Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 1

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Biết xem lịch và nói được ích lợi của lịch; nêu được phỏng đoản của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Chúng ta cần làm những việc có ích để không lãng phí thời gian, biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian, tìm được 3 - 5 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có trong bài thơ.

- Viết đúng chữ Ă, Â hoa và câu ứng dụng.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

• Bước đầu làm quen với từ chỉ sự vật và câu giới thiệu. Tìm và đặt được câu giới thiệu một bạn cùng lớp.

• Trao đổi được những việc em cần làm đề không lãng phí thời gian cuối tuần.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng sự chăm chỉ, tính tự giác, trách nhiệm với những việc làm của mình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Tờ lịch ngày hôm trước buổi học.

- Mẫu chữ viết hoa Ă, Â.

- Bảng phụ ghi hai khổ thơ đầu.

- Thẻ từ để ghi các từ ngữ ở Bài tập 3.

- Ảnh hoặc tranh vẽ các bạn trong lớp để chơi trò chơi.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở Tập viết 2 tập một.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

docx 536 trang chantroisangtao 16/08/2022 7780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 1

Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 1
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN (TUẦN 1-2)
BÀI 1: BÉ MAI ĐÃ LỚN (TIẾT 1-4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Nói được với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dâu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ.
 Viết đúng chữ A hoa và câu ứng dụng.
Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về sự việc trong đời sống xã hội).
3. Phẩm chất
Tích cực tham gia các công việc ở nhà và ở trường.
Bồi dưỡng tình yêu trường gia đình, tính chăm chỉ, tự giác khi ở nhà. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Mẫu chữ viết hoa A.
Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).
Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở Bài tập 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SHS.
Vở Tập viết 2 tập một.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 - 2 
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Em đã lớn hơn.
Chủ đề gồm những bài học hướng đến bồi dưỡng cho các em sự nhân ái, chăm chỉ và trách nhiệm. Giúp các em nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm lớp Một. Các em sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình bằng việc tham gia những việc làm vừa sức; bước đầu biết quý trọng thời gian, lập thời gian biểu và làm mọi việc theo thời gian biểu. 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Em hãy kể cho bạn nghe về một việc nhà mà em đã làm. 
+ GV dẫn dắt vào bài học: Năm nay các em đã lên lớp 2, đã lớn hơn rất nhiều so với khi các em học lớp 1. Khi ở trường, các em đã biết đọc, biết viết, có thêm được nhiều bạn mới. Khi ở nhà, các em cũng đã người lớn hơn, ra dáng các anh chị khi biết trông em cho mẹ, biết quét nhà, quét sân, giúp mẹ nhặt rau,...Những việc làm đó của các em rất đáng khen ngợi. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học đầu tiên - Bài 1: Bé Mai đã lớn, để xem bạn Mai có đáng khen như chúng ta không. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Bé Mai đã lớn trang 10,11 với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh có những ai, bạn nhỏ đang làm gì?
- GV đọc mẫu toàn bài:
+ Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; Giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; Giọng mẹ thể hiện niềm vui, tự hào.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
- GV hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách.
+ Luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hỗ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng/ em đã lớn. //;...
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời 3 HS đọc văn bản:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “nhìn bé và cười”.
+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “lớn thật rồi”.
+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. 
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, đọc thầm, trả lời câu hỏi và rút ra được ý nghĩa của bài học.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: ngạc nhiên, y như. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu. 
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Bài đọc nói đến ai?
+ GV hướng dẫn HS: đọc tên bài và nội dung bài để trả lời câu hỏi. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Lúc đầu bé Mai đã thử làm người lớn bằng những cách nào?
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Nêu những việc làm của Mai được bố mẹ khen?
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu HS rút ra ý nghĩa bài học. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS luyện đọc đoạn từ “Sau đó” đến “Y như mẹ quét vậy”, đọc lại toàn bài. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại nội dung bài học, xác định giọng đọc của từng nhân vật. 
- GV đọc lại đoạn từ “Sau đó” đến “Y như mẹ quét vậy”. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đoạn từ “Sau đó” đến “Y như mẹ quét vậy”. 
- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài. 
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi mục Hoa chăm chỉ, kể tên được những việc em đã làm ở trường và ở nhà. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Hoa chăm chỉ.
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Kể tên những việc em đã làm ở trường và ở nhà?
+ GV hướng dẫn HS kể những việc mà em đã làm được khi ở nhà (giúp đỡ ông bà, bố mẹ việc gì) và ở trường (giúp đỡ thầy cô, bạn bè việc gì).
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. 
- HS đọc bài. 
- HS giải nghĩa:
+ Ngạc nhiên: lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ.
+ Y như: giống như.
- HS trả lời: Bài đọc nói đến Mai.
- HS trả lời: Lúc đầu, bé Mai đã thử làm người lớn bằng những cách: Đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô, đeo túi xách và đồng hồ.
- HS trả lời: Những việc làm của Mai được bố mẹ khen: quét nhà, giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa, xếp ngay ngắn trên bàn. 
- HS rút ra ý nghĩa bài học: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ. 
+ HS liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ. 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài. 
- HS trả lời: 
+ Những việc em đã làm ở nhà: nấu cơm, quét nhà, trông em,...
+ Những việc em đã làm ở trường: lau bảng, tưới cây, sắp xếp kệ sách, sắp xếp giày dép,...
TIẾT 3 - 4
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Bé Mai đã lớn (tiết 3-4).
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện viết chữ A hoa
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ A hoa theo đúng mẫu; viết chữ A hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu mẫu chữ viết A: độ cao, độ rộng, các nét, quy trình viết chữ A
+ Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li.
+ Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang.
- GV viết mẫu lên bảng:
+ Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ đọc 5,5 thì dừng lại.
+ Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS tập viết chữ A hoa vào bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Anh em thuận hòa; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Anh em thuận hòa.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp:
+ Viết chữ viết hoa A đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết .
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
a. Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa của câu ca dao Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần; viết câu ca dao vào vở Tập viết.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV giải thích cho HS nghĩa của câu ca dao:
+ Trong ca dao dân ca: Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.
+ Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
 - GV yêu cầu HS viết câu ca dao Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần vào vở Tập viết. 
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. 
Hoạt động 5: Luyện từ
a. Mục tiêu: HS quan sát tranh, chọn được tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc trong từng bức tranh; tìm thêm được một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi Bài tập 3: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc trong từng bức tranh.
- GV giải thích một số từ ngữ khó trong bài tập:
+ Mớ: tập hợp gồm một số vật cùng loại được gộp thành đơn vị. Ví dụ: Mua mớ rau muống, mớ tép. 
Bước 2: Hoạt động theo nhóm
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh.
+ GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm thêm một số từ ngữ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật ngoài bài tập đã cho. 
+ GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động 6: Luyện câu
a. Mục tiêu: HS quan sát mẫu câu ở Bài tập 4, đặt được một câu có từ ngữ ở Bài tập 3; HS chơi trò chơi Truyền điện. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4: Đặt một câu có từ ngữ ở Bài tập 3.
M: Phong đang quét nhà. 
Bước 2: Hoạt động theo nhóm
- GV hướng dẫn đặ ... t động 2: Luyện tập chính tả - phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh, im/iêm, an/ang
a. Mục tiêu: HS tìm tiếng phù hợp với mỗi ô vuông; thực hiện bài tập vào vở bài tập; đặt câu với một số từ ngữ vừa điền được. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc yêu cầu Bài tập 2b: Tìm tiếng phù hợp với mỗi ô vuông.
- GV yêu cầu HS quan sát bảng:
- GV hướng dẫn HS: HS điền các âm đầu (c, k, g, gh, ng, ngh) với các vần im hoặc iêm, an hoặc ang để được tiếng phù hợp, có nghĩa. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm đôi. + Từng HS lần lượt điền các âm đầu (c, k, g, gh, ng, ngh) với các vần im hoặc iêm, an hoặc ang để được tiếng phù hợp, có nghĩa. HS góp ý, kiểm tra cho nhau. 
+ Thực hiện bài tập vào vở bài tập.
+ Đặt câu với 1-2 từ ngữ vừa điền được. 
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả,
- GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - phân biệt ch/tr, ui/uôi
a. Mục tiêu: HS chọn chữ (ch/tr), vần (ui, uôi, thêm dấu thanh, nếu cần) thích hợp với mỗi ; giải nghĩa 1-2 từ vừa điền được. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc yêu cầu Bài tập 2c: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi 
- GV yêu cầu HS quan sát bảng điền từ 
- GV hướng dẫn HS: HS điền chữ (ch/tr), vần (ui/uôi) vào mỗi sao cho tìm được từ ngữ phù hợp, có nghĩa. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm đôi. + Từng HS lần lượt điền chữ (ch/tr), vần (ui/uôi) vào mỗi sao cho tìm được từ ngữ phù hợp, có nghĩa. HS góp ý, kiểm tra cho nhau. 
+ Thực hiện bài tập vào vở bài tập.
+ Đặt câu với 1-2 từ ngữ vừa điền được. 
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả,
- GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 4: Luyện tập câu và dấu câu
a. Mục tiêu: HS đọc đoạn văn, chơi tiếp sức điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong vở bài tập; đọc lại đoạn văn đã điền dấu câu và nêu tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc yêu cầu Bài tập 3: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn. 
- GV hướng dẫn HS: Tác dụng của các dấu câu:
+ Dấu chấm: kết thúc câu kể.
+ Dấu chấm hỏi: kết thúc câu hỏi.
+ Dấu chấm than: kết thúc câu bộc lộ cảm xúc.
+ HS xác định câu có mục đích gì để điền dấu câu cho phù hợp. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- GV cho HS chơi trò Tiếp sức, điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong vở bài tập. 
 - GV nhận xét, đánh giá. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- Nội dung của đoạn thơ: theo thời gian mỗi năm cháu lớn lên, bà lại già đi. Người cháu nhớ về kỉ niệm ngày còn bé và nhớ bà khôn nguôi.
- HS đọc, đánh vần các từ khó. 
- HS viết nháp. 
 - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chuẩn bị viết bài. 
- HS viết bài.
- HS soát bài. 
- HS quan sát bảng. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS viết bài. 
- HS trả lời: ghim, nghiêm, can, gan, gang, ngan, ngang. 
+ Đặt câu: Ở quê, bà ngoại em có nuôi một đàn ngan.
- HS quan sát. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS thảo luận. 
- HS viết bài.
- HS trả lời: 
+ chăm làm, trông mong, trong lành, chúc mừng.
+ gần gũi, nuôi nấng, cắm cúi, cuối cùng. 
- HS đọc thầm. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS chơi trò chơi: dấu chấm – dấu chấm – dấu chấm than – dấu chấm hỏi – dấu chấm hỏi – dấu chấm. 
TIẾT 3
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập 2 (tiết 3).
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Luyện tập viết 4-5 câu
a. Mục tiêu: HS viết được 4-5 câu tả đồ vật trong nhà theo gợi ý: Em tả đồ vật gì, đồ vật có những đặc điểm gì nổi bật, tình cảm của em đối với đồ vật đó. 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc yêu cầu Bài tập 4: Viết 4-5 câu miêu tả đồ vật trong nhà.
- GV hướng dẫn HS: HS viết 4-5 câu miêu tả đồ vật trong nhà theo gợi ý:
+ Em tả đồ vật gì?
+ Đồ vật có những đặc điểm gì nổi bật: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu. 
+ Tình cảm của em đối với đồ vật đó: HS sử dụng một số từ ngữ chỉ tình cảm để thể hiện (yêu thương, gắn bó, thân thiết,...). 
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4-5 câu miêu tả đồ vật trong nhà vào vở bài tập. 
- GV mời đại diện 3-4 HS đọc bài.
- GV nhận xét HS có cách viết hay, sáng tạo. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS viết bài. 
- HS đọc bài: Mẹ mới mua cho em chiếc bàn học màu hồng. Chiếc bàn có hình chữ nhật, được làm bằng nhựa cứng. Bàn được dán những hình ngôi sao nhỏ màu vàng thật rực rỡ. Em rất thích chiếc bàn. Mỗi khi ngồi vào bàn học, em thầm hứa mình sẽ giữ gìn chiếc bàn thật cẩn thận và học tốt hơn nữa. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 7-10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc đúng đoạn, bài Cá chuồn tập bay, tốc độ khoảng 40-50 tiếng/1 phút.
Đọc thầm và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc Bữa tiệc ba mươi sáu món.
Nghe – viết được đoạn văn với tốc độ khoảng 40-45 chữ/15 phút; viết hoa đúng các chữ đầu câu; phân biệt được một số trường hợp chính tả d/gi thường gặp. 
Viết 4-5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập theo gợi ý. 
Nghe và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện Dòng suối và viên nước đá; nói được điều học được từ câu chuyện vừa nghe. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Viết được 4-5 câu tả một đồ vật trong nhà theo gợi ý. S
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Tranh ảnh một số đồ dùng học tập.
Một số tờ thăm ghi các đoạn dùng kiểm tra đọc thành tiếng. 
b. Đối với học sinh
SHS.
Sách, báo có bài đọc về người lao động đã đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 - 2
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Đánh giá cuối học kì 1 (tiết 1-2).
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS bắt thăm đoạn đọc, đọc đoạn mình đã bắt thăm.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giải thích cho HS một số từ ngữ khó trong bài: 
+ Cá chuồn: cá biển có vây ngực phát triển, có thể bay được trên mặt nước.
+ Nhẹ bỗng: nhẹ đến mức gây cảm giác như không có trọng lượng, dễ dang nhấc lên. 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện nội dung kiểm tra đọc thành tiếng bài Cá chuồn tập bay : 
+ HS bắt thăm đoạn đọc.
+ HS đọc đoạn mình đã bắt thăm. 
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
a. Mục tiêu: HS nghe GV hướng dẫn cách thực hiện nội dung kiểm tra đọc hiểu bài Bữa tiệc ba mươi sáu món; nghe GV đọc bài Bữa tiệc ba mươi sáu món, giải thích một số từ ngữ khó; trả lời câu hỏi 1 SHS trang; thực hiện vào vở bài tập. 
b. Cách thức tiến hành
- GV đọc toàn bài Bữa tiệc ba mươi sáu món với giọng đọc chậm rãi, thong thả, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. 
- GV giải thích từ ngữ khó:
+ Tết (tết nguyên đán, tết ta, tết âm lịch): những ngày cuối cùng và đầu tiên của năm âm lịch, vào đầu mùa xuân. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài Bữa tiệc ba mươi sáu món, chuẩn bị trả lời câu hỏi 1- phần đọc hiểu SHS trang 152, 153.
Câu a: Để bày tiệc đón năm mới cho lớp, cô Dung đã đề nghị các bạn làm gì?
Câu b: Ba bạn Hưng, Nhung, Hương đã góp những món nào? 
Câu c: Nội dung chính của câu chuyện là gì?
Câu d: Dòng nào dưới đây chỉ gồm tên riêng chỉ người?
Câu e: Trong câu “Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới”, các từ ngữ nào chỉ hoạt động?
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS viết câu trả lời cho câu hỏi Vì sao bữa tiếc có đến ba mươi sáu món?; viết câu trả lời vào vở bài tập.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu Bài tập 2: viết câu trả lời cho câu hỏi:
Vì sao bữa tiếc có đến ba mươi sáu món?
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 để tìm câu trả lời. 
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc bài. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
- HS đọc thầm. 
Câu a: Mỗi bạn mang một món đãi bạn.
Câu b: Kẹo trái câu, vú sữa, mứt dừa. 
Câu c: Kể về bữa tiệc cuối năm. 
Câu d: Hưng, Nhung, Hương.
Câu e: Bày, đón, tiễn.
- HS trả lời: Bữa tiệc của 35 bạn lớp 2B và cô giáo cũng góp một món là 36 món. 
TIẾT 3 - 4
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Đánh giá cuối học kì 1 (tiết 3-4).
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe – viết
a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả trong bài Bữa tiệc ba mươi sáu món (từ “mỗi bạn một món” đến “tròn vo”); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn văn vào vở bài tập. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt đông cả lớp 
- GV đọc đoạn mẫu 1 lần đoạn chính tả trong bài Bữa tiệc ba mươi sáu món (từ “mỗi bạn một món” đến “tròn vo”). 
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn có nội dung gì? 
- GV hướng dẫn HS đọc, đánh vần một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: mỗi bạn, lợn, lỗ, rụm, sơn son, ướt, tròn, vo, da, giòn. 
- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai. 
- GV hướng dẫn HS: lùi vào 1 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu.
- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở bài tập.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả.
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết. 
Hoạt động 2: Điền dấu câu vào ô trống, viết hoa chữ đầu câu
a. Mục tiêu: HS đọc thầm câu văn, chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông, viết hoa chữ đầu câu; đọc lại đoạn văn đã điền các dấu câu.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu Bài tập 2: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông. Viết hoa chữ đầu câu.
- GV hướng dẫn HS:
+ Đọc thầm câu văn, chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông, viết hoa chữ đầu câu.
+ Đọc lại đoạn văn đã điền các dấu câu.
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. 
Hoạt động 3: Chính tả d/gi
a. Mục tiêu: HS chọn chữ d/gi thích hợp với mỗi 
b. Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu Bài tập 3: Chọn chữ d/gi thích hợp với mỗi
- GV hướng dẫn HS: Chọn chữ d/gi thích hợp với mỗi . Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ phù hợp.
- GV mời 2-3 HS đại diện trả lời. 
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS trả lời: Đoạn văn có nội dung: Mỗi bạn mang một món đến bữa tiệc cuối năm. 
- HS đọc, đánh vần từ khó. 
- HS viết nháp. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS chuẩn bị viết bài. 
- HS viết bài. 
- HS soát lại bài của mình. 
- HS đọc thầm. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời:
+ Điền các dấu câu vào ô vuông: dấu chấm than – dấu chấm – dấu chấm.
+ Viết hoa chữ đầu câu: Cả, Cô. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trả lời: dưa, giấy, giống, dê. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ho.docx