Giáo án Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
A. MỤC TIÊU CHUNG
1. Về kiến thức:
Hiểu được kiến thức cơ bản về thể loại tự sự với các khái niệm câu chuyện, điểm nhìn cùng với các kiến thức đã được học ở bài 7- SGK Ngữ văn 10, tập hai (người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, cảm hứng chủ đạo và tình cảm, cảm xúc của người viết), làm rõ khái niệm qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Chí Phèo.
2. Về năng lực:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả.
- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, chú ý phân tích đặc điểm riêng trong cách kể của tác giả.
- Biết thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện.
3. Về phẩm chất:
- Biết yêu thương và có trách nhiệm đối với con người và cuộc sống.
- Thể hiện được tinh thần nhân văn trong việc nhìn nhận, đánh giá con người, đồng cảm với những hoàn cảnh, số phận không may mắn, trân trọng niềm khát khao được chia sẻ, yêu thương.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
BÀI 1: CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ Thời gian thực hiện: 11 tiết (Đọc: 06 tiết, Thực hành tiếng Việt: 01 tiết, Viết: 02 tiết, Nói và nghe: 01tiết, Trả bài viết: Viết văn bản nghị luận: 01 tiết) A. MỤC TIÊU CHUNG 1. Về kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về thể loại tự sự với các khái niệm câu chuyện, điểm nhìn cùng với các kiến thức đã được học ở bài 7- SGK Ngữ văn 10, tập hai (người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, cảm hứng chủ đạo và tình cảm, cảm xúc của người viết), làm rõ khái niệm qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Chí Phèo. 2. Về năng lực: - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả. - Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, chú ý phân tích đặc điểm riêng trong cách kể của tác giả. - Biết thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện. 3. Về phẩm chất: - Biết yêu thương và có trách nhiệm đối với con người và cuộc sống. - Thể hiện được tinh thần nhân văn trong việc nhìn nhận, đánh giá con người, đồng cảm với những hoàn cảnh, số phận không may mắn, trân trọng niềm khát khao được chia sẻ, yêu thương. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY PHẦN 1: ĐỌC Tiết 1,2,3 - VĂN BẢN 1: VỢ NHẶT (03 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - HS hiểu được nội dung, bối cảnh của tác phẩm; hoàn cảnh, số phận, tính cách từng nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật; tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác giả thể hiện ở quan niệm về các giá trị, văn hóa ứng xử, tình cảm của con người trong hoạn nạn. - HS hiểu được câu chuyện ngôi thứ ba thể hiện ở mức độ thấu suốt diễn biến cũng như mọi thay đổi tinh vi trong hành động, suy nghĩ của nhân vật; sự chuyển dịch linh hoạt điểm nhìn trong kể chuyện; khả năng chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của người đọc về sự việc, nhân vật được miêu tả trong tác phẩm. 2. Về năng lực: - HS nhận biết được chủ đề và giá trị tư tưởng của tác phẩm. - HS nhận biết và phân tích được đặc sắc của tình huống truyện, ý nghĩa của nó trong việc bộc lộ tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm. - HS nhận biết và phân tích được những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu. - HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố nổi bật của truyện ngắn hiện đại qua đọc tác phẩm 3. Về phẩm chất: - HS biết trân trọng tình người, yêu thương con người, đoàn kết, cưu mang nhau để vượt qua nghịch cảnh. - Sống luôn có ước mơ, khát vọng hạnh phúc, lạc quan và không bao giờ được từ bỏ cơ hội, cho dù đó là cơ hội nhỏ nhất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: a. Chuẩn bị của giáo viên - KHBD, Bài giảng Power Point. - Các tài liệu lí thuyết về truyện ngắn, tự sự học các bài nghiên cứu, phê bình về tác phẩm của Kim Lân. Một số sơ đồ về cốt truyện, nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong truyện ngắn Vợ nhặt. - Phương tiện dạy học: Máy chiếu/Ti vi, máy tính kết nối mạng. - Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, sách Bài tập Ngữ văn 11, bài soạn theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 2. Học liệu: tranh ảnh, đoạn phim ngắn, sơ đồ, bảng biểu, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh tiếp nhận câu chuyện qua một sự chia sẻ, cảm thông, yêu thương, đùm bọc nhau trong hoạn nạn của con người Việt Nam. b. Nội dung: - HS theo dõi video trên mạng xã hội YouTube do GV giới thiệu hoặc do HS chuẩn bị trước - Vận dụng tri thức về cuộc sống và chính kiến của bản thân để trình bày vấn đề. - HS biết độc lập suy nghĩ, làm chủ tình huống để có tư duy tiếp cận nội dung bài học. - GV động viên khích lệ HS tự bộc lộ cảm xúc trước một vấn đề. c. Sản phẩm: HS trao đổi suy nghĩ của mình d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xem video về nạn đói năm 1945 và nêu cảm nhận của em. https://www.youtube.com/watch?v=9KdeaPq7Pac Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xem video và suy ngẫm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - HS chia sẻ quan điểm của mình - HS theo dõi, nhận xét và phản biện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá. - Từ đó GV dẫn vào bài mới * HS chia sẻ theo sự hiểu biết của mình sau khi đã tìm hiểu. * Những thước phim cho thấy hiện thực cảnh sinh tử trong nạn đói lịch sử 1945. * Phát biểu suy nghĩ về bối cảnh lịch sử, tình cảnh đói khát, tinh thần cộng đồng, ý thức cách mạng HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: Nhận biết được những tri thức: Truyện ngắn hiện đại; câu chuyện và truyện kể; điểm nhìn trong truyện kể; lời người kể chuyện và lời nhân vật; ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. b. Nội dung: - HS hoàn thành phiếu học tập ở nhà. - GV tổ chức cho học sinh trình bày tại lớp - HS tương tác, bổ sung vào hoàn thiện sản phẩm c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ GV cho học sinh trình bày nhanh tại lớp các nội dung: - Truyện ngắn hiện đại - Câu chuyện và truyện kể - Điểm nhìn trong truyện kể - Lời người kể chuyện và lời nhân vật - Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Lưu ý HS kết nối lớp 10 và lớp 11: - Lớp 10: + Bài 1- Sức hấp dẫn của truyện kể: Truyện kể ( tr.9), người kể chuyện( tr.10) + Bài 7- Quyền năng của người kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, có gắn với điểm nhìn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào tri thức Ngữ văn ở SGK để hoàn thành phiếu học tập tại nhà - HS báo cáo kết quả theo hướng dẫn của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận - HS lên trình bày kết quả làm việc cá nhân - Giáo viên tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện GV bổ sung kiến thức như phần Dự kiến sản phẩm * Tìm hiểu tri thức Ngữ văn - Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại. Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. - Câu chuyện và truyện kể + Câu chuyện (còn có thể gọi là truyện gốc) là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian. + Truyện kể gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. Chú ý đến truyện kể tức là chú ý đến diễn biến câu chuyện được kể như thế nào. - Điểm nhìn trong truyện kể + Điểm nhìn được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật đánh giá của người kể chuyện. + Phân loại điểm nhìn trong tác phẩm tự sự: điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể; điểm nhìn bên ngoài (miêu tả sự vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về những điều mà nhân vật không biết); điểm nhìn bên trong (kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức nhân vật); điểm nhìn không gian (nhìn xa - nhìn gần) và điểm nhìn thời gian (nhìn từ thời điểm hiện tại, miêu tả sự việc như nó đang diễn ra hay nhìn lại quá khứ, kể lại qua lăng kính hồi ức) - Lời người kể chuyện và lời nhân vật + Lời người kể chuyện gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người kể chuyện. + Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gần với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật. - Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết + Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật như trò chuyện ở gia đình, nhà trường, nhà máy, công sở,; phát biểu trong giờ học, cuộc họp, hội thảo; trao đổi khi mua bán ở chợ, siêu thị, + Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ, Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: văn bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị, Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN VỢ NHẶT 2.1. Tìm hiểu khái quát a. Mục tiêu: - HS nhận biết được thông tin về tác giả Kim Lân. - HS nhận biết được sự nghiệp sáng tác và hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Vợ nhặt. b. Nội dung: - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS dựa vào SGK và tìm hiểu qua Internet để nắm bắt được thông tin. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện và trình bày. c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Đọc 2. Tác giả 3. Tác phẩm - GV yêu cầu HS làm việc ở nhà, (Sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để diễn đạt), khi đến lớp thuyết trình ngắn gọn: + Cuộc đời và đóng góp của nhà văn Kim Lân. + Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS tham khảo SGK, nền tảng công nghệ số hoặc làm sơ đồ tư duy để thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Báo cáo kết quả học tập tại lớp. GV gọi 1-2 em trình bày sản phẩm (Qua tivi/ máy chiếu/ giấy Ao). - GV tổ chức cho HS góp ý, nhận xét và bổ sung để hoàn thiện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. - Thế giới nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông dân nghèo, rất gần gũi với sinh hoạt của ông – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. à “nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). 2. Tác phẩm - Bối cảnh: nạn đói năm Ất Dậu (1945). - Xuất xứ: Tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (viết ngay sau Cách mạng tháng Tám), mất bản thảo, còn dang dở. Sau đó tác giả viết lại thành truyện ngắn Vợ nhặt. 2.2. Khám phá văn bản a. Mục tiêu - Nhận biết và phân tích được các yếu tố trong truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. - HS hiểu được sự kiện chính của tác giả lựa chọn để tạo dựng tình huống truyện. - HS nhận biết vai trò người kể chuyện trong cách quan sát và miêu tả sự thay đổi của nhân vật (điểm nhìn, lời kể và giọng điệu). - HS có khả năng nhận biết, phân tích các chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách nhân vật. b. Nội dung - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS làm việc cá nhân và hoạt động nhóm để tìm hiểu về tình huống truyện; vai trò người kể chuyện; nhân vật trong tác phẩm. - GV hướng dẫn HS cách thức thực hiện và trình bày. c. Sản phẩm - Kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: * Đọc ... a nhân vật, đồng thời khắc đậm chân dung méo mó cùng bi kịch của Chí Phèo. Mặt khác, cách đảo trật tự các sự việc trong cuộc đời nhân vật còn thể hiện quan điểm trong tư duy tự sự của nhà văn: phân tích, lí giải những yếu tố đã nhào nặn số phận con người. -Sở dĩ nhà văn lại lựa chọn trật tự kể như vậy, Vì: Nhờ việc xử lí cái cốt truyện tự nhiên ấy, NC đã cho chúng ta thấy được cái hành trình đi tìm lại chính mình, hành trình tìm kiếm giá trị bản thân ngay ở một con người tưởng như không có gì có thể nương tựa, hy vọng. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm, sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn. - Hãy phân loại điểm nhìn trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài/ điểm nhìn bên trong. Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này, qua đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách Nam Cao mở đầu câu chuyện. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc nhóm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3. HS báo cáo, thảo luận. HS trình bày câu trả lời theo chỉ định của GV Và thảo luận Bước 4. GV đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét tác phong, thái độ làm việc của HS. Đánh giá bằng Rubric - GV nêu sản phẩm dự kiến, chuẩn hóa kiến thức. - GV mở rộng về tiếng chửi của Chí: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người được hé lộ ngay trong thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp ở đoạn mở đầu tác phẩm khi Nam Cao miêu tả hình ảnh Chí Phèo uống rượu say rồi vừa đi vừa chửi. Hắn chửi trời, hắn chửi đời, hắn chửi cả làng Vũ Đại nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng, chẳng ai ra điều. Chí Phèo chửi tất cả nhưng chẳng trúng vào ai bởi cái làng đó có biết bao nhiêu người mà người nào cũng nghĩ “chắc nó trừ mình ra”. Tiếng chửi của Chí trên bề mặt là tiếng chửi của một kẻ lưu manh, nhưng bề sâu đó lại là tiếng nói của một người nông dân lương thiện thèm khát sự giao tiếp với đồng loại. Tiếng chửi là sự hòa quyện giữa hai phần của Chí Phèo. Phần ý thức của kẻ lưu manh say xỉn chửi bới ngang ngược và phần vô thức của người lương thiện tỉnh táo cô đơn. Trong vô thức, Chí Phèo nhận ra hắn đau khổ, cay đắng. Hắn tự nhủ “thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?” Lời tự nhủ của Chí Phèo cho thấy hình như Chí Phèo đã mơ hồ cảm nhận được nỗi đau của một kẻ lạc loài. Hắn uống rượu không hoàn toàn vì nghiện, mà hắn tìm đến rượu như tìm đến sự say để được sự quên để rồi được gây sự, được phá phách như một cách để giải tỏa sự phẫn uất âm ỉ ẩn giấu đâu đó trong cõi vô thức mông lung của cõi lòng. 3. Nghệ thuật kể chuyện qua nhiều điểm nhìn a. Đoạn mở đầu truyện - Đoạn mở đầu Chí Phèo có sự phối hợp và luân phiên nhiều điểm nhìn: điển nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của dân làng Vũ Đại và điểm nhìn của Chí Phèo: + Hắn vừa đi vừa chửi: Sự việc được miêu tả từ điểm nhìn của người kể chuyện cũng đồng thời là điểm nhìn bên ngoài. + Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời: Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại: Sự việc được miêu tả từ điểm nhìn của người kể chuyện cũng đồng thời là điểm nhìn bên ngoài. + Nhưng làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “chắc nó trừ mình ra”: Điểm nhìn dân làng Vũ Đại, điểm nhìn bên trong. + Không ai lên tiếng cả: Sự việc được miêu tả từ điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn bên ngoài. + Tức thật! Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất: Điểm nhìn Chí Phèo, điểm nhìn bên trong + Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều: Sự việc được miêu tả từ điểm nhìn của người kể chuyện cũng đồng thời là điểm nhìn bên ngoài. + Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Điểm nhìn Chí Phèo, điểm nhìn bên trong + Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà chẳng biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo. Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết: Sự việc được miêu tả từ điểm nhìn của người kể chuyện cũng đồng thời là điểm nhìn bên ngoài. - Đoạn mở đầu không có một điểm nhìn duy nhất bao trùm. Người kể chuyện không đứng hẳn về ý thức của nhân vật nào, và điểm nhìn của người kể chuyện cũng không phải là quan điểm thống trị. Người kể chuyện trên thực tế cũng không biết gì hơn về Chí Phèo so với dân làng Vũ Đại. Sự đa dạng về điểm nhìn tạo nên tính đa thanh trong nghệ thuật tự sự hiện đại. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ GV nêu câu hỏi: Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết của truyện ngắn khi Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến lần cuối và phản ứng của dân làng Vũ Đại về cái chết của hai nhân vật này? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3. HS báo cáo, thảo luận. HS trình bày câu trả lời theo chỉ định của GV Bước 4. GV đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét tác phong, thái độ làm việc của HS - GV chuẩn hóa kiến thức. b. Đoạn kết truyện - Điểm nhìn của người kể chuyện chủ yếu là điểm nhìn bên ngoài. Điều này tạo cho người đọc một khoảng tự do suy nghĩ về cái chết của Chí Phèo. - Người kể chuyện sử dụng giọng khách quan, lạnh lùng, hạn chế tối đa việc đưa ra những bình phẩm, đánh giá về cái chết của nhân vật cũng như tỏ thái độ đối với những ý kiến của dân làng Vũ Đại về cái chết của Chí Phèo. * Kết luận: Điểm nhìn được nhà văn sử dụng linh hoạt, phù hợp với nội dung trần thuật. Sự đa dạng của điểm nhìn tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc và là điểm độc đáo của nghệ thuật tự sự hiện đại. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm đôi. HS trình bày sản phẩm ra giấy A4: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước. Theo em, nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật? Vì sao? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc nhóm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3. HS báo cáo, thảo luận. HS trình bày câu trả lời theo chỉ định của GV Bước 4. GV đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét tác phong, thái độ làm việc của HS. - GV chuẩn hóa kiến thức. GV mở rộng: Tâm trạng của Chí Phèo khi tỉnh dậy vào buổi sáng sau đêm gặp gỡ Thị Nở là một chuỗi cảm xúc phức tạp. Đó là quá trình thức tỉnh của giác quan, cảm xúc, hoài niệm và ý thức. Nam Cao tỏ ra am tường về tâm lí con người khi miêu tả sự thức tỉnh của thể xác vốn đã lâu chìm trong men say diễn ra đồng thời với sự trở về của con người lương thiện vốn khuất lấp. 4. Nhân vật Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện a. Con người lương thiện hồi sinh - Tỉnh dậy, Chí cảm nhận được không gian xung quanh qua ánh sáng và âm thanh: “trời sáng đã lâu”, “chim hót ríu rít bên ngoài”, “cái lều ẩm thấp vẫn hơi lờ mờ”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”. - Chí có những cảm xúc, cảm giác của một người tỉnh rượu: “bâng khuâng”, “miệng đắng”, “lòng mơ hồ buồn”, “người bủn rủn, chân tay không buồn nhấc”, “rùng mình”, “ruột gan lại nôn nao”. - Chí hoài nhớ về quá khứ và buồn nao nao: “nao nao buồn”, “nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi”, “hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ”. - Chí ý thức về thực tại và cảm thấy cô đơn, buồn bã, xót xa: “già mà vẫn cô độc”, “buồn thay cho đời”, - Chí nghĩ về tương lai và lo lắng: “như đã trông thấy trước tuổi già của hắn”, “cô độc đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. => Nhận xét, đánh giá: Tâm trạng của Chí Phèo vận động từ cảm giác đến ý thức. Nhân tính của hắn hồi sinh bắt đầu từ việc nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống bình yên và thấy được sự vô nghĩa của đời mình. -> Chí khao khát được trở về cõi người lương thiện. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu câu hỏi. HS trình bày sản phẩm ra giấy A4: Phân tích phản ứng tâm lý và hành động của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống. Người kể chuyện có đưa ra những phán đoán đáng tin cậy để người đọc hiểu được tâm lý và hành động của nhân vật không? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3. HS báo cáo, thảo luận. HS trình bày câu trả lời theo chỉ định của GV Bước 4. GV đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhấn mạnh: Về điều đã chi phối hành động của Chí Phèo, không thể chỉ dựa vào lời bình luận của người kể chuyện: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. b. Con người lương thiện bị chối từ - Diễn biến tâm trạng và hành động của Chí: + Khi thị đến, Chí Phèo đang uống rượu và không hiểu tại sao thị Nở nổi giận với mình + Khi hiểu chuyện, Chí Phèo “bỗng nhiên ngẩn người” + Níu kéo thị Nở không được, Chí Phèo muốn uống rượu thật say để có động lực trả thù bà cô thị Nở nhưng càng uống càng không say, càng uống càng thấy hương cháo hành ám ảnh. + Chí Phèo định sang nhà bà cô Thị Nở trả thù nhưng thực tế lại đến nhà Bá Kiến. - Người kể chuyện không giải thích điều gì chi phối hành vi của Chí Phèo. Người kể chuyện dường như đơn thuần ghi chép lại về hành động của Chí khiến câu chuyện trở nên chân thực. => Nhận xét đánh giá: Chính sự từ chối của bà cô thi Nở mà sâu xa hơn là sự chối từ của định kiến xã hội đã đẩy Chí Phèo vào bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ GV nêu câu hỏi: Câu hỏi 1: Theo em, điều gì đã khiến Chí tự kết liễu cuộc đời mình? Liệu có con đường nào cứu thoát Chí không? Câu hỏi 2: Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo? Có thể nói Nam Cao là nhà văn nhân đạo không khi ông để nhân vật của mình tìm đến cái chết? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3. HS báo cáo, thảo luận. HS trình bày câu trả lời theo chỉ định của GV Bước 4. GV đánh giá kết quả thực hiện: - GV chuẩn hóa kiến thức. Câu hỏi 1: Nguyên nhân chủ yếu khiến Chí Phèo tìm đến cái chết là những định kiến tồn tại lâu đời ở làng quê và rộng hơn là bối cảnh ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Câu hỏi 2: Nam Cao là nhà văn nhân đạo sâu sắc khi ông thấu hiểu nhân vật cũng là thấu hiểu con người. Ở vào hoàn cảnh của Chí Phèo, cái chết là tất yêu. c. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện * Cái chết của Chí Phèo: - Nguyên nhân: + Về mặt xã hội: Chí Phèo đã thực sự hoàn lương nhưng xã hội đầy định kiến đã từ chối anh. + Về mặt tính cách nhân vật: Chí bế tắc khi không thể làm người lương thiện và cũng không thể lại trở về làm quỷ dữ. + Về diễn biến của câu chuyện: Chí đã giết bá Kiến bởi vậy bè lũ phong kiến sẽ không tha cho anh. Cái chết là tất yếu. - Đánh giá: Nguyên nhân chủ yếu khiến Chí Phèo tìm đến cái chết là những định kiến tồn tại lâu đời ở làng quê và rộng hơn là bối cảnh ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. - Ý nghĩa: + Cái chết của Chí là đỉnh cao của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. + Cái chết của Chí thể hiện khát vọng lương thiện của một cá nhân đòi quyền được công nhận nhân cách. + Cái chết của Chí nói lên bản chất lương thiện sau bao vùi dập của anh. Nội dung 3: Tổng kết a. Mục tiêu: - HS hệ thống các kiến thức đã được khám phá b. Nội dung: - HS tiến hành tổng kết các kiến thức đã học - GV nhận xét, đánh giá c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_11_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song_bai_1_cau_c.docx