Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS hình thành và phát triển:

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ:

 - Đọc - kể được truyện Khu vườn tuổi thơ đã đọc.

 1.2. Năng lực chung:

 - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết. cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua hoạt động đọc, viết, thực hiện các bài tập.

 2. Phẩm chất:

 - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.

 - Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 - Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở.

 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các hoạt động.

b. Đối với học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, thẻ tự đánh giá.

 

docx 3 trang chantroisangtao 18/08/2022 12340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 4)

Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 4)
MÔN: TIẾNG VIỆT - TUẦN 20
 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN 
BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS hình thành và phát triển:
1. Năng lực
1.1 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ:
	- Đọc - kể được truyện Khu vườn tuổi thơ đã đọc.
	1.2. Năng lực chung: 
	- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
	- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết. cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua hoạt động đọc, viết, thực hiện các bài tập.
 	2. Phẩm chất: 
	- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết. 
 	- Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
	- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các hoạt động.
b. Đối với học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, thẻ tự đánh giá.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 4
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
1. Ổn định lớp 
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi vào tiết học mới.
* Phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
GV đưa câu đố về hoa, yêu cầu HS trả lời hoa gì?
1. Hoa gì đếm bước mặt trời
Xoay tròn theo sắc nắng vàng tháng năm?
2. Hoa gì tươi thắm mà gai đầy cành? 
GV nhận xét, khen ngợi
HS trả lời:
- Hoa hướng dương
Hoa hồng
27’
2. Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 5: Kể chuyện (Đọc – kể)
* Mục tiêu: Đọc - kể được truyện Khu vườn tuổi thơ đã đọc.
* Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp
* Cách tiến hành:
1. Đọc lại truyện Khu vườn tuổi thơ
- GV yêu cầu HS đọc lại truyện Khu vườn tuổi thơ để nhớ lại nội dung truyện: nhân vật, sự việc,
2. Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự̣ sự̣ việc
- GV yêu cầu HS quan sát, nói về nội dung từng bức tranh và đọc lời nhân vật trong nhóm 4.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày từng tranh.
- GV yêu cầu HS tiếp tục trao đổi trong nhóm 4 để sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.
- GV tổ chức cho HS thi đua theo 2 đội trước lớp. 
- GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương.
3. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp. 
* GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật: người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở hành động của hai bố con, từ ngữ gọi tên các loài hoa; giọng bố: động viên ở đoạn đầu; ân cần, pha lẫn niềm tự hào ở đoạn cuối
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm 4.
- GV yêu cầu HS trình bày kể từng đoạn trước lớp.
- GV yêu cầu nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
4. Kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
GV chốt ý nghĩa câu chuyện
Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mì̀nh. Mỗi người đều phải biết yêu quý nơi gắn bó, thân quen.
- HS đọc lại truyện Khu vườn tuổi thơ.
- HS quan sát, nói về nội dung từng bức tranh và đọc lời nhân vật: 
Tranh 1: Bố cầm 1 cành hoa đưa cho bạn nhỏ ngửi và hỏi: “Đố con hoa gì?’
Tranh 2: Bố và bạn nhỏ chăm sóc cây hoa mào gà. Bạn nhỏ chăm chú tưới nước cho cây.
Tranh 3: Bố hướng dẫn bạn nhỏ nhắm mắt, sờ vào cây hoa.
Tranh 4: Bạn nhỏ mở cửa sổ reo vui: “Mình biết hoa gì rồi.” 
- HS đổi trong nhóm 4 để sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện. (Đáp án: 2 – 3 – 1 – 4).
- HS quan sát tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm 4.
- HS trình bày kể từng đoạn trước lớp.
Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nghe bạn kể và nhận xét phần kể chuyện.
- HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe.
3’
* Hoạt động tiếp nối:
+ Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ.
+ Phương pháp: Thực hành.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- GV nhận xét phần tự đánh giá của HS.
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS về nhà ôn lại bài, tập đặt câu hỏi theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Tiết 5
- HS thực hiện tự đánh giá kết quả học tập của mình.
HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_tuan_20_bai_4_ben_cua_so_tiet_4.docx