Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin) - Trần Ngọc Ngoan

A. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về phẩm chất: Trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác.

- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học

+ Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.

+ Nhận biết được bố cục mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.

+ Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.

+ Biết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

+ Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề quan tâm; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

docx 82 trang Thu Lụa 30/12/2023 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin) - Trần Ngọc Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin) - Trần Ngọc Ngoan

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin) - Trần Ngọc Ngoan
BÀI 4. NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN
( VĂN BẢN THÔNG TIN)
Thời gian thực hiện: 10 tiết
(Đọc: 6 tiết, Thực hành tiếng Việt: 1 tiết, Viết: 2 tiết, Nói và nghe: 1 tiết)
A. MỤC TIÊU CHUNG
1. Về phẩm chất: Trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học
+ Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
+ Nhận biết được bố cục mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.
+ Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.
+ Biết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
+ Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề quan tâm; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Đọc 
Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một 
Đồ gốm gia dụng của người Việt 
KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: Chân quê (Nguyễn Bính)
MỞ RỘNG: Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai 
Thực hành Tiếng Việt
Trích dẫn và phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
Viết 
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
Nói và nghe 
Trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
Ôn tập 
Ôn tập chủ đề 
PHẦN 1: ĐỌC
Tiết . 
VĂN BẢN 1: 
SƠN ĐOÒNG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT
(2.5 tiết) 
I. MỤC TIÊU
1. Về phẩm chất: Trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học
+ Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
+ Nhận biết được bố cục mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.
+ Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; biết trình bày báo cáo về một vấn đề xã hội/tự nhiên.
+ Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề quan tâm; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, video, tranh, ảnh 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế thoải mái và thu hút sự chú ý sự chú ý thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: học sinh xem video và chia sẻ về danh lam, thắng cảnh của đất nước mà mình biết.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh về danh thắng của đất nước
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS thực hiện nhiệm vụ: xem video và kể lại những thắng cảnh xuất hiện trong video.
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ: 
+ GV cho HS xem video giới thiệu cảnh đẹp Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g. 
+ GV yêu cầu: 
Kể lại tên những danh thắng xuất hiện trong video. 
Chia sẻ về di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)
B2. Thực hiện nhiệm vụ: xem video và ghi nhớ những thắng cảnh xuất hiện trong video.
B3. Báo cáo thảo luận: 1,2 HS trình bày, chia sẻ suy nghĩ cá nhân.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: Nhận xét câu trả lời của học sinh, kết nối hoạt động hình thành kiến mới.
- HS kể tên thắng cảnh và chia sẻ hiểu biết về di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố của văn bản thông tin.
Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày hiểu biết về một số yếu tố của văn bản thông tin
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Ở lớp 10 em đã học văn bản thông tin nào? (Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam; Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống)
- Nhắc lại định nghĩa về văn bản thông tin
Văn bản thông tin là loại văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin. Trong đời sống, có nhiều loại văn bản thông tin khác nhau: báo cáo, bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu luận,
- GV yêu cầu: 
+ Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trang 83, em hãy trình bày đặc điểm của văn bản thông tin?
+ Tìm hiểu một số yếu tố của văn bản thông tin, điền vào bảng:
Một số yếu tố của văn bản thông tin
Cách nhận diện/ xác định trong văn bản
B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ
B3. Báo cáo thảo luận
HS trình bày, chia sẻ ý kiến
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét, chốt ý.
I. TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Văn vản thông tin
- Cung cấp thông tin về đối tượng cho người đọc
- Kết hợp nhiều nguồn thông tin, cách trình bày (dạng chữ/ dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận)
2. Một số yếu tố của văn bản thông tin
Một số yếu tố của văn bản thông tin
Cách nhận diện/ xác định trong văn bản
Các yếu tố hình thức của văn bản
- Nhan đề; 
- Kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; 
- Bảng số liệu; 
- Biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình bản đồ,...
Dữ liệu
Sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. 
à Dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.
Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết
- Những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. 
- Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể.
à thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. 
Thông tin cơ bản
Thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.
Cách trình bày ý tưởng và thông tin dữ liệu
- Ý chính và nội dung chi tiết.
- Trật tự thời gian
- Cấu trúc nguyên nhân – kết quả.
- Cấu trúc so sánh – đối chiếu.
- Cấu trúc vấn đề – cách giải quyết.
Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN 1. SƠN ĐOÒNG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT
2.1. Tìm hiểu khái quát
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung: Cảm nhận vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu video về giới thiệu về hang Sơn Đoòng. 
https://oxalisadventure.com/vi/cave/hang-son-doong/
B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video quan sát, cảm nhận
B3. Báo cáo thảo luận:
HS chia sẻ suy nghĩ
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
GV chốt ý, dẫn dắt vào bài học 
2.2. Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: 
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
- Nhận biết được bố cục mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả.
- Nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết.
- Thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.
b. Nội dung: Học sinh tiến hành chia nhóm tìm hiểu về tác phẩm qua các hoạt động: Phiếu học tập, thảo luận nhóm và phát vấn cá nhân
c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi: 
+ Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản
+ Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? 
+ Cách trình bày dữ liệu và thông tin ở phần (1) và (2) của văn bản? 
+ Nhận xét về hiệu quả của các cách trình bày đó.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận và thực hiện 
Thời gian: 20 phút 
B3. Báo cáo thảo luận
Học sinh trình bày nhiệm vụ 
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Nhiệm vụ 2: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia nhóm 4 – 6 HS đọc văn bản và thực hiện yêu cầu: 
+ Xác định nội dung chính của văn bản
+ Tìm và chỉ ra các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ thể hiện nội dung chính. Lí giải.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận và thực hiện trên giấy A3 
Thời gian: 20 phút
B3. Báo cáo thảo luận
Học sinh trình bày kết quả thảo luận
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Giáo viên nhận xét và chốt lại những kiến thức cơ bản.
Nhiệm vụ 3: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
- Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan,..”. 
- Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn? 
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và thực hiện
- Thời gian: 5 phút
B3. Báo cáo thảo luận
Học sinh trình bày kết quả thảo luận 
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Giáo viên nhận xét, chốt ý
Nhiệm vụ 4: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV phát vấn cá nhân: 
+ Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.
+ Em có đồng tình với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao? 
B2. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Thời gian: 10 phút
B3. Báo cáo thảo luận
Học sinh trình bày, chia sẻ suy nghĩ
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Giáo viên nhận xét, chốt lại những kiến thức cơ bản.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Bố cục, cách trình bày dữ liệu và thông tin của văn bản
a. Bố cục: 2 phần
 Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
“Chính vì những điểm đặc biệt, có một không hai ... từ du khách, chính quyền cho đến người dân sở tại” (2) 
à Định hướng phát triển bền vững  ... ụ
Học sinh suy nghĩa và trả lời 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản 
1. Mục đích: Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...). 
2. Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình bản đồ,...
3. Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.
4. Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.
5. Thông tin cơ bản của văn bản là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết. qua
6. Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề – cách giải quyết.
BÀI 4. NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN
( VĂN BẢN THÔNG TIN)
PHẦN VIẾT
TIẾT : THỰC HÀNH VIẾT
VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN HOẶC XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù 
- Học sinh ghi nhớ được kiểu bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
- Học sinh ghi nhớ phương pháp thực hiện kiểu bài viết bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
- Học sinh thực hành viết bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
- Học sinh đánh giá kết quả bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,.
3. Về phẩm chất: Tỉ mỉ, ham học hỏi và nghiên cứu chuyên sâu vấn đề 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ 
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: 
GV cho HS ghi nhớ lại những kinh nghiệm khi thực hiện báo cáo nghiên cứu trong CT Ngữ văn 10 
HS thực hiện bảng 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
GV giao nhiệm vụ
Kinh nghiệm thực hiện báo cáo nghiên cứu
Điều em mong muốn được cải thiện và học hỏi thêm
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và thực hiện 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
GV linh hoạt sử dụng câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động: 
Học sinh ghi nhớ được kiểu bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
Học sinh ghi nhớ phương pháp thực hiện kiểu bài viết bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
Học sinh thực hành viết bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 
Học sinh đánh giá kết quả bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
b. Nội dung thực hiện: Học sinh định hướng cách viết bằng các phương pháp: phát vấn, thảo luận, thực hiện phiếu học tập, nghiên cứu, 
2.1 Định hướng kiểu bài 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên yêu cầu HS đọc thật kĩ định hướng kiểu bài và trả lời câu hỏi
Bài báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài như thế nào? 
Bài báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội cần đảm bảo những yêu cầu nào 
Bố cục bài báo cáo kết quả nghiên cứu gồm những phần nào?
Nếu ít nhất một điều em chưa rõ về những thông tin trên (nếu có).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trả lời câu hỏi 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ và thảo luận 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bảm 
I. Tri thức về kiểu bài 
1. Kiểu bài 
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng từ quá trình khảo sát thực tế hoặc thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.
2. Yêu cầu với kiểu bài 
- Trình bày đầy đủ, thuyết phục các kết quả nghiên cứu thu nhận được. • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan.
- Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...
- Bố cục văn bản báo cáo gồm các phần, mục:
Tên đề tài/ nhan đề báo cáo
Tóm tắt: Trình bày tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.
Từ khoá: Nếu từ ba đến năm từ quan trọng liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Mở đầu
+ Nêu vấn đề nghiên cứu.
+ Trình bày lí do chọn đề tài.
+ Nêu câu hỏi nghiên cứu.
+ Nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu. 
Nội dung chính
+ Trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài.
+ Trình bày kết quả khảo sát, đề xuất giải pháp hoặc và kết quả thực nghiệm (trích dẫn phù hợp, đúng quy cách; sử dụng các phương tiện hỗ trợ để làm rõ kết quả nghiên cứu (bảng biểu, sơ đồ,...)). 
Kết luận
+ Tóm lược nội dung bài viết, khẳng định ý nghĩa, giá trị của kết quả nghiên cứu.
+ Gợi mở hướng phát triển của đề tài (nếu có).
Tài liệu tham khảo: Trình bày danh mục tài liệu tham khảo: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/ tạp chí (theo trình tự A, B, C).
Phụ lục (nếu có)
2.2. Phân tích bài viết tham khảo 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên yêu cầu HS đọc thật kĩ bài viết tham khảo và trả lời các câu hỏi theo SGK theo nhóm đôi
Thời gian: 15ph 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trả lời câu hỏi 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ và thảo luận 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bảm
II. Bài viết tham khảo 
1. Văn bản trên gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung nghiên cứu 
2.1 Khái niệm đa dạng sinh học 
2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất 
2.2.1 Đa dạng sinh học chim khu vực Đông Bắc
2.2.2 Công tác quản lí, bảo tồn 
2.2.3 Đề xuất giải pháp công tác quản lí, bảo tồn 
Phần 3. Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
2. Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu nào? Kết quả nghiên cứu có lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu không? Hãy lí giải.
Các kết quả nghiên cứu đã lần lượt trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng công tác bảo tồn chim ở các khu bảo tồn và các giải pháp để quản lí đa dạng chim nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung.
3. Vì sao cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm?
Cần trình bày phương pháp nghiên cứu để người đọc hiểu rõ kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các phương pháp nào, có phù hợp hay không. Mỗi nghiên cứu có thể chỉ có kết quả tin cậy trong một phạm vi nhất định, một thời điểm nhất định, do vậy, cần nêu rõ phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm.
4. Ý nghĩa của việc lí giải kết quả khảo sát hoặc thực nghiệm là gì?
Mỗi nghiên cứu dù là khảo sát hay thực nghiệm đều nhằm tìm hiểu, chứng minh, phân tích, lí giải một vấn đề nào đó của tự nhiên, xã hội, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Điều này làm nên ý nghĩa, tác dụng của nghiên cứu đối với cuộc sống của loài người và của vạn vật.
5. Danh mục các tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách hay chưa?
Danh mục các tài liệu tham khảo trong bài viết này đã được trình bày theo đúng chuẩn APA
6. Sau khi đọc văn bản trên, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên?
Cách trình bày câu hỏi nghiên cứu; cách chọn lựa phương pháp nghiên cứu phù hợp; cách phân tích, lí giải kết quả nghiên cứu;..
3. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VIẾT
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để hoàn thiện đề cương báo cáo nghiên cứu theo dàn ý 
b. Nội dung thực hiện 
HS vận dụng kiến thức đã học đã hoàn thành bài viết theo hai bước
Tạo lập đề cương theo dàn ý 
Hoàn thành báo cáo nghiên cứu (Làm tại nhà) 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ, với báo cáo nghiên cứu HS có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân. GV có thể giao cho HS tùy hình thức lựa chọn 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hành hoàn thiện dàn ý 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
HS thực hiện phiếu học tập dàn ý theo hướng dẫn
4. HOẠT ĐỘNG 4: TỔNG KẾT 
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh hoàn thiện bài báo cáo nghiên cứu (Làm tại nhà) 
b. Nội dung thực hiện: HS hoàn thành bài viết và tự đối chiếu với rubric chấm trước khi nộp cho GV 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh nộp bài 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
GV linh hoạt sử dụng phần chia sẻ bài làm của HS 
Phụ lục 1. Phiếu thực hiện dàn ý (Có hướng dẫn dàn ý) 
Phụ lục 2. Rubric đánh giá bài viết 
Phương diện
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Tóm tắt 
nội dung
Tóm lược mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu
Từ khóa
Nêu được ba đến năm từ khóa 
Mở đầu
Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu 
Trình bày lí do đề tài
Nêu được nhiệm vụ, mục đích, câu hỏi nghiên cứu 
Trình bày rõ phương pháp, phạm vi nghiên cứu 
Cơ sở lí thuyết
Trình bày ngắn gọn cơ sở lí thuyết làm nền tảng cho đề tài
Kết quả nghiên cứu
Trình bày đầy đủ, rõ ràng kết quả nghiên cứu 
Đưa ra lí giải và bằng chứng để lần lượt làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu 
Đề xuất giải pháp cho vấn đề (Nếu có) 
Kết luận
Tóm tắt kết quả nghiên cứu 
Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (Nếu có) 
Tài liệu
tham khảo
Liệt kê đầy đủ, chính xác và trình bày đúng quy cách 
Kĩ năng trình bày diễn đạt
Đề mục rõ ràng, logic, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Sử dụng trích dẫn và cước chú đúng quy định
Sử dụng hợp lí, hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Dùng ngôn ngữ chính xác, khách quan.
Diễn đạt rõ ràng trong sáng, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_4_net_dep_van_hoa.docx