Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài 3: Cô giáo em (Tiết 1+2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
- Hiểu: Chia sẻ với bạn một vài công việc ở trường của thầy cô giáo lớp em, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài hoặc tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Cô giáo yêu thương và dạy em nhiều điều hay; liên hệ bản thân: yêu quý thầy cô, chăm chỉ học hành; viết được bưu thiếp chức mừng/ cảm ơn thầy cô.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.
+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài 3: Cô giáo em (Tiết 1+2)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 17 CHỦ ĐIỂM 8: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ BÀI 3 : CÔ GIÁO LỚP EM Tiết 1, 2 (TĐ): CÔ GIÁO LỚP EM I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: - Hiểu: Chia sẻ với bạn một vài công việc ở trường của thầy cô giáo lớp em, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài hoặc tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Cô giáo yêu thương và dạy em nhiều điều hay; liên hệ bản thân: yêu quý thầy cô, chăm chỉ học hành; viết được bưu thiếp chức mừng/ cảm ơn thầy cô. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài. + Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học. 3. Phẩm chất + Bồi dưỡng tình yêu trường trường lớp, bạn bè. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: SHS, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). + Tranh ảnh, video clip + Bảng phụ + Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động (4 – 5 phút): Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Hãy trao đổi với bạn về một số công việc ở trường của thầy cô lớp chúng ta? - Giáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh và TLCH: +Trong tranh có nhân vật nào? + Cô giáo và các bạn đang làm gì? - GV nhận xét. Giới thiệu bài mới: “ Cô giáo lớp em”. -HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về một một số công việc ở trường của thầy cô lớp mình? - Đại diện nhóm lần lượt trình bày ý kiến -Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (cô giáo, các bạn HS), việc làm của các nhân vật. - Lớp nhận xét 2.Khám phá và luyện tập: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài. Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . Cách tiến hành: Hướng dẫn luyện đọc từ khó: -Giáo viên đọc mẫu lần 1 -GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu. -Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai. - Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài. -Gạch dưới những âm vần dễ lẫn -Cho HS đọc từ khó Luyện đọc đoạn : - Hướng dẫn HS đọc đúng ngắt nhịp bài thơ 5 tiếng và chia khổ thơ - Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. Hướng dẫn ngắt giọng : -Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa -Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm. - Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc . Thi đọc: -GV tổ chức các nhóm thi đọc bài thơ với nhau -GV lắng nghe và nhận xét. -HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: thoảng, ngắm mãi, mỉm cười, thơm tho,.. -HS đọc thành tiếng câu (đọc nối tiếp) - HS tìm các từ khó đọc. - HS đọc từng khổ thơ - Lớp nhận xét – HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: thoảng (thoáng qua), ghé (tạm dừng lại một thời gian ở nơi nào đó, nhằm mục đích nhất định, trên đường đi), - HS đọc theo nhóm đôi. - Vài HS đọc bài trước lớp -Các nhóm tham gia thi đọc. -Đại diện các nhóm nhận xét. Tiết 2: Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài. Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, TLN Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc khổ thơ thứ nhất và hỏi: Cô giáo đáp lời bạn nhỏ như thế nào? - GV cho HS quan sát các bức tranh và hỏi: Cô giáo dạy các bạn nhỏ những gì? - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ thứ ba và hỏi: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với cô giáo? GV nhận xét. - GV hỏi: Em có thể làm gì thể hiện tình cảm yêu quý với thầy cô? - GV nhận xét và giáo dục HS: yêu quý thầy cô, chăm chỉ học hành. - HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SHS. -1 HS đọc - HS TL: cô mỉm cười. lớp nhận xét. - Vài HS TL: dạy đọc, viết, hát. lớp nhận xét - HS đọc - HS TL. Lớp nhận xét - HS lần lượt trả lời câu hỏi. – HS nêu nội dung bài đọc: Cô giáo yêu thương và dạy em nhiều điều hay. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: - HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc trìu mến, thể hiện tình cảm yêu thương của người học trò với cô giáo của từng khổ thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng: thoảng, ghé,thơm tho, ngắm mãi. - GV đọc lại 2 khổ thơ cuối. – GV HD HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối theo phương pháp xóa dần, GV trình chiếu 2 khổ thơ cuối cho HS đọc và sau đó lần lượt xóa các chữ đầu dòng, sau đó xóa dần các chữ trong câu và xóa các câu thơ, để HS nhớ lại và đọc - GV cho HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mình thích nhất theo nhóm đôi. - GV nhận xét. -HS nhắc lại nội dung bài. - Nghe GV xác định giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng. - HS nghe GV đọc 2 khổ thơ cuối - HS luyện đọc trong nhóm 2 khổ thơ cuối. - HS đọc cho cả lớp cùng nghe. HS luyện đọc thuộc lòng khổ thơ cuối, theo cá nhân, theo nhóm đôi. - HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. - Một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. - Lớp nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Mục tiêu: Viết được bưu thiếp chức mừng/ cảm ơn thầy cô. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu hoạt động - GV HD HS viết vào VBT bưu thiếp cảm ơn/ chúc mừng thầy cô. - GV nhận xét kết quả.. - HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời yêu thương: Viết bưu thiếp - HS thực hiện BT: viết bưu thiếp để chúc mừng/ cảm ơn thầy cô vào VBT. - HS nghe một vài bạn trình bày kết quả trước lớp. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx