Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo - Trần Ngọc Ngoan
BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY
PHẦN 3. VIẾT
Tiết .: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC
( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật): trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật).
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
– Biết viết VB đúng quy trình: chuẩn bị viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa.
Viết được bài luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật)
3. Về phẩm chất:
- Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
– Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video clip tư liệu liên quan, nội dung các PHT, câu hỏi để giao nhiệm vụ HT cho HS.
– Bảng phụ, giá treo tranh (trưng bày sản phẩm HT của HS) (nếu có), giấy A4, A0/ A1/ bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, viết lông, keo dán giấy/ nam châm.
– SGK, SGV.
– Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to; tranh ảnh do GV chuẩn bị có liên quan đến nội dung chủ điểm (dùng cho hoạt động mở đầu) hoặc nội dung các VB đọc.
– Các phiếu hướng dẫn đọc, các PHT, các phiếu bài tập.
– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo - Trần Ngọc Ngoan
Ngày soạn: 1/8/2023 BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY PHẦN 3. VIẾT Tiết ..: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC ( 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật): trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. - Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật). 2. Về năng lực: a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: Biết viết VB đúng quy trình: chuẩn bị viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa. Viết được bài luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật) 3. Về phẩm chất: - Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video clip tư liệu liên quan, nội dung các PHT, câu hỏi để giao nhiệm vụ HT cho HS. Bảng phụ, giá treo tranh (trưng bày sản phẩm HT của HS) (nếu có), giấy A4, A0/ A1/ bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, viết lông, keo dán giấy/ nam châm. SGK, SGV. Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to; tranh ảnh do GV chuẩn bị có liên quan đến nội dung chủ điểm (dùng cho hoạt động mở đầu) hoặc nội dung các VB đọc. Các phiếu hướng dẫn đọc, các PHT, các phiếu bài tập. Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động xác định nhiệm vụ viết Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ HT của bài học. Nội dung: HS đọc phần tri thức về kiểu bài Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ HT cần thực hiện. Tổ chức hoạt động * Giao nhiệm vụ HT: Câu 1: Khi viết văn nghị luận cần làm gì? Câu 2: Việc dùng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng được gọi là Câu 3: Phần viết giới thiệu vấn đề cần nghị luận gọi là gì? Câu 4: Hãy cho biết tên gọi chung của những hình ảnh trên? ( GV trình chiếu) e. Thực hiện nhiệm vụ HT: Nhóm đôi HS thảo luận và tìm câu trả lời. Báo cáo, thảo luận: 2 – 3 nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung hoặc tất cả các nhóm cùng dán/ đính câu trả lời lên bảng phụ. Kết luận, nhận định - Câu 1: Xác định được mục đích viết. - Câu 2: Lập luận - Câu 3: Mở bài - Câu 4: GV giúp HS hiểu khái niệm “tác phẩm” ở đây bao gồm t.p nghệ thuật ( hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, văn chương,); Giúp HS phát hiện vấn đề thông qua các ngữ liệu. - GV dẫn dắt, giới thiệu nội dung bài học mới. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài Mục tiêu: Nắm vững tri thức kiểu bài NL vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật. b. Nội dung: HS đọc phần tri thức về kiểu bài. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trình bày hiểu biết về kiểu bài. d. Tổ chức hoạt động Giao nhiệm vụ HT: Cá nhân HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu rõ các yêu cầu đối với việc viết VB NLXH? Hãy nêu điểm khác biệt trong yêu cầu viết MB, TB, KB của các kiểu bài VBNL về 1 vấn đề XH và VBNL về 1 vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ HT. Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ HT của HS và hướng dẫn HS tổng hợp vấn đề theo một số định hướng tham khảo sau: + Yêu cầu: Luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm người viết; Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm snag1 tỏ; Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều. + Điểm khác biệt MB, TB, KB: Các phần VBNL vấn đề XH VBNL vấn đề XH trong tp nghệ thuật hoặc tpVH MB Giới thiệu vấn đề XH cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm người viết Giới thiệu vấn đề XH trong tp nghệ thuật hoặc tp văn học cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm người viết TB Giải thích vấn đề XH; Trình bày luận điểm, lí lẽ bằng chứng để làm snag1 tỏ quan điểm; Phản biện ý kiến trái chiều. Giải thích vấn đề XH trong tp nghệ thuật hoặc tpVH; Trình bày luận điểm, lí lẽ bằng chứng lấy từ tác phẩm để làm sáng tỏ quan điểm; Phản biện ý kiến trái chiều. KB Khẳng định quan điểm người viết; Đưa ra đề xuất, giải pháp phù hợp. Khẳng định quan điểm người viết về vấn đề XH trong tác phẩm; Đưa ra đề xuất, giải pháp phù hợp. 2. Hoạt động phân tích ngữ liệu tham khảo: a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu kiểu bài. b. Nội dung: HS đọc ngữ liệu tham khảo trang 51 đến trang 56. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động Giao nhiệm vụ HT: - HS đọc ngữ liệu tham khảo (SGK/ tr. 51 -> 56), chú ý chú thích bên cạnh các đoạn văn để hiểu mạch lập luận của VB. - Thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sgk trang 54 và 56. Thực hiện nhiệm vụ HT: Cặp đôi. Báo cáo, thảo luận: Đại diện trình bày câu trả lời/ câu hỏi (nếu có) trước lớp. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, góp ý hoặc trả lời câu hỏi của HS (nếu có). + NGỮ LIỆU 1: Câu 1: Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm liên quan đến vấn đề xã hội được tóm tắt trong luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai (2a - 2b) - Đặc điểm về nội dung: Bức tranh "Đám cưới chuột" gợi ra nhiều ý nghĩa thông điệp, tư tưởng. - Đặc điểm về nghệ thuật: Về ý tưởng nghệ thuật, có lẽ tác giả dân gian đã tối đa hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy dó bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng. Câu 2: Vấn đề xã hội qua tranh "Đám cưới chuột" được nêu lên trong bài viết là vấn đề gì và được phân tích trên khía cạnh nào? - Vấn đề xã hội qua bức tranh "Đám cưới chuột" được nêu lên trong bài viết là các biểu hiện mặt trái ở làng quê xưa như chuyện "mãi lộ", chuyện "làm luật", chuyện "lệ làng",... của tầng lớp thống trị hay các "ông lớn" trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa. - Các vấn đề đó được nêu từ các khía cạnh như: + Góc nhìn phê phán thực trạng xã hội + Cái nhìn tích cực lạc quan hơn Câu 3: Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và thứ hai. Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm nhất và luận điểm thứ hai: Luận điểm thứ ba là kết tinh của luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai, Từ sự tâm đắc của tác giả về thông điệp về sự hòa giải, hòa nhập và khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận sẽ làm ngời sáng, là biểu hiện của bản sắc văn hóa cộng đồng. Câu 4: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào? Lý lẽ được nêu trước và bằng chứng được trích ra sau để chúng minh lý lẽ. Câu 5: Điểm tương đồng và khác biệt về phạm vi, đối tượng, bằng chứng trong từng kiểu bài NL về vấn đề XH. + Điểm tương đồng: Đều có đối tượng, phạm vi nghị luận là một vấn đề XH. + Điểm khác biệt là: Điểm khác biệt Viết VBNL về 1 vấn đề XH Viết VBNL về 1 vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học Về đối tượng, phạm vi NL Một vấn đề trong thực tiễn đời sống XH. Một vấn đề XH được thể hiện qua tác phẩm. Về việc sử dụng bằng chứng trong NL Lấy từ thực tế đời sống, người thật, việc thật. Chủ yếu là nhân vật, sự việc trong tác phẩm. + NGỮ LIỆU 2: Câu 1: Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm "Truyện Kiều"? Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội? - Tác giả bài viết đã nêu về vấn đề: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thúy Kiều và giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh. - Theo em, đó là một vấn đề văn học. Câu 2: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó? Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, bằng chứng, luận điểm. Ví dụ: Trong luận điểm 1 "Thực tế không ai... bến nước bình thường". - Lí lẽ 1: "Con người bình thường ... là ni tấc" - Lí lẽ 2: "Cả cuộc đời Kiều ... nghĩ sao về cuộc đời Kiều?" - Bằng chứng: "Giữa cảnh đêm ... rơi xuống sự tầm thường". Câu 3: Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh "Đám cưới chuột" (tác phẩm hội họa) và về nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" (tác phẩm văn học). - Giống nhau: Trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội, việc sử dụng tình tiết, dữ liệu, số liệu thống kê là rất quan trọng để chứng minh một quan điểm hay luận điểm của bài viết. Bất cứ khi nào đưa ra một tuyên bố hoặc luận điểm, chúng ta cần phải cung cấp bằng chứng để chứng minh cho nhận định đó. Điều này áp dụng cho cả bài viết về tranh lẫn nghị luận về vấn đề xã hội. - Khác nhau: Tuy nhiên, đối với bài viết về tranh, cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng sẽ chú trọng vào các nét vẽ, màu sắc, kỹ thuật, phong cách của các tác phẩm tranh. Trong khi đó, nghị luận về một vấn đề xã hội sẽ có sự tham khảo đến các tài liệu, sách báo, phân tích chính sách, ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, lịch sử, thống kê, v.v. để hỗ trợ cho luận điểm. 3. Hoạt động hướng dẫn lí thuyết về quy trình viết Mục tiêu: Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình viết bài luận về vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. Nội dung: HS đọc phần thực hành viết theo quy trình. Sản phẩm: Bảng tóm tắt quy trình viết của HS theo mẫu. Tổ chức hoạt động * Giao nhiệm vụ HT: HS đọc phần Thực hành viết theo quy trình (SGK/ tr. 56, 57), sau đó, thảo luận nhóm khoảng 4, 6 HS và điền thông tin vào bảng theo mẫu sau: Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS đọc SGK, sau đó thảo luận trong nhóm để hoàn thành bảng. Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1, 2 nhóm HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, kết luận dựa vào bảng sau: QUY TRÌNH VIẾT BÀI LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC Quy trình viết Thao tác cần làm Lưu ý Bước 1: Chuẩn bị viết - Lựa chọn đề tài ( dựa theo sgk trang 56, 57) - Xác định mục đích viết. - Thu thập tài liệu. HS phải tự lựa chọn đề tài mà mình am hiểu, có hứng thú, thuận lợi trong việc thu thập tư liệu, tìm ý. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý * Tìm ý: - Tên tác phẩm - Vấn đề XH được đặt ra trong tác phẩm. - Luận điểm 1: Giải thích. - Luận điểm 2: Bình luận, nhận xét, đánh giá vấn đề XH trong t.p và dẫn chứng: Vấn đề XH được giải quyết như thế nào? Có ý nghĩa hoặc tác động thế nào đến cộng đồng? - Luận điểm 3: Các ý kiến trái chiều và phản biện của cá nhân. - Bài học rút ra/ giải pháp cho vấn đề. HS kết hợp tri thức kiểu bài ở bài 2 và bài 6 * Lập dàn ý 1. MB: - Giới thiệu vấn đề XH được đặt ra trong tp. - Nêu quan điểm của người viết về vấn đề. 2. TB: - Luận điểm 1: Giải thích. - Luận điểm 2: Bình luận, nhận xét, đánh giá vấn đề XH trong t.p và dẫn chứng. - Luận điểm 3: Các ý kiến trái chiều và phản biện của cá nhân. - Luận điểm 4: Đánh giá đóng góp của tp trong việc giải quyết vấn đề XH. 3. KB: - Khẳng định lại quan điểm người viết. - Bài học rút ra/ giải pháp cho vấn đề. Bước 3: Viết bài - Hs chuẩn bị viết ở nhà. - Dựa vào bảng k ... mục đích hợp tác trước khi các em bắt đầu thảo luận. GV đánh giá tính chính xác của nội dung dựa vào Tri thức về kiểu bài được trình bày trong SGK/tr. 72, 73,74 QUY TRÌNH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHI ĐỌC MỘT TÁC PHẨM THƠ/ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT Quy trình viết Thao tác cần thực hiện Công việc thực hiện Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Xác định mục đích, người đọc Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu) Trước 1 tuần, GV cho HS chọn bài thơ mà em yêu thích và muốn viết và dựa vào những hướng dẫn trong SGK để xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu. Xác định đề tài Thu thập tư liệu Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý Dựa vào gợi ý tìm ý trong phần hướng dẫn quy trình viết trong tác phẩm thơ/ tác phẩm nghệ thuật. Lập dàn ý Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tác giả, nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ/ tác phẩm nghệ thuật. Thân bài Lần lượt phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thơ/ tác phẩm nghệ thuật. Kết bài: Khẳng định lại chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm. Sau đó, cho HS trao đổi dàn ý trong nhóm đôi để HS góp ý cho nhau. Bước 3: Viết bài Viết bài văn GV nhắc HS khi viết bài, cần bám vào dàn ý, đồng thời nhìn vào yêu cầu đối với bài văn để đảm bảo được yêu cầu. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Xem lại và chỉnh sửa - Yêu cầu mỗi HS tự đọc lại bài của mình và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh bài văn. Rút kinh nghiệm Đổi bài với bạn cùng nhóm để góp ý cho nhau dựa trên bảng kiểm. Việc chia sẻ bài văn sẽ được thực hiện trong giờ nói và nghe. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG 1. Hoạt động chuẩn bị trước khi viết 1.1. Hoạt động Xác định mục đích, đối tượng và đề tài a. Mục tiêu: Biết cách xác định mục đích, đối tượng và đề tài của bài văn nghị luận phân tích đánh giá khi đọc một tác phẩm thơ/ tác phẩm nghệ thuật. Vận dụng năng lực ngôn ngữ và năng lực cảm thụ thực hành bài Nói và nghe: Giới thiệu về một bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng. b. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về việc xác định mục đích, đối tượng và đề tài của bài văn nghị luận phân tích đánh giá khi đọc một tác phẩm thơ/ tác phẩm nghệ thuật. c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1. Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS đọc đề bài trong SGK/tr71. (Hãy viết một bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích.) Sau đó, yêu cầu HS: * Làm việc cá nhân: 1/ Xác định mục đích, đối tượng và đề tài cho bài viết ? 2/ Với đề bài này, em sẽ viết bài văn cho ai, nhằm mục đích gì? 3/ Với đối tượng và mục đích ấy, em dự định sẽ chọn cách viết như thế nào? * Làm việc nhóm: 4/ Chia lớp thành 2 đội lớn, mỗi đội gồm 4 nhóm nhỏ 3-4 HS: Thực hiện yêu cầu sau: Đội A. Các nhóm 1,3,5,7: Thực hiện lập dàn ý cho đề bài Hãy viết một bài văn nghị luận về một bài thơ. Đội B. Các nhóm 2.4.6.8: Thực hiện lập dàn ý cho đề bài Hãy viết một bài văn nghị luận về một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích. B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Trả lời cá nhân HS tìm câu trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 và chia nhóm thực hiện yêu cầu câu 4. B3. Báo cáo, thảo luận: Cá nhân và nhóm Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp. Sả phẩm câu 4 trình bày trên giấy A0 kết hợp thuyết trình, giải đáp thắc mắc của các nhóm khác B4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. 1/ Đối tượng: Người đọc là những người quan tâm đến của bài thơ/ bức tranh/ pho tượng. 2/ Mục đích: Cho người đọc thấy được đặc sắc về nội dung và hình thức của bài thơ/ bức tranh/ pho tượng. 3/ HS nêu quy trình viết cụ thể 4/ Dàn ý Đề bài Hãy viết một bài văn nghị luận về một bài thơ. * Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tác giả, nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ * Thân bài Lần lượt phân tích đánh giá những nét đặc sắc của bài thơ. - Nội dung: + Đề tài + Chủ đề + Cảm hứng tư tưởng - Hình thức: + Bố cục + Ngôn ngữ + Các biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả. * Kết bài: Khẳng định lại chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm. Đề bài Hãy viết một bài văn nghị luận về một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích. * Mở bài: Giới thiệu bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích và tác giả, nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích. * Thân bài Lần lượt phân tích đánh giá những nét đặc sắc của một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích. - Nguồn gốc (Thời gian tạo tác và vị trí tồn tại) - Đặc điểm độc đáo về: Hình dạng, kích thước, chất liệu, - Ý nghĩa/ giá trị của bức tranh/pho tượng * Kết bài: Khẳng định lại những nét đặc sắc nghệ thuật của bức tranh/pho tượng; tác động của bức tranh/pho tượng đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm nghệ thuật đó. 1.2. Hoạt động làm mẫu thao tác quy trình viết a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện những thao tác trong quy trình viết mà bản thân còn chưa rõ. b. Sản phẩm: Câu hỏi của HS về những thao tác mình chưa biết rõ trong quy trình viết. c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1. Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem lại Phiếu học tập về quy trình viết đã thực hiện và yêu cầu cá nhân HS đưa ra những câu hỏi về quy trình viết. Yêu cầu: HS chọn 1 ý bất kỳ từ dàn ý viết hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS xem lại Phiếu học tập và ghi ra những câu hỏi. B3. Báo cáo, thảo luận: Cá nhân HS nêu câu hỏi trước lớp. B4. Kết luận, nhận định: GV tổng hợp các câu hỏi và giải đáp những câu hỏi có vấn đề, hoặc những câu hỏi mà nhiều HS còn gặp khó khăn, vướng mắc. Ở những thao tác quan trọng, GV có thể làm mẫu quy trình viết để HS hình dung những thao tác một cách trực quan. Đoạn nghị luận của HS 2. Hoạt động viết bài (có thể thực hiện tại nhà) a. Mục tiêu: Biết viết hòa chỉnh bài văn nghị luận phân tích đánh giá khi đọc một bài thơ. b. Sản phẩm: Bài viết của học sinh c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1. Giao nhiệm vụ học tập: Trên cơ sở dàn ý đã lập ở trên, GV yêu cầu HS viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận theo gợi ý sau: Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tác giả, nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/ bức tranh/pho tượng. Thân bài Lần lượt phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ/ bức tranh/pho tượng. Kết bài: Khẳng định lại chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ/ bức tranh/pho tượng; tác động của bài thơ/ bức tranh/pho tượng đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm. Sau đó, cho HS trao đổi bài viết trong nhóm đôi để HS góp ý cho nhau. B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS sẽ thực hiện tại nhà B3. Báo cáo, thảo luận: Bài văn của HS sẽ được đọc trong hoạt động Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm được tổ chức trên lớp sau đó. *B4. Kết luận, nhận định – Trước tiên, GV nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS trong thời gian viết do GV quy định. – Ở hoạt động này, GV chưa nên đánh giá, nhận xét công khai trước lớp về sản phẩm bài viết của HS. Việc này nên được thực hiện sau khi tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và tự chỉnh sửa bài viết của mình. 3. Hoạt động xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm 3.1. Hoạt động xem lại và chỉnh sửa a. Mục tiêu: Biết cách xem lại và chỉnh sửa bài viết của bản thân và của các bạn khác trong lớp. b. Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS. c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1. Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS hoạt động theo cặp, HS trao đổi bài viết cho nhau để đọc và dựa vào bảng kiểm SGK để đánh giá, nhận xét bài viết của bạn. Sau đó, GV có thể mời một số HS đọc bài viết của mình trên lớp và mời các HS khác nhận xét dựa vào bảng kiểm (Phụ lục) B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi bài viết cho nhau và nhận xét dựa vào bảng kiểm (Phụ lục) B3. Báo cáo, thảo luận: Một số HS đọc bài viết trước lớp, sau đó các HS khác chia sẻ nhận xét về bài viết của bạn dựa vào bảng kiểm (Phụ lục). B4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá và nhận xét trên hai phương diện: (1) Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần chỉnh sửa trong các bài viết. (2) Cách nhận xét, đánh giá bài viết dựa vào bảng kiểm của HS. HS có nhận ra những ưu điểm, những điểm cần khắc phục trong bài viết của bản thân và của các bạn hay không? Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS 3.2. Hoạt động rút kinh nghiệm a. Mục tiêu: Rút ra được kinh nghiệm khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ/ bức tranh/pho tượng. b. Sản phẩm: Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ/ bức tranh/pho tượng. c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ/ bức tranh/pho tượng * Thực hiện nhiệm vụ học tập: cá nhân HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân. * Báo cáo, thảo luận: GV mời 1, 2 HS chia sẻ những kinh nghiệm mà mình rút ra được. * Kết luận, nhận định: GV tổng kết, nhận xét, đánh giá, chốt ý. Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ/ bức tranh/pho tượng. - Về nội dung đoạn - Về hình thức - Về diễn đạt -. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (Thực hiện tại nhà) a. Mục tiêu: Biết vận dụng quy trình viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá khi đọc một bài thơ/ bức tranh/pho tượng. b. Sản phẩm: Bài viết đã được công bố của học sinh. c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Giao nhiệm vụ học tập: Từ bài viết đã được đọc, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm trên lớp, GV cho HS về nhà lựa chọn một trong hai nhiệm vụ: (1) Sửa bài viết cho hoàn chỉnh và công bố. (2) Chọn một đề tài khác để viết bài mới và công bố. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS về nhà thực hiện chỉnh sửa bài viết hoặc viết bài mới sau đó công bố bài viết. HS có thể công bố bài viết trên blog cá nhân, trên trang web của lớp, trên bảng thông tin trong lớp học * Báo cáo, thảo luận: HS giới thiệu bài viết đã được chỉnh sửa, công bố đến GV và các bạn khác trong lớp. * Kết luận, nhận định: GV và HS lại tiếp tục sử dụng bảng kiểm (phụ lục) để xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm đối với bài viết đã được công bố. Bài viết đã được công bố của học sinh. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP 1 Họ tên:. Lớp:.. Ngày tháng: Nhóm: Tên các thành viên:.. Yêu cầu: HS đọc khung thông tin trong SGK/tr.68 theo cặp, nhận biết thông tin và thực hiện sơ đồ tóm lược kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP 2 Họ tên:. Lớp:.. Ngày tháng: Nhóm: Tên các thành viên:.. Yêu cầu HS đọc tri thức về quy trình viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá khi đọc tác phẩm thơ/ tác phẩm nghệ thuật (sgk 72, 73,74) theo cặp, nhận biết thông tin điền vào biểu bảng sau (Cột công việc thực hiện): QUY TRÌNH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHI ĐỌC MỘT TÁC PHẨM THƠ/ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT Quy trình viết Thao tác cần thực hiện Công việc thực hiện Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Xác định mục đích, người đọc Xác định đề tài Thu thập tư liệu Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý Lập dàn ý Bước 3: Viết bài Viết bài văn Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Xem lại và chỉnh sửa Rút kinh nghiệm Phụ lục (bảng kiểm đoạn viết/ bài viết)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_8_cai_toi_the_gioi.docx