Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài 2: Cái bàn học của tôi (Tiết 15-20)

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Hình dáng, công dụng của cái bàn học, tình cảm của bạn nhỏ với bàn học và bố của mình.

- Biết liên hệ bản thân: yêu quý, bảo quản, giữ gìn, sắp xếp bàn học gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.

-Nói với bạn những việc em làm trong một ngày.

- Nghe-viết đúng đoạn văn ; phân biệt c/ k; r/ d; ai/ ay

2.Kĩ năng:

-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa .

- Làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.

 

docx 8 trang chantroisangtao 18/08/2022 11160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài 2: Cái bàn học của tôi (Tiết 15-20)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài 2: Cái bàn học của tôi (Tiết 15-20)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài 2: Cái bàn học của tôi (Tiết 15-20)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 11
CHỦ ĐIỂM 1: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ
BÀI 2: CÁI BÀN HỌC CỦA TÔI (tiết 15- 20, SHS, tr.93 - 97)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Hình dáng, công dụng của cái bàn học, tình cảm của bạn nhỏ với bàn học và bố của mình. 
- Biết liên hệ bản thân: yêu quý, bảo quản, giữ gìn, sắp xếp bàn học gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
-Nói với bạn những việc em làm trong một ngày. 
- Nghe-viết đúng đoạn văn ; phân biệt c/ k; r/ d; ai/ ay
2.Kĩ năng:
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa .
- Làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con,  
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 15 (TĐ): CÁI BÀN HỌC CỦA TÔI (trang 93)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Cái bàn học của tôi.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc.
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
-HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về cái bàn học của mình: hình dáng, chất liệu, các bộ phận chính, công dụng
-Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: Cái bàn học là món quà quý giá, có ý nghĩa đặt biệt với bạn nhỏ.
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau theo buổi.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
-Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
- Cái bàn không quá rộng/ nhưng đủ để tôi đặt/ một chiếc đèn học/ và những quyển sách// Bố khắc dòng chữ// Tặng con trai yêu thương!//
-Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa (nếu có).
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc .
Thi đọc:
 -Các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét.
-HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sự đặt biệt của cái bàn học. Chú ý nhấn mạnh 2 câu “ Tặng con trai yêu thương! “ Với tôi đây là cái bàn đẹp nhất trên đời”).
-HS nghe giáo viên hướng dẫn đọc và luyện đọc 1 số từ khó: chuẩn bị, nhẵn, nhất trần đời, 
-HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-3 Hs đọc lại: Cái bàn không quá rộng/ nhưng đủ để tôi đặt/ một chiếc đèn học/ và những quyển sách// Bố khắc dòng chữ// Tặng con trai yêu thương!//
-Các nhóm tham gia thi đọc.
-Đại diện các nhóm nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong SHS theo nhóm nhỏ.
-HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: Thợ mộc ( thợ đóng đồ gỗ), nhẵn ( bề mặt trơn láng), kho báu ( khối lượng lớn những thứ quý giá do tập trung tích góp lại), đẹp nhất trên đời ( rất đẹp,không co1 gì sánh bằng)
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên đọc mẫu lại.
-Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật.
-Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
-Học sinh luyện đọc cái bàn của tôi trước lớp.
-Học sinh đọc nối tiếp bài cái bàn của tôi.
-HS khá, giỏi đọc cả bài.HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
-Học sinh nêu bài học và liên hệ bản thân: Yêu quý, bảo quản, giữ gìn, sắp xếp bàn học gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
TIẾT 6: NGHE – VIẾT CHÍNH TẢ: CHỊ TẨY VÀ EM BÚT CHÌ
 PHÂN BIỆT C/K, D/R, ƯƠN/ ƯƠNG
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng bài: Chị tẩy và em bút chì
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
-Nhận xét, tuyên dương học sinh viết bảng đẹp.	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết .
-Giáo viên đọc mẫu lần 2.
-Giáo viên đọc từng từ ngữ,học sinh viết 
-Giáo viên đọc mẫu lần 3.
-Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi.
-Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
-Học sinh đọc thầm theo, gạch chân dưới từ khó cần luyện viết.
-Phân tích từ khó: dãy núi, vầng mặt trời, tỏa, tẩy 
-Viết bảng con từ khó: 1 học sinh lên bảng viết.
-Học sinh thực hành viết vở theo lời đọc của giáo viên.
-Học sinh đổi vở rà soát lỗi.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh: Chọn đúng chữ c/k, d/ r, ai/ ay để điền vào chỗ trống.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
-Thực hành bài tập 2c: vào vở bài tập.
-Giáo viên nhận xét của học sinh.
-GV yêu cầu học sinh thực hành bài tập 2c: Chọn chữ c hoặc chữ k thích hợp. 
Lưu ý: Chữ k chỉ đứng trước các chữ e, ê, i.
Bài 2b/14: Quan sát tranh, tìm từ ngữ bắt đầu bằng chữ c/ k phù hợp voi7111 tranh viết vào VBT.
Chia sẽ nhóm đôi rồi trình bày trước lớp.
-Học sinh thực hành vở bài tập: mũ dạ, dễ chịu, rễ cây, rơm rạ. Bay lượn, lượng sức, vươn vai, vương vãi.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx