Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 21, Bài 6: Đầm sen (Tiết 7+8)
1. Kiến thức: MRVT về bốn mù̀a; đặt câu hỏi Vì̀ sao? Do đâu? Nhờ đâu?. (từ ngữ về bốn mùa); đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm; nói và đáp lời mời, lời khen ngợi.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ về bốn mùa; biết đặt câu cho các từ ngữ in đậm; Biết nói và đáp lời mời, lời khen ngợi.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; ; Biết nói và đáp lời mời, lời khen ngợi.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, đóng vai, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 21, Bài 6: Đầm sen (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 21, Bài 6: Đầm sen (Tiết 7+8)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 21 CHỦ ĐIỂM 1: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP BÀI 6: ĐẦM SEN (tiết 7 - 8, SHS, tr.15 - 16) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: MRVT về bốn mù̀a; đặt câu hỏi Vì̀ sao? Do đâu? Nhờ đâu?. (từ ngữ về bốn mùa); đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm; nói và đáp lời mời, lời khen ngợi. 2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ về bốn mùa; biết đặt câu cho các từ ngữ in đậm; Biết nói và đáp lời mời, lời khen ngợi. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; ; Biết nói và đáp lời mời, lời khen ngợi. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, đóng vai, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận, đóng vai, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ BỐN MÙA ĐẶT CÂU HỎI VÌ̀ SAO? DO ĐÂU? NHỜ ĐÂU?. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa. Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa. Bài tập 3/31: Tìm từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa. a. Mùa xuân: M: ấm áp Mùa hạ: Nóng bức, oi nồng Mùa thu: Mát mẻ Mùa đông: Giá lạnh, mưa phùn gió bấc Hoạt động 2: Tìm từ ngữ chỉ mùa phù hợp và đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm. Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ chỉ mùa phù hợp và đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, thảo luận nhóm đôi, đóng vai. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ chỉ mùa phù hợp và đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm. Bài tập 4/31 a. Tìm từ ngữ chỉ mùa phù hợp: - Xuân, thu, mùa mưa, mùa khô. b. Đặt câu hỏi cho các từ in đậm: . Vì mưa nhiều, thời tiết mát mẻ. - Vì sao, thời tiết mát mẻ? . Do nắng nóng kéo dài, cây cối bị khô héo. - Do đâu, cây cối bị khô héo? . Cây cối đâm chồi nảy lộc nhờ thời tiết ấm áp. - Cây cối đâm chồi nảy lộc nhờ đâu? TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP LỜI MỜI, LỜI KHEN NGỢI. Hoạt động 1: Giúp học sinh biết nói lời mời. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói lời mời. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời. + Tranh vẽ cảnh gì? + Theo em, Minh nên nói thế nào để mời bà và mẹ thưởng thức món chè sen? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập. - Gọi đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Giáo viên nhận xét –GD: Bài tập 5/32: Nói và nghe a. Theo em, Minh nên nói thế nào để mời bà và mẹ thưởng thức món chè sen? Tranh vẽ cảnh: Mẹ dọn món chè sen lên và cậu bé đang mời bà thưởng thức chè sen. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bà ơi, mẹ nấu chè sen rất ngon, cháu mời bà thưởng thức à. - Cháu mời bà thưởng thức món chè sen mẹ nấu ạ Hoạt động 2: Giúp học sinh biết nói và đáp lời khen ngợi. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời khen ngợi. Phương pháp, hình thức tổ chức: thảo luận, sắm vai. Cách tiến hành: -Giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp. -Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời khen ngợi, các em cần thể hiện thái độ lịch sự. b. Đóng vai bà và mẹ của Minh, nói và đáp lời khen: - Nói và đáp lời khen khi mẹ và Minh mới hái những bông hoa sen ngoài đồng. -Nói và đáp lời khen ngợi khi mẹ nấu món chè sen. -Học sinh thảo luận nhóm 3, phân vai Bà, mẹ, Minh để nói và đáp lời khen ngợi phù hợp với mỗi tình huống. -Học sinh nói và đáp theo tình huống b trước lớp. -Nghe bạn và giáo viên nhận xét. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx