Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 6
I. Mục tiêu:Giúp HS:
*Kiến thức:
1.MRVT về gia đình (từ ngữ chỉ người thân trong gia đình); chọn từ phù hợp điền
vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
2. Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng theo tranh và câu
hỏi gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* Phẩm chất, năng lực
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm
- Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đìn
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm
II. Chuẩn bị:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được).
– Tranh ảnh, audio, video, clip cảnh nuôi lợn đất, “đập lợn đất” của lớp để tham gia
phong trào Kế hoạch nhỏ – giúp bạn vùng sâu vùng xa (nếu có).
– Băng hình bài hát Con heo đất, nhạc sĩ Ngọc Lễ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 6
TIẾNG VIỆT. Bài : Mẹ Đọc: Mẹ (Tiết 1 + 2) Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức: 1. Nói được việc người thân thường làm để chăm sóc em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài thơ qua tên bài và tranh minh hoạ. 2. Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài thơ: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho cho con; biết liên hệ với bản thân: biết ơn, kính yêu mẹ; học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối; nói được 1 – 2 câu về mẹ/ người thân theo mẫu. * Phẩm chất, năng lực. - Phát triển kĩ năng đọc - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm - Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình - Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể. II. Chuẩn bị: SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). – Video/ băng có bài hát Bàn tay mẹ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. – Hình ảnh mẹ chăm sóc con. .III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 5’ A.Khởi động: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ nói được việc người thân thường làm để chăm sóc em. – Cho HS nghe/ hát bài Bàn tay mẹ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (Lưu ý: GV có thể tổ chức hoặc không tổ chức hoạt động này, tuỳ điều kiện lớp học). – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài mới Mẹ. Hs nghe và nêu suy nghĩ HS chia sẻ trong nhóm HS quan sát HS đọc B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc 10’ Luyện đọc thành tiếng 1. Đọc - GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; chú ý việc ngắt nghỉ cuối câu bát – câu 8 chữ; nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ, VD: Những ngôi sao / thức ngoài kia // Chẳng bằng mẹ / đã thức / vì chúng con. // Mẹ / là ngọn gió / của con suốt đời.). – GV hướng dẫn đọc một số từ khó trong bài do ảnh hưởng biến thể ngữ âm phương ngữ, như: lặng rồi, mệt, nắng, quạt, suốt,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa, như: Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngồi / mẹ ru. // Lời ru / có gió mùa thu. Bàn tay / mẹ / quạt / mẹ / đưa gió về., – Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. HS nghe đọc HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp 20’ Luyện đọc hiểu – Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngủ giấc tròn (ngủ ngon, không tỉnh dậy giữa chừng). GV hướng dẫn cách đọc thầm lại bài thơ và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SHS. – Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS HS giải nghĩa HS đọc thầm HS chia sẻ 15’ Luyện đọc lại -Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. – GV đọc lại toàn bài. –HD HS luyện đọc 6 dòng thơ đầu. – HD HS luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài theo cách GV hướng dẫn (PP xoá dần). – Hd HS luyện học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài trong nhóm đôi. – Cho Một vài HS thi đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ – HS liên hệ với bản thân: biết ơn, kính yêu -– HS nhắc lại nội dung bài – HS nghe GV đọc – HS luyện đọc – HS luyện đọc thuộc lòng HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. ND: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho cho con 17’ Luyện tập mở rộng Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời hay ý đẹp. – HD HS chia sẻ trong nhóm nhỏ nói về người thân theo mẫu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. – Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. – HS xác định yêu cầu – HS viết và trang trí bảng tên của mình (VBT). HS chia sẻ trước lớp(HS có thể nói về cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em; không buộc HS nói đúng y mẫu, VD HS có thể nói: Mẹ là người con yêu quý nhất trên đời.; Mẹ là người đẹp nhất,;). 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Mẹ Viết: Chữ hoa E, Ê Từ chỉ sự vật. Dấu chấm (Tiết 3 + 4) I. Mục tiêu:Giúp HS: *Kiến thức: 1.Viết đúng kiểu chữ hoa E, Ê và câu ứng dụng. 2. Từ ngữ chỉ người trong gia đình; câu kể – dấu chấm. 3. Tham gia và thực hiện trò chơi Bàn tay diệu kì: biết cùng bạn thực hiện trò chơi theo lệnh của quản trò; nói được 1 – 2 câu điều mình thích nhất ở trò chơi * Phẩm chất, năng lực * Phẩm chất, năng lực. - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm - Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình - Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 3’ A.Hoạt động khởi động: - GV cho HS bắt bài hát - GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa E, Ê và câu ứng dụng. - GV ghi bảng tên bài Hs hát HS lắng nghe 10’ 2. Viết 2.1. Luyện viết chữ E, Ê hoa –Cho HS quan sát mẫu chữ E, Ê hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ E, Ê hoa. - So sánh cách viết E, Ê -– HS quan sát GV viết mẫu – HS quan sát mẫu – HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa. – HS viết vào bảng con, VTV Chữ E * Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét cong phải và nét thắt. * Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái lưng chạm ĐK dọc 1, lượn vòng lên chưa chạm ĐK dọc 3 viết liền mạch nét cong trái thứ hai kết hợp với nét thắt trên ĐK ngang 2 và viết tiếp nét cong trái thứ ba và dừng bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 2 (Độ cong của nét cong trái thứ ba rõ nét hơn độ cong của nét cong trái thứ hai; Chỗ bắt đầu viết nét cong trái thứ hai phải ngang bằng với điểm đặt bút). Chữ Ê * Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét cong phải, nét thắt và dấu mũ . * Cách viết: - Viết như chữ E. - Lia bút viết dấu mũ ở ĐK ngang 4, giữa ĐK dọc 2 và 3. 3.10. 10’ 2.2. Luyện viết câu ứng dụng HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Em là con ngoan.” – GV nhắc lại quy trình viết chữ E hoa và cách nối từ chữ E hoa sang chữ m. – GV viết chữ Em. – Hd HS viết chữ Em và câu ứng dụng “Em là con ngoan.” vào VTV. – HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng – HS nghe GV nhắc lại quy trình viết HS quan sát – HS viết 7’ 2.3. Luyện viết thêm Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như tiếng của bà năm xưa. Trần Đăng Khoa – HD HS viết chữ Ê hoa, chữ Êm và câu thơ vào VTV. – HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao HS viết vào VTV 5’ 2.4. Đánh giá bài viết – GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – GV nhận xét một số bài viết. – HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – HS nghe GV nhận xét một số bài viết. 12’ 2.Luyện từ – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3, đọc khổ thơ. –HD HS tìm từ theo nhóm 4 bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi HS tìm từ ngữ chỉ người trong một dòng thơ. Thống nhất kết quả trong nhóm (Đáp án: dòng 1: con – mẹ; dòng 2:cháu – bà; dòng 3: ông; dòng 4: cháu. GV lưu ý từ ông trong lời chào “Chào ông ạ!” là từ xưng hô, để phân biệt GV có thể hỏi và dẫn dắt Từ ngữ nào chỉ việc làm của bạn nhỏ?/ Từ ngữ nào là lời chào của bạn nhỏ?). Chia sẻ kết quả trước lớp. – Một số nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. – HS nghe GV nhận xét kết quả. – HS xác định yêu cầu -– HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả trước lớp. 13’ Luyện câu 4.1. Nhận diện câu kể –Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a. – GV hướng dẫn cách tìm câu kể (GV gợi ý cho HS: “Câu kể là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, – HD HS thảo luận trong nhóm nhỏ để tìm câu kể. – HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS xác định yêu cầu của BT 4 – HS làm việc theo nhóm – HS chia sẻ đáp án VD: Em đến trường vào buổi sáng.” – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn 4.2. Dấu chấm – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b. – HD HS thảo luận trong nhóm đôi để tìm dấu câu kết thúc câu kể. – HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS xác định yêu cầu của BT 4b – HS làm việc theo nhóm – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn 7’ C. Vận dụng 1. Chơi trò chơi Bàn tay diệu kì – Yêu cầu HS xác định yêu cầu: Chơi trò chơi Bàn tay diệu kì. – Cho HS tìm hiểu cách thực hiện trò chơi: một HS đóng vai quản trò nói câu có nội dung chỉ các việc mẹ làm cho con, các HS còn lại thực hiện theo yêu cầu của quản trò. (Quản trò nói: Bàn tay mẹ quạt cho con, các HS còn lại đưa bàn tay thực hiện hoạt động như đang quạt và nói: Bàn tay mẹ quạt cho con; Quản trò nói: Bàn tay mẹ bế bồng con, các HS còn lại đưa bàn tay thực hiện hoạt động như đang bế bồng và nói: Bàn tay mẹ bế bồng con,) – HD HS thực hiện theo nhóm nhỏ – Một số nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. – HS nghe GV nhận xét kết quả. – HS xác định yêu cầu của hoạt động – HS chơi – HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi. – HS nói trước lớp và chia sẻ 2. Nói điều thích nhất ở trò chơi Bàn tay diệu kì –Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT2. – Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm nhỏ – Một số nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. – HS nghe GV nhận xét kết quả – HS xác định yêu cầu BT – HS thực hiện theo nhóm nhỏ 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm TIẾNG VIỆT. Bài : Con lợn đất Đọc:Con lợn đất Nhìn viết : Mẹ (Tiết 1 + 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. 2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm qua bài văn tả con lợn (heo) đất của nhân vật – bạn nhỏ trong bài văn; biết liên hệ bản thân: biết tiết kiệm. 3. Nhìn – viết đúng đoạn thơ; phân biệt đúng c/k; iu/ưu; d/v * Phẩm chất, năng lực - Phát triển kĩ năng đọc - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm - Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình - Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể. - Có hứng thú học tập , ham thích lao động II. Chuẩn bị: - SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được). – Bài viết chính tả để HS nhìn – viết. – Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 5’ A.Hoạt động khởi động: – Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm. – HD HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: tả về con lợn đất, qua đó giới thiệu một cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền. – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Con lợn đất. HS chia sẻ trong nhóm HS quan sát HS quan sát GV ghi tên bài đọc mới B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc 10’ Luyện đọc thành ... (Gợi ý: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, vui, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động. Lời nói của mẹ đọc giọng vui vẻ, trìu mến.) – GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, vui, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động. Lời nói của mẹ đọc giọng vui vẻ, trìu mến.) – GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, vui, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động. Lời nói của mẹ đọc giọng vui vẻ, trìu mến.) HS nghe HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp 12’ .Luyện đọc hiểu – HD HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: tiết kiệm (sử dụng tiền một cách đúng mức, không phí phạm), béo tròn trùng trục (dáng vẻ to, tròn, mũm mĩm), xanh lá mạ (màu xanh như màu của lá cây lúa non), mõm (miệng có hình dáng nhô ra ở một số loài thú), dũi (hành động thọc mõm xuống rồi đẩy ngược lên để tìm thức ăn), lấy may (làm chomình có được điều tốt lành bằng một hoạt động),... – GV hướng dẫn cách đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SHS. – HD HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. – Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc – HS biết liên hệ bản thân: biết tiết kiệm tiền bạc, điện, nước, thời gian, công sức,... HS giải nghĩa HS đọc thầm HS chia sẻ ND:: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm qua bài văn tả con lợn (heo) đất của nhân vật – bạn nhỏ trong bài văn. 8’ Luyện đọc lại – Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng. – GV đọc lại đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay; nghe GV hướng dẫn luyện đọc lại. – HD HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay. – HS khá, giỏi đọc cả bài. (HS nghe hát/ hát bài Con heo đất, nhạc và lời Ngọc Lễ.) -– HS nhắc lại nội dung bài – HS luyện đọc 17’ 2. Viết 2.1. Nhìn – viết – Yêu cầu HS đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn thơ. – HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: lời ru, bàn tay, quạt, sao, nay,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: giấc, gió. – HD HS nhìn viết từng dòng thơ vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào 3 – 4 ô đầu mỗi dòng thơ. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học L, N, M). – HD HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. – HS nghe bạn nhận xét bài viết – HS xác định yêu cầu – HS đánh vần – HS nhìn viết vào VBT – HS soát lỗi – HS nghe bạn nhận xét bài viết – HS nghe GV nhận xét một số bài viết 7’ 2.2. Luyện tập chính tả – Phân biệt c/k – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b. – HD HS thực hiện BT vào VBT. – HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp. – HS đọc lại từ ngữ tìm thêm, giải nghĩa hoặc đặt câu với từ ngữ đó (nếu cần). – GV nhận xét kết quả -– HS đọc yêu cầu BT - HS làm việc theo nhóm – HS chia sẻ trước lớp 8’ 2.3. Luyện tập chính tả – Phân biệt iu/ưu, d/v – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2(c), đọc thầm BT. – HD HS thực hiện BT vào VBT. – HD HS chơi tiếp sức thực hiện BT trên bảng lớp. – Yêu cầu HS giải nghĩa hoặc đặt câu với từ ngữ đã cho (nếu cần). – HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả . – HS xác định yêu cầu của BT 2(c). – HS quan sát tranh và nêu kết quả HS thực hiện 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Con lợn đất -MRVT: Gia đình -Nghe kể: Sự tích hoa cúc trắng (Tiết 3 + 4) I. Mục tiêu:Giúp HS: *Kiến thức: 1.MRVT về gia đình (từ ngữ chỉ người thân trong gia đình); chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn. 2. Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng theo tranh và câu hỏi gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện. * Phẩm chất, năng lực - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm - Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đìn - Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm II. Chuẩn bị: - SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được). – Tranh ảnh, audio, video, clip cảnh nuôi lợn đất, “đập lợn đất” của lớp để tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ – giúp bạn vùng sâu vùng xa (nếu có). – Băng hình bài hát Con heo đất, nhạc sĩ Ngọc Lễ. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 2’ A.Hoạt động khởi động: - GV cho HS bắt bài hát - GV giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài Hs hát HS lắng nghe 15’ 3. Luyện từ – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3. – HD HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm 3 theo hình thức mảnh ghép, mỗi HS tìm 2 từ ngữ ghi vào thẻ từ. Thống nhất kết quả trong nhóm. – Một số nhóm HS chữa bài bằng hình thức chữa/ bổ sung thẻ ghi từ ngữ trên bảng. – GV nhận xét kết quả . – HS xác định yêu cầu của BT 3 – HS tìm từ ngữ theo yêu cầu – HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được 19’ Luyện câu – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong khung và đọc đoạn văn, tìm hiểu nội dung của đoạn văn. – HD HS tìm từ ngữ phù hợp thay cho { và làm bài vào VBT (bố mẹ, chị em, ông bà). – Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn sau khi đã tìm từ ngữ và chia sẻ đáp án với bạn. – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. – HS xác định yêu cầu của BT 4 – HS làm việc trong nhóm đôi. HS chia sẻ trước lớp – HS viết vào VBT 2 :Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông thường kể cho anh em tôi nghe những câu chuyện thú vị. Chúng tôi rấtyêuquýông. 5. Kể chuyện (Nghe – kể) SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG 1. Ngày xưa có một cô bé sống với mẹ trong ngôi nhà nhỏ ven rừng. Một hôm, mẹ bị bệnh nặng, cô đi tìm thầy thuốc. 2. Trên đường đi, cô gặp một ông cụ. Ông hỏi: – Cháu đi đâu vội thế? – Cháu đi tìm thầy thuốc cho mẹ ạ. Ông bảo: – Ta là thầy thuốc đây. Cháu hãy vào rừng tìm bông hoa màu trắng. Bông hoa có bao nhiêu cánh, mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày. 3. Đi mãi, cô bé mới tìm được bông hoa màu trắng. Cô hái rồi đếm: – Một, hai,... Trời ơi! Mẹ chỉ sống được chừng này ngày nữa sao? Cô bé nghĩ ngợi rồi ngồi xuống, xé từng cánh hoa thành nhiều sợi. Mỗi sợi bỗng biến thành một cánh hoa. Cứ thế, bông hoa cô tìm được có thêm rất nhiều cánh. 4. Cầm bông hoa, cô chạy nhanh về nhà. Mẹ tươi cười, khoẻ mạnh, đón cô từ ngoài ngõ. Từ đó, người ta gọi bông hoa đó là hoa cúc trắng, biểu tượng của lòng hiếu thảo. Theo Truyện cổ tích Nhật Bản, SGV Tiếng Việt 1, 2006 15’ 5.1. Nghe GV kể chuyện Sự tích hoa cúc trắng – HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. – GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dùng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS. – HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. – GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ) kết hợp quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn của câu chuyện – HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. – HS nghe GV kể lần 1 – HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. – HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai 10’ 5.2. Kể từng đoạn của câu chuyện – Yêu cầu HS quan sát tranh, câu hỏi gợi ý để kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp. – HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.) – Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện. – HS quan sát tranh HS làm việc theo nhó HS chia sẻ trước lớp – HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện. 7’ 5.3. K 5.3. Kể toàn bộ câu chuyện – Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi. – Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện. – HS trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện – HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi – HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp -HS chia sẻ 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Thứ ngày tháng năm 202 TIẾNG VIỆT. Bài : Con lợn đất -Luyện tập đặt tên cho bức tranh -Đọc một bài đọc về gia đình (Tiết 5 + 6) I. Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức: 1. Đặt được tên cho bức tranh. 2. Chia sẻ một bài đọc đã đọc về gia đình. 3. Vẽ con lợn đất và nói với bạn về bức vẽ của em * Phẩm chất, năng lực - Thân thiện, hòa nhã biết giúp đỡ bạn bè - Phát triển óc thẫm mĩ II. Chuẩn bị: - SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được). – Tranh ảnh, audio, video, clip cảnh nuôi lợn đất, “đập lợn đất” của lớp để tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ – giúp bạn vùng sâu vùng xa (nếu có). – Băng hình bài hát Con heo đất, nhạc sĩ Ngọc Lễ. – Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi. – HS mang tới lớp con lợn đất/ nhựa, bút màu để vẽ trang trí cho lợn đất/ nhựa; sách/ báo có bài đọc về gia đình đã tìm đọc. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 3’ A.Hoạt động khởi động: - GV cho HS bắt bài hát - GV giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài Hs hát HS lắng nghe 7’ 6. Luyện tập đặt tên cho bức tranh 6.1. Nói về tranh/ ảnh chụp gia đình em dựa vào gợi ý – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a – HD HS quan sát bức tranh/ ảnh chụp và đọc các gợi ý. – HD HS nói trong nhóm đôi dựa theo các câu hỏi gợi ý. – HS nói trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét về nội dung nói. – HS xác định yêu cầu của BT – HS chia sẻ trong nhớm,trước lớp – HS nhận xét 10’ 6.2. Viết tên bức tranh/ ảnh gia đình – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b. – HD HS viết tên đã đặt cho tranh/ ảnh vào VBT. – HS đọc bài trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS xác định yêu cầu của BT – HS nói với bạn về bức tranh của em: – HS chia sẻ trước lớp 8’ C. Vận dụng 1. Đọc mở rộng 1.1. Chia sẻ một bài đọc về gia đình – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a. – HD HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài đọc, tên tác giả, tờ báo hay quyển sách có bài đọc, thông tin em thích,... – Một vài HS chia sẻ trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. -– HS nhắc lại nội dung bài – HS xác định yêu cầu của BT 1a. – HS chia sẻ 8’ 1.2. Viết Phiếu đọc sách (VBT) – Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết. – HD Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét – HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết. HS chia sẻ 10’ 2. Chơi trò chơi Hoạ sĩ nhí 2.1. Vẽ con lợn đất – Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2a. – HD HS vẽ và có thể trang trí con lợn đất của mình (nếu có). . – HS đọc yêu cầu BT 2a – HS vẽ và trang trí Con lợn đất 7’ 2.2. Nói với bạn về bức vẽ của em – Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b. – HS chia sẻ với bạn về bức vẽ của em. – Một vài HS chia sẻ trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét – HS xác định yêu cầu của BT 2b. – HS chia sẻ với bạn về bức vẽ của em 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_6.doc