Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Mùa đông ở vùng cao (Tiết 1+2)

1. Kiến thức:

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa;

– Hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước;

– Biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.

– Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iy/iêu, oăn/oăng.

2. Kĩ năng:

– Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

– Nói được về những hình ảnh em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

– Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iy/iêu, oăn/oăng.

3.Thái độ:

– Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Chia sẻ với bạn vẻ đẹp của mỗi mùa.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 7 trang chantroisangtao 18/08/2022 9280
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Mùa đông ở vùng cao (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Mùa đông ở vùng cao (Tiết 1+2)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Mùa đông ở vùng cao (Tiết 1+2)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: //20.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 22
CHỦ ĐIỂM: BỐN MÙA TƯỜI ĐẸP
BÀI 1: MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO 
Tiết 1, 2 (TĐ): MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO (SHS, tr.37 – 39)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; 
– Hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước; 
– Biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.
– Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iy/iêu, oăn/oăng.
2. Kĩ năng: 
– Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
– Nói được về những hình ảnh em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
– Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iy/iêu, oăn/oăng.
3.Thái độ: 
– Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Chia sẻ với bạn vẻ đẹp của mỗi mùa.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh ảnh, video clip các mùa.
 + Bảng phụ ghi đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.
Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con,  
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi,
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1 (TĐ): MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO (trang 37, 38)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Bốn mùa tươi đẹp. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.
– GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài đọc mới Mùa đông ở vùng cao.
 – GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: màu sắc, các loại cây và hoa có trong bài đọc.
– HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.
– Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: màu sắc, các loại cây và hoa có trong bài đọc.
10’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu), nhóm (đoạn). 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
– Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, xen lẫn sự yêu mến bức tranh thiên nhiên vùng cao vào mùa đông).
– GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
– Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
– Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
– Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
– Cho HS đọc từ khó.
Luyện đọc đoạn: 
– GV hướng dẫn cách đọc.
– Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng: 
– GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
– Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng/ và ngả sang màu nâu đen/ vì sương muối.//; Cả dải núi,/ nương nhà này nối với nương nhà kia/ cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời.//;...
– Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
– Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc.
Thi đọc:
– Các nhóm thi đọc.
– GV lắng nghe và nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS đọc thành tiếng câu (đọc nối tiếp)
– HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: ùa, ngải đắng, tam giác mạch, ngợp trời,...
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe.
– HS luyện đọc trong nhóm.
– HS nhận xét.
– Các nhóm tham gia thi đọc.
– Đại diện các nhóm nhận xét.
12’
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp,  
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
– Bài đọc nói về mùa nào? Ở đâu?
– Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như thế nào khi mùa đông đến?
– Câu căn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt.” nói lên điều gì?
– Cây tam giác mạch có gì đẹp?
– Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
– Bài đọc nói về mùa đông ở vùng cao.
– Khi mùa đông đến các sự vật thay đổi: lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn nước. Gió từ khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của núi đá. Thân cây ngải đắng bắt đầu khô. Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen...
– Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.
– HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sương muối (hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, trắng như muối), tam giác mạch (một loại cây lương thực được trồng ở miền núi), cây ngải đắng (còn gọi là cây ngải tây, thuộc họ cúc), nương (đất trồng trọt trên vùng đồi núi),...
– Cây tam giác mạch đẹp ở hoa: Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả sải núi, nương nhà này nối với nương nhà kia cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời.
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
– HS rút ra nội dung bài (Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.) và liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.
8’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
– Giáo viên đọc mẫu lại.
– Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật.
– Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
– HS nghe GV đọc lại đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.
– HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.
– HS khá, giỏi đọc cả bài.
TIẾT 2: Nghe – viết Mưa cuối mùa
Phân biệt d/gi; iu/iêu, oăn/oăng
17’
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đoạn trong bài Mưa cuối mùa.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
– GV đọc mẫu.
– Yêu cầu HS đọc đoạn văn Mưa cuối mùa, trả lời câu hỏi về nội dung.
– HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: giấc, chớp, sáng lòa, ì ầm,...; hoặc do ngữ nghĩa: giấc, gian.
– Cho HS viết các từ khó vào bảng con
– Nhận xét, tuyên dương học sinh viết bảng đúng, đẹp.	
– Giáo viên đọc mẫu lần 2.
– GV đọc từng cụm từ ngữ để viết vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
– Giáo viên đọc mẫu lần 3.
– Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi.
–Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
– HS đọc thầm theo, gạch chân dưới từ khó cần luyện viết.
– HS đọc và trả lời nội dung: mưa cuối mùa...
– HS đánh vần giấc, chớp, sáng lòa, ì ầm,...; hoặc do ngữ nghĩa: giấc, gian.
–Viết bảng con từ khó.
– HS lắng nghe.
–Học sinh thực hành viết vở theo lời đọc của giáo viên.
Mưa cuối mùa
 Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn nghiêng ngả trong ánh chớp sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng.
Theo Trần Bắc Quỳ
– HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. 
15’
Hoạt động 2: Bài tập chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được d/gi; iu/iêu, oăn/oăng.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
2.2.1. Phân biệt d/gi (7p)
– Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2b.
– Yêu cầu HS đọc đoạn văn và chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi ngôi sao 
– Cho HS thực hiện VBT.
– Gọi HS đọc lại đoạn văn đã điền.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
2.2.2. Phân biệt iu/iêu, oăn/oăng (8p)
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2(c). 
– Yêu cầu HS thực hiện.
– Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình.
– HS nghe bạn nhận xét và GV nhận xét bài làm.
– HS đọc yêu cầu BT 
– HS đọc.
– HS thực hiện.
– HS đọc.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS xác định yêu cầu của BT 2(c).
– HS thực hiện vào VBT: Vần iu/iêu: mát dịu, kì diệu, chim liếu điếu, hót líu lo; vần oăn/oăng: dài ngoằng, ngoằn ngoèo, nhanh thoăn thoắt, nói liến thoắng.
– HS tự đánh giá.
– HS nhận xét và lắng nghe.
4’
Hoạt động củng cố và nối tiếp 
– Gọi HS nêu lại nội dung bài.
– Nhận xét, đánh giá.
– Dặn dò.
– HS nêu lại nội dung bài.
– HS lắng nghe.
– Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx