CMTS Anh bắt đầu ở đâu? Diễn ra khi nào?) Nhóm 3(CMTS Anh do ai lãnh đạo? Lực lượng nào đã ủng hộ tham gia CM?) Nhóm 4(CMTS Anh đạt dược kết quả gì? Tính chất nổi bật của CMTS Anh là gì?) Nhóm 5 (Cuộc CMTS Anh có ý nghĩa và tác động như thế nào?) B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS: - Báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) - Chỉ những nơi diễn ra cuộc CMTS (Thế kỉ XVI – XVIII) B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. - Đến thế kỉ XV – XVI, nền kinh tế Anh phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Xã hội Anh có những biến động lớn. - Tháng 8/1642, cách mạng bùng nổ ở Anh - CMTS do giai cấp tư sản hoặc tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất TBCN lãnh đạo. - CMTS Anh thắng lợi - Tính chất: + CMTS Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. + CMTS Anh là thắng lợi của chế độ XH mới CMTS Anh mở đường cho CNTB ở Anh phát triển mạnh mẽ, đồng thời cổ vũ cho nhận dân các nước Âu –Mỹ đứng lên làm cách mạng. 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ a) Mục tiêu:| - HS trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, tính chất và ý nghĩa các cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ - Nêu được một số đặc điểm chính trị của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ b) Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.5 - GV chia nhóm lớp cặp đôi theo bàn - Giao nhiệm vụ các nhóm: hoàn thiện PHT dưới đây Nhóm 1 (Vì sao CM bùng nổ) Vì sao sự kiện xử tử vua Sác-lơ I năm 1649 được coi là đỉnh cao của cuộc CMTS Anh? Nhóm 2 (Cách mạng bắt đầu ở đâu? Diễn ra khi nào?) Nhóm 3 (Cách mạng do ai lãnh đạo? Lực lượng nào đã ủng hộ tham gia CM?) Nhóm 4 (CM đạt dược kết quả gì? Tính chất nổi bật của cách mạng là gì?) Nhóm 5 (Cuộc CMTS có ý nghĩa và tác động như thế nào?) - Thời gian: 7 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS: - Báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) - Chỉ những nơi diễn ra cuộc CMTS (Thế kỉ XVI – XVIII) B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. a. Nguyên nhân bùng nổ - Từ 1603 – 1732, thực dân Anh xâm lược và lập lên 13 thuôc địa Bắc Mỹ. - Giữa thế kỉ XVIII, kinh tế TBCN của 13 thuộc địa phát triển mạnh, cạnh tranh với chính quốc. Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa bằng cách đặt ra nhiều loại thế nặng nề - Tháng 12/1773, nhân dân địa phương tấn công 3 tàu chở chè của Anh ở Bô-xtơn. Thực dân Anh ra lệnh phong tỏa cảng. - 1774, các thuộc địa Bắc Mỹ đòi vua Anh xóa bỏ luật cấm vô lí. Vua Anh không chấp thuận, chuẩn bị lực lượng để đàn áp. Tháng 4/1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. b. Kết quả, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa: - Kết quả: Cuộc chiến tranh giành thắng lợi, chính phủ Anh buộc phải công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, Hợp chủng quốc Mỹ ra đời (1776). - Tính chất. đặc điểm: + Cuộc chiến tranh này mang tính chất là cuộc CMTS + Cách mạng Mỹ diễn ra duoiws hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc, do giai cấp tư sản và chủ nô lãnh đạo, có sự tham gia của nô nệ và phụ nữ. - Ý nghĩa: + Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tạo điều kiện cho kính tế tư bản Mỹ phát triển mạnh mẽ. + Cuộc cách mạng Mỹ ảnh hưởng lớn đến châu ÂU, châu Mỹ và cả thế giới, thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu, cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh. 3. Cách mạng tư sản Pháp a) Mục tiêu:| - HS trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, tính chất và ý nghĩa các cuộc CMTS Pháp. - Nêu được một số đặc điểm chính trị của cuộc CMTS Pháp. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.6 -> T.10 - GV chia nhóm lớp: 6 nhóm (HS đánh số tuần hoàn 1,2,3,4,5,61,2,3,4,5,6) - Giao nhiệm vụ các nhóm: Vòng 1: Vòng chuyên gia + Nhóm 1,2: tìm hiểu về cuộc CMT Anh + Nhóm 3,4: tìm hiểu về chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. + Nhóm 5,6: tìm hiểu CMTS Pháp Vòng 2: Vòng mảnh ghép - Tạo nhóm mới: + HS số 1 tạo thành nhóm I mới + HS số 2 tạo nhóm II mới + HS số 3 tạo nhóm III mới . + HS số 6 tạo nhóm 6 mới - Nhiệm vụ nhóm mới: + Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng 1 (vòng chuyên gia) + Từ đó rút rút ra nhận xét - Thời gian: + Vòng 1: 5 phút + Vòng 2: 5 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. a. Nguyên nhân bùng nổ - Về kinh tế: Thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một quốc gia quân chủ chuyên chế lạc hậu ở châu Âu: Nông nghiệp lạc hậu, nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công, thương nghiệp phát triển nhưng lại bị cản trở bởi chính sách thuế của nhà vua; đã vậy, tiền tệ và đơn vị đo lường không thống nhất, ngân sách thâm hụt. Trong khi đó, trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội. - Về chính trị - xã hội: + Trong xã hội tồn tại 3 đẳng cấp + Trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội. Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của nhà vua và hai đẳng cấp trên. - Về tư tưởng: Trong tình hình đó, những tư tưởng tiến bộ về tự do, dân chủ, xã hội pháp quyền của Mông-te-xki-ơ (Montesquieu), Vôn-te (Voltaire), Rút-xô (Rousseau), được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội Pháp, thúc đẩy người dân Pháp làm cách mạng. b. Kết quả, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa: - Kết quả: Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hòa. - Tính chất. đặc điểm: + CM Pháp là môt cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, có tính triệt để nhất. + Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm Ý nghĩa: CMTS Pháp là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn đối với nước Pháp ... ới sự hướng dẫn của giáo viên. + Hệ thống hóa được nội dung kiến thức đã học. + Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành câu hỏi và bài tập. 3. Phẩm chất - Giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm; niềm tự hào dân tộc, kính yêu những con người đã xả thân vì đất nước. - Trách nhiệm, tự giác, tự chủ, tự tin. - Có thái độ phê phán các hình thức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên + Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực. + Phiếu học tập. + Một số tư liệu có liên quan. 2. Học sinh + SGK, SBT Lịch sử và Địa lý 8. + Ôn lại kiến thức đã học ở chương 3, 4. + Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động: Trò chơi hái táo a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của học sinh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. c. Sản phẩm: nội dung câu trả lời của hs chuẩn kiến thức đã được học. d. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên cho HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi: “trò chơi đề cập đến nội dung lịch sử nào mà các em đã học”? - Dựa vào câu trả lời của học sinh. Giáo viên giới thiệu bài mới – ôn tập học kì I. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hoạt động 1. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài b. Nội dung: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập c. Sản phẩm: Phiếu học tập về các cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Kết quả 1737 Nguyễn Dương Hưng Sơn Tây Thất bại 1738 – 1770 Lê Duy Mật Thanh Hóa, Nghệ An 1740 – 1751 Nguyễn Danh Phương Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang 1741 – 1751 Nguyễn Hữu Cầu Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa 1739 - 1769 Hoàng Công Chất Sơn Nam, Tây Bắc d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: hướng dẫn HS hoạt động: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Kết quả Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng 2. Hoạt động 2. Ôn tập phong trào Tây Sơn a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phong trào Tây Sơn 1771- 1789 b. Nội dung: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập phong trào Tây Sơn 1771- 1789 c. Sản phẩm: Phiếu học tập về phong trào Tây Sơn từ 1771-1789 Thời gian Sự kiện Đầu năm 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). Tháng 9-1773 Chiếm được phủ thành Quy Nhơn Giữa năm 1774 Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. Năm 1777 Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. Tháng 1-1785 Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. Tháng 6-1786 Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc. Tháng 12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. Năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi và hoàn thiện phiếu học tập: - Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn? - Hoàn thiện phiếu học tập về hoạt động tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: Thời gian Sự kiện Đầu năm 1771 Tháng 9-1773 Giữa năm 1774 Năm 1777 Tháng 1-1785 Tháng 6-1786 Ngày 21-7-1786 Giữa năm 1788 Tháng 12-1788 Năm 1789 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng 3.Hoạt động 3. Tình hình kinh tế, văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tình hình kinh tế,văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII b. Nội dung: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập về tình hình kinh tế,văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII c. Sản phẩm: Phiếu học tập về tình hình kinh tế,văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII Lĩnh vực Những điểm nổi bật Kinh tế Nông nghiệp - Đàng Ngoài: Sản xuất nông nghiệp bị sa sút. - Đàng Trong: Sản xuất nông nghiệp phát triển. Thủ công nghiệp Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công. Thương nghiệp Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị. Văn hóa - Nho giáo được đề cao, Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi. - Chữ Quốc ngữ ra đời. - Văn học và nghệ thuật dân gian phát triển. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi và hoàn thiện phiếu học tập về tình hình kinh tế,văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng 4. Hoạt động 4. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về chủ nghĩa đế quốc quốc b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên c. Sản phẩm: * Quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc + Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ đã bắt đầu xuất hiện các công ty độc quyền. + Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính. + Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản + Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa. => Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành của chủ nghĩa đế quốc. * Điểm nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị của các nước Âu - Mĩ: + Về kinh tế: tốc độ phát triển kinh tế và vị thế của các nước có sự thay đổi; ở các nước đế quốc Âu Mĩ đều hình thành các tổ chức độc quyền. + Chính trị: đàn áp nhân dân lao động trong nước; tăng cường xâm chiếm thuộc địa. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc đã diễn ra như thế nào? Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Âu - Mỹ đã có những chuyển biến nổi bật gì trên các lĩnh vực kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng 5. Hoạt động 5. Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về phong trào công nhân b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên c. Sản phẩm: Câu 1. Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân: + Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê. + Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng, => Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX * Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876) - Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất). - Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội. - Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất: + Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; + Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,... * Sự ra đời của các đảng công nhân: - Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886. - Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883). * Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914) - Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất. - Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX. - Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. - Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Câu 1. Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân? Câu 2. Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng C. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: * GV tổ chức trò chơi “Hỏi nhanh- đáp gọn” bằng hệ thống bài tập trắc nghiệm và hình ảnh sau: * GV giao cho HS trả lời một số câu hỏi tự luận: Câu 1: Đánh giá vai trò của Quang Trung trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc? Câu 2: Những biểu hiện nào chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri là gì? D. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu. b. Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi cuối SGK. d. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà thực hiện. Học sinh làm bài tập đầy đủ, ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra cuối kì I. ******************************* Tuần: 17 Ngày soạn /./. Tiết: 25 Ngày dạy ././. KIỂM TRA CUỐI HK I
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_8_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1.docx