Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài 1: Mẹ của Oanh (Tiết 1+2)

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời của người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung bài đọc: Người làm nghề nào cũng quý; biết liên hệ bản thân: kính trọng, biết ơn người lao động

- Giải được câu đố, nói được câu về nghề đã giải đố và tìm thêm được câu đố về nghề nghiệp.

2. Kĩ năng:

-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Chia sẻ được với bạn về công việc của một người thân trong gia đình; Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi .

 

doc 7 trang chantroisangtao 18/08/2022 9880
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài 1: Mẹ của Oanh (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài 1: Mẹ của Oanh (Tiết 1+2)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài 1: Mẹ của Oanh (Tiết 1+2)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 16
CHỦ ĐIỂM 8: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ
BÀI 1: Mẹ của Oanh 
Tiết 1, 2 (TĐ): Mẹ của Oanh (SHS, tr.130- 131)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời của người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài đọc: Người làm nghề nào cũng quý; biết liên hệ bản thân: kính trọng, biết ơn người lao động
- Giải được câu đố, nói được câu về nghề đã giải đố và tìm thêm được câu đố về nghề nghiệp.
2. Kĩ năng:
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Chia sẻ được với bạn về công việc của một người thân trong gia đình; Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
3.Thái độ:
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi .
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh ảnh, video clip về nghề nghiệp của bố mẹ hoặc hình ảnh học sinh giúp bố mẹ làm việc (nếu có).
+ Bảng phụ ghi đoạn từ Sau vài giây sững lại đến Em thật đáng khen!.
Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con,  
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Nghề nào cũng quý.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc.
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
-HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về công việc của người thân trong gia đình: tên công việc, nội dung công việc, thời gian làm việc
-Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (mẹ của bé Oanh), việc làm của các nhân vật.
30’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành:
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
- Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
- Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
- Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn :
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng :
- GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
+ Tuấn say sưa kể /về những cỗ máy/ mà bố cậu chế tạo.//
+ Cô giáo cảm ơn Quân/ rồi trìu mến/ nhìn về phía Oanh.// 
- Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc .
Thi đọc:
- Các nhóm thi đọc .
- GV lắng nghe và nhận xét.
-HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: bác sĩ, say sưa, cỗ máy, trìu mến, sững lại, sạch sẽ, giúp đỡ
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: 
+ Tuấn say sưa kể /về những cỗ máy/ mà bố cậu chế tạo.//
+ Cô giáo cảm ơn Quân/ rồi trìu mến/ nhìn về phía Oanh.// 
+ HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: say sưa (trạng thái bị tập trung, cuốn hút hoàn toàn vào một công việc hứng thú nào đó ), lúng túng (trạng thái không biết nói năng hành động như thế nào, do không làm chủ được tình thế),...
-HS đọc thành tiếng câu (đọc nối tiếp)
-Hs đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-3 Hs đọc lại:
+ Tuấn say sưa kể /về những cỗ máy/ mà bố cậu chế tạo.//
+ Cô giáo cảm ơn Quân/ rồi trìu mến/ nhìn về phía Oanh.// 
- Các nhóm tham gia thi đọc.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
15’
Tiết 2:
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp,  
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
-Tìm từ ngữ chỉ thái độ của Lan và Tuấn khi nói về công việc của bố mẹ mình ?
-Mẹ của Oanh làm công việc gì ở trường ?
-Khi các bạn vỗ tay Oanh cảm thấy thế nào ?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
- GDKNS: Các em hãy kính trọng và biết ơn người lao động ! 
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- hãnh diện, say sưa.
- Mẹ bạn Oanh làm lao công của trường.
- Khuôn mặt Oanh ửng đỏ và đôi môi khẽ nở nụ cười.
- Người làm nghề gì cũng đáng quý.
- HS rút ra nội dung bài (Người làm nghề gì cũng đáng quý .) và liên hệ bản thân: kính trọng và biết ơn người lao động !
10’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lại.
-Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật.
- Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
-HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
-HS nghe GV đọc lại đoạn từ Sau vài giây sững lại đến Em thật đáng khen!.
-HS luyện đọc lời khen của cô giáo với Oanh và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau vài giây sững lại đến Em thật đáng khen!.
-HS khá, giỏi đọc cả bài.
10’
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu:Giáo viên yêu cầu học sinh Giải được câu đố, nói được câu về nghề đã giải đố và tìm thêm được câu đố về nghề nghiệp.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- Giáo quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh giải câu đố về nghề nghiệp.
- Giáo quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh tìm và giải đố thêm một vài câu đố khác về nghề nghiệp. Ví dụ: 
+ Thợ gì biển cạn, sông sâu đã từng?
+ Nghề gì dìu dắt tuổi xanh/ Ra sức học hành mai sẽ lớn khôn? .
Nhận xét-tuyên dương học sinh.
-HS xác định yêu cầu của hoạt động nhóm Cùng sáng tạo – Đó , giải đố về nghề nghiệp
- HS đọc câu đố, giải đố( nghề thợ xây, chữa bệnh).
- HS đọc câu đố:
+ Thợ lặn
+ Nghề dạy học
 -HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.doc