Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Chuyện của Vàng Anh (Tiết 1+2)
1.Kiến thức:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài đọc: Kể về sự̣ thay đổi tuyệ̣t vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự̣ yêu mế́n những thay đổi tuyệ̣t vời đó; biết liên hệ bản thân: Quý trọng thời gian;
2. Kĩ năng:
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân vai.
- Chia sẻ về những âm thanh nghe được trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
3.Thái độ:
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Chuyện của Vàng Anh (Tiết 1+2)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 23 CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU BÀI 1: CHUYỆN CỦA VÀNG ANH Tiết 1, 2 (TĐ): CHUYỆN CỦA VÀNG ANH (SHS, tr.42) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1.Kiến thức: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Hiểu nội dung bài đọc: Kể về sự̣ thay đổi tuyệ̣t vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự̣ yêu mế́n những thay đổi tuyệ̣t vời đó; biết liên hệ bản thân: Quý trọng thời gian; 2. Kĩ năng: -Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân vai. - Chia sẻ về những âm thanh nghe được trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: SHS, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). + Video các âm thanh khác nhau trong thiên nhiên (nếu có). + Tranh ảnh một số loài chim (nếu có). + Bảng phụ ghi đoạn từ Rồi nó nói tiế́p đến hết. Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1.Khởi động (4 – 5 phút): Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Thiên nhiên muôn màu. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. -HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về những âm thanh em nghe được trong thiên nhiên -Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, việc làm của các nhân vật,. 30’ 2.Khám phá và luyện tập: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . Cách tiến hành: Hướng dẫn luyện đọc từ khó: -Giáo viên đọc mẫu lần 1 -GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu. -Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai. - Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài. -Gạch dưới những âm vần dễ lẫn -Cho HS đọc từ khó Luyện đọc đoạn : -Gv hướng dẫn cách đọc. - Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. Hướng dẫn ngắt giọng : -GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại. -Nó ngạc nhiên,/ bởi có cái gì̀ mới lắm,/ lạ lắm.//; Chỉ qua một đêm,/ lá vàng đã rụng xuống/ cho lá non mọc lên.//; Còn tôi,/ đêm qua,/ tôi nằm mơ/ thấy mì̀nh bay giữa đồng cỏ xanh.//; -Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa -Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm. -Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc . Thi đọc: -Các nhóm thi đọc . -GV lắng nghe và nhận xét. -HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cội, sà xuống, ngậm, ngát hương,hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Nó ngạc nhiên,/ bởi có cái gì̀ mới lắm,/ lạ lắm.//; Chỉ qua một đêm,/ lá vàng đã rụng xuống/ cho lá non mọc lên.//; Còn tôi,/ đêm qua,/ tôi nằm mơ/ thấy mì̀nh bay giữa đồng cỏ xanh.//; -HS đọc thành tiếng câu (đọc nối tiếp) -Hs đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. -3 Hs đọc lại -Các nhóm tham gia thi đọc. -Đại diện các nhóm nhận xét. 15’ Tiết 2: Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài. Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, Cách tiến hành: Giáo viên đặt câu hỏi: -Bài đọc nói đến nhân vật nào ? -Vàng anh ngạc nhiên về điều gì? -Qua một đêm, lá non, cỏ đã thay đổi như thế nào? -Hoa hồng đã thay đổi ra sao? -Giấc mơ của vàng anh có gì lạ? -Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? -Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh. -GDKNS: Các em hãy biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách có ích. - HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sà (bay thấp hẳn xuống hướng đến một chỗ nào đó), đoá (từ chỉ riêng từng bông hoa), ngát hương (mù̀i thơm dễ chịu và lan toả ra xa), cội (gốc cây to lâu năm), -HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. -Bài đọc nói đến vàng anh. - Vàng anh ngạc nhiên về chiếc lá non mới mọc lên đêm qua còn lá vàng đã rụng về cội. -Lá non đã mọc lên, cỏ cũng đã lớn -Hoa hồng đã nở -Vàng anh mơ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh, có hoa tỏa ngát hương, tất cả các loài đều biết hót. -HS rút ra nội dung bài (sự̣ thay đổi tuyệ̣t vời của vạn vật theo thời gian.) và liên hệ bản thân: biết quý trọng thời gian 10’ Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Giúp học sinh đọc diễn cảm bài đọc Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: -Giáo viên đọc mẫu lại. -Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật. -Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh. -HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. -HS nghe GV đọc lại đoạn từ Rồi nó nói tiế́p đến hết. - HS luyện đọc lời nói của vàng anh, của cỏ non và hoa hồng; luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Rồi nó nói tiế́p đến hết. -HS khá, giỏi đọc cả bài. 10’ Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Mục tiêu: Giáo viên yêu cầu học sinh cùng phân vai và đọc Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: Hướng dẫn học sinh phân vai thay vai khi đọc. Nhận xét-tuyên dương học sinh. -HS xác định yêu cầu của hoạt động nhóm Cùng sáng tạo – Giọng ai cũng hay - HS cù̀ng bạn đọc phân vai trong nhóm nhỏ -HS nghe một vài nhóm đọc phân vai trước lớp và nhận xét. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx