Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14
I. Mục tiêu: Giúp HS:
*Kiến thức:
1. MRVT về đồ dùng học tập (giải ô chữ về đồ dùng học tập). Đặt và trả lời câu hỏi
Để làm gì?
2. Nói và đáp lời chào, nói lời khuyên bảo.
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ;
- Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè;
- Ham học hỏi, yêu thích đọc sách.
II. Chuẩn bị:
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Tranh ảnh, video clip một số đồ vật quen thuộc như bút máy, bút chì (nếu có).
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14
Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Chuyện của thước kẻ Đọc: Chuyện của thước kẻ (Tiết 1 + 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức: 1. Giới thiệu với bạn về một đồ dùng học tập mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. 2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác; *Phẩm chất và năng lực - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè; - Ham học hỏi, yêu thích đọc sách. II. Chuẩn bị: – SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). – Tranh ảnh minh hoạ thước kẻ, bút mực và bút chì (nếu có). – Bảng phụ ghi đoạn từ Nhưng ít lâu sau đến cho thẳng. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 5’ A. Khởi động – GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Bạn thân ở trường. – HD HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, giới thiệu với bạn về một đồ dùng học tập mình thích: tên đồ dùng, miêu tả hình dáng, công dụng,... – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Chuyện của thước kẻ. – HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói của các nhân vật, Hs nghe và nêu suy nghĩ HS chia sẻ trong nhóm HS quan sát HS đọc B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc 10’ Luyện đọc thành tiếng – GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của đồ vật; giọng bút mực: nhẹ nhàng, chân thành; giọng thước kẻ: kiêu căng). – GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cặp sách, ưỡn, uốn;hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Mỗi hình vẽ đẹp,/ mỗi đường kẻ thẳng tắp/ là niềm vui chung của cả ba,//; Nhưng ít lâu sau,/ thước kẻ nghĩ/ bút mực và bút chì/ phải nhờ đến mình mới làm được việc. //; – HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. HS nghe đọc HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp 20’ Luyện đọc hiểu – Gợi ý HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ưỡn (làm cho ngực hay bụng nhô ra phía trước bằng cách hơi ngửa người về đằng sau), uốn (làm cho một vật từ thẳng thành cong hoặc ngược lại), thẳng tắp (thẳng thành một đường dài),... – HD HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. – HS nêu nội dung bài đọc – HS liên hệ bản thân: không kiêu căng, tự phụ, biết quan tâm người khác. HS giải nghĩa HS đọc thầm ND.: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác. 15’ 1.3. Luyện đọc lại – Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. – GV đọc lại đoạn từ Nhưng ít lâu sau đến cho thẳng. – HS luyện đọc giọng của bút mực, thước kẻ và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Nhưng ít lâu sau đến cho thẳng. – HS khá, giỏi đọc cả bài. -– HS nhắc lại nội dung bài – HS nghe GV đọc – HS luyện đọc . 17’ 1.4. Luyện tập mở rộng – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Giọng ai cũng hay. – HD HS đọc phân vai theo nhóm nhỏ (HS luân phiên đổi vai đọc). – HS nghe một vài nhóm đọc phân vai trước lớp và nghe GV nhận xét. – HS xác định yêu cầu – HS đọc phân vai trong nhóm 4 – HS đọc phân vai trước lớp 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Chuyện của thước kẻ Viết: Chữ hoa N Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào? (Tiết 3 + 4) I. Mục tiêu:Giúp HS: * Kiến thức 3. Viết đúng kiểu chữ hoa N và câu ứng dụng. 4. Từ ngữ chỉ sự vật (đồ vật quen thuộc ở trường: tên, màu sắc); đặt và trả lời câu hỏi Ai thế nào? 5. Vẽ đồ dùng học tập, đặt tên và giới thiệu bức vẽ với người thân *Phẩm chất và năng lực - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè; - Ham học hỏi, yêu thích đọc sách. II. Chuẩn bị: – SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). – Mẫu chữ viết hoa N. – Tranh ảnh minh hoạ thước kẻ, bút mực và bút chì (nếu có). – Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi. – HS mang bút màu để vẽ đồ dùng học tập em thích. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 3’ A.Khởi động: - GV cho HS bắt bài hát - GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa N và câu ứng dụng. - GV ghi bảng tên bài Hs hát HS lắng nghe 10’ 2. Viết 2.1. Luyện viết chữ N hoa – Cho HS quan sát mẫu chữ N hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ N hoa. – GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ N hoa. – GV yêu cầu HS viết chữ N hoa vào bảng con. – HD HS tô và viết chữ N hoa vào VTV. -– HS quan sát mẫu – HS quan sát GV viết mẫu – HS viết chữ N hoa vào bảng con, VTV . Chữ N * Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét xiên trái và nét móc phải. 1 2 3 1 1 2 4 358 * Cách viết: - Đặt bút dưới ĐK ngang 2, viết một nét móc ngược trái, hơi lượn sang phải, dừng dưới ĐK ngang 4, bên phải ĐK dọc 2. - Không nhấc bút, viết tiếp nét xiên trái, dừng trên ĐK ngang 1, trước ĐK dọc 3. - Không nhấc bút, viết nét móc phải, hơi lượn vòng tại điểm bắt đầu và dừng bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 4. 10’ 2.2. Luyện viết câu ứng dụng – Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Nói hay, làm tốt.” – GV nhắc lại quy trình viết chữ N hoa, cách viết nối tiếp từ chữ N hoa sang chữ o. – GV viết chữ Nói. –HD HS viết chữ Nói và câu ứng dụng “Nói hay, làm tốt.” vào VTV – HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng – HS nghe GV nhắc lại quy trình viết – HS viết vào vở BT 7’ 2.3. Luyện viết thêm – Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Ca dao – HD HS viết chữ N hoa, chữ Nhiễu và câu ca dao vào VTV. – HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao HS viết 5’ 2.4. Đánh giá bài viết – GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – GV nhận xét một số bài viết. – HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – HS nghe GV nhận xét một số bài viết. 12’ 3. Luyện từ – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3. – HD HS đọc thầm câu đố, giải câu đố và tìm 3 - 4 từ ngữ chỉ đồ vật và màu sắc của đồ vật đó (bảng - đen/ xanh/ trắng, viên phấn - trắng/ xanh/ đỏ/ vàng, bút - xanh/ đen, giá sách - hồng/ xám/ nâu,...) Lưu ý: không hạn chế phạm vi đồ vật); chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ. – HD HS chơi tiếp sức viết tên và chất liệu của đồ vật. – HS nghe GV nhận xét kết quả. – HS xác định yêu cầu – HS tìm từ ngữ – HS chơi tiếp sức: viết tên và chất liệu của đồ vật 13’ 2.Luyện câu – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, đặt 2 – 3 câu có từ ngữ ở BT 3 trong nhóm nhỏ. – HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. – HS nghe bạn và GV nhận xét câu. – HD HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa nói. – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. – HD HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT 4b trong nhóm đôi. – HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. – HS nghe bạn và GV nhận xét câu. – HS xác định yêu cầu của BT 4 – HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi – HS nói câu vừa đặt. – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn 7’ C. Vận dụng Chơi trò chơi Họa sĩ nhí 1. Vẽ một đồ dùng học tập em thích –Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động. – HD HS vẽ một đồ dùng học tập em thích. . – HS Chia sẻ – HS vẽ 2. Đặt tên và giới thiệu bức vẽ với người thân. – Gợi ýHS tự đặt tên và chia sẻ bức vẽ, tên em đặt với bạn. – HS chia sẻ bức vẽ, tên em đặt với người thân. – HS tự đặt tên – HS Chia sẻ 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Thời khóa biểu Đọc: Thời khóa biểu Nghe viết: Chuyện của thước kẻ (Tiết 1 + 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức: 1. Kể tên các môn em học ở lớp Hai; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài. 2. Đọc được thời khoá biểu theo 2 cách; hiểu nội dung bài đọc: Thời khoá biểu giúp em biết được các môn học trong ngày, trong tuần học; liên hệ bản thân: biết học và làm việc theo thời khóa biểu. 3. Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt g/gh; ch/tr, ao/au. * Phẩm chất, năng lực - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè; II. Chuẩn bị: – SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 5’ A.Khởi động: A. Khởi động –HD HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, cùng bạn kể tên các môn em học ở lớp Hai. – Yêu cầu HS đọc tên bài và kết hợp với nội dung khởi động để phán đoán nội dung bài đọc. – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Thời khoá biểu. HS chia sẻ trong nhóm HS đoán nội dung HS quan sát , ghi tên bài đọc mới B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc 10’ Luyện đọc thành tiếng – GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc theo từng ngày và theo buổi). – GV hướng dẫn cách đọc bảng. – HS đọc thành tiếng trong nhóm nhỏ và trước lớp. HS nghe HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp 12’ .Luyện đọc hiểu – Gợi ý HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: thời khoá biểu (bảng kê thời gian lên lớp các môn học khác nhau của từng ngày trong tuần), – HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. – HD HS nêu nội dung bài đọc – HS liên hệ bản thân: biết học và làm việc theo thời khóa biểu. HS giải nghĩa HS đọc thầm HS chia sẻ -ND: Thời khoá biểu giúp em biết được các môn học trong ngày, trong tuần học. 8’ Luyện đọc lại – Yêu cầu HS luyện đọc thời khoá biểu một buổi trong nhóm, trước lớp. – HD HS đọc nối tiếp thời khoá biểu theo buổi. -– HS nhắc lại nội dung bài – HS luyện đọc 17’ 2. Viết 2.1. Nghe – viết –Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn. –HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: cặp sách, thẳng tắp,... – GV đọc từng cụm từ ngữ và viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học). – GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – GV nhận xét một số bài viết – HS xác định yêu cầu – HS đánh vần – HS nghe GV đọc – HS nghe GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – HS nghe GV nhận xét một số bài viết 7’ 2.2. Luyện tập chính tả – Phân biệt g/gh – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b. – HD HS tìm từ ngữ bắt đầu g/gh phù hợp gợi ý đã cho trong nhóm đôi. – HS chia sẻ kết quả. – HS nghe bạn và GV nhận xét. -– HS đọc yêu cầu BT – HS thực hiện BT vào VBT – HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp 2.3. Luyện tập chính tả – Phân biệt ch/tr, ao/au – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2(c). – HD HS thực hiện BT vào VBT (điền ch/tr, giải đố: gương/ điền ao/au, giải đố: đôi dép/ đôi giày). – HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. – HS chia sẻ kết quả trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS đọc yêu cầu BT – HS thực hiện BT vào VBT – HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Thời khóa biểu -MRVT: Trườnghọc (tt) -Nói và đáp lời chào, lời khuyên bảo (Tiết 3 + 4) I. Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức: 1. MRVT về đồ dùng học tập (giải ô chữ về đồ dùng học tập). Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? 2. Nói và đáp lời chào, nói lời khuyên bảo. - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè; - Ham học hỏi, yêu thích đọc sách. II. Chuẩn bị: – SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). – Tranh ảnh, video clip một số đồ vật quen thuộc như bút máy, bút chì (nếu có). III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 2’ A.Hoạt động khởi động: - GV cho HS bắt bài hát - GV giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài Hs hát HS lắng nghe 15’ 3. Luyện từ –Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3. – HD HS trao đổi trong nhóm đôi tìm từ ngữ theo gợi ý. Chia sẻ kết quả trước lớp. (Đáp án: 1. thời khoá biểu, 2. chạy, 3. phấn, 4. bút, 5. đèn; Từ khoá: bạn bè) – HS chia sẻ kết quả. – GV nhận xét kết quả. – HS xác định yêu cầu của BT 3 – HS tìm từ ngữ theo yêu cầu HS chữa bài – HS viết các từ ngữ tìm được vào ô chữ ở VBT. 19’ 4.Luyện câu – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4. – HD HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. – HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. – HS nghe bạn và GV nhận xét câu. – HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3. – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. – HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT 4b trong nhóm đôi. – HS nghe bạn và GV nhận xét câu. . – HS xác định yêu cầu của BT 4 – HS làm việc trong nhóm đôi. HS chia sẻ trước lớp – HS viết vào VBT . – HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. 17’ 5. Nói và nghe 5.1. Nói và đáp lời chào – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 5a. –HD HS thực hiện nhóm đôi nói và đáp lời chào để làm quen với một người bạn mới, khi gặp bạn cùng lớp. – HS nói và nghe bạn đáp, đổi vai cho nhau. – HS nghe bạn và GV nhận xét. HS xác định yêu cầu của BT HS làm việc theo nhóm đôi HS chia sẻ trước lớp 5.2. Nói lời khuyên bảo – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 5b. – Yêu cầu HS đọc thầm lời của thước kẻ để suy nghĩ lời khuyên bảo của một đồ dùng học tập khác. – HD HS đóng vai một đồ dùng học tập để nói lời khuyên bảo thước kẻ phù hợp với tình huống đã đọc. – HS nói trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. HS xác định yêu cầu của BT 5b, đọc tình huống. HS trả lời câu hỏi HS làm việc theo nhóm HS chia sẻ trước lớp 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Thời khóa biểu - Tả đồ vật quen thuộc (tt) -Đọc một truyện về bạn bè (Tiết 5 + 6) I. Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức: 1. Tả đồ vật quen thuộc. 2. Chia sẻ một truyện đã đọc về bạn bè. 3. Chia sẻ với bạn cách em chuẩn bị sách vở hàng ngày, trang trí thời khoá biểu. . * Phẩm chất, năng lực - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè; - Ham học hỏi, yêu thích đọc sách. II. Chuẩn bị: – SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). – HS chuẩn bị bút màu và vật dụng để trang trí thời khoá biểu. – HS mang tới lớp sách/ báo có bài đọc về đồ dùng học tập đã đọc. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 3’ A.Hoạt động khởi động: - GV cho HS bắt bài hát - GV giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài Hs hát HS lắng nghe 7’ 6. Tả đồ vật quen thuộc 6.1. Phân tích mẫu – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a, quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi. – Một vài HS nói trước lớp. – HD HS tìm thêm những từ ngữ để tả mỗi bộ phận của chiếc bút. – HS nói về những nội dung cần lưu ý khi tả một đồ dùng học tập (những ý chọn tả, cách sắp xếp ý, cách dùng từ ngữ,) – HS xác định yêu cầu của BT – HS tìm thêm những từ ngữ – HS chia sẻ trước lớp 10’ 6.2. Viết câu – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b. – HS quan sát hình vẽ và các từ ngữ gợi ý. –HD HS thực hành viết 4 – 5 câu vào VBT. – Một vài HS đọc bài trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS xác định yêu cầu của BT – HS viết bài vào VBT. – HS chia sẻ trước lớp 15’ C. Vận dụng 1. Đọc mở rộng 1.1. Chia sẻ một truyện đã đọc về bạn bè – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a. – Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về tên truyện, tên tác giả, nhân vật, đặc điểm, điều em thích. – Một vài HS chia sẻ trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS xác định yêu cầu của BT 1a. – HS chia sẻ 1.2. Viết Phiếu đọc sách (VBT) – HD HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện, nhân vật, đặc điểm, điều em thích. – Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS viết HS chia sẻ 17’ 2. Hoạt động mở rộng 2.1. Chia sẻ với bạn cách chuẩn bị sách vở – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2a. – HS chia sẻ với bạn về cách chuẩn bị sách vở hàng ngày. – HS nghe và thực hiện 2.2 Trang trí thời khoá biểu – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b. – HS xem lại thời khoá biểu, trang trí thời khoá biểu theo cách em thích. – Yêu cầu HS chia sẻ với bạn và GV cách trang trí thời khoá biểu của em. – HS dán thời khoá biểu vào góc học tập cá nhân. – HS xác định yêu cầu của BT 2b – HS chia sẻ về cách trang trí thời khóa biểu 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14.doc