Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 25, Bài 2: Rừng ngập mặn (Tiết 7+8)

1. Kiến thức: MRVT về quê hương (từ ngữ chỉ sự vật,tình cảm đối với quê hương); đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?; biết thể hiện sự biết ơn; nói và đáp lời cảm ơn.

2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật; tình cảm đối với quê hương); biết đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?; biết nói và đáp lời cảm ơn; bày tỏ lòng biết ơn.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự biết ơn; nói và đáp lời cảm ơn.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

doc 6 trang chantroisangtao 18/08/2022 9040
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 25, Bài 2: Rừng ngập mặn (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 25, Bài 2: Rừng ngập mặn (Tiết 7+8)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 25, Bài 2: Rừng ngập mặn (Tiết 7+8)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 25
CHỦ ĐIỂM 1: SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG
BÀI 2: RỪNG NGẬP MẶN (tiết 7 - 8, SHS, tr.63 - 64)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT về quê hương (từ ngữ chỉ sự vật,tình cảm đối với quê hương); đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?; biết thể hiện sự biết ơn; nói và đáp lời cảm ơn.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật; tình cảm đối với quê hương); biết đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?; biết nói và đáp lời cảm ơn; bày tỏ lòng biết ơn.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự biết ơn; nói và đáp lời cảm ơn. 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV, phiếu HT, bảng nhóm.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Từ ngữ chỉ về quê hương (từ ngữ chỉ sự vật,tình cảm đối với quê hương);
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm nghĩa của từ quê hương (từ ngữ chỉ sự vật,tình cảm đối với quê hương);.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi, trò chơi đi chợ(BT3b).
Cách tiến hành:	
Giáo viên yêu cầu HS đọc đề bài. 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (Làm cá nhân phiếu học tập) tìm dòng thích hợp về nghĩa của từ chỉ quê hương. 
Yêu cầu HS trình bày.
Nhận xét, chốt ý BT3a. Chuyển tiếp ý sang BT3b.
Bài tập 3b/63: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
Cho HS tham gia trò chơi đi chợ lựa chọn các từ ngữ xếp vào 2 nhóm thích hợp. 
GV yêu cầu các nhóm treo bảng, từng nhóm trình bày bài làm.
GV có thể yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ khó(nếu cần). GV có thể giải thích thêm. 
GV chốt ý, rút ra bài học.
Bài tập 3a/63: HS đọc yêu cầu đề bài.
Thảo luận nhóm đôi, làm cá nhân phiếu học tập.
Trình bày. Nhận xét bạn. Lắng nghe.
 Bài tập 3b/63: HS đọc yêu cầu đề bài
Các nhóm tham gia trò chơi, đính các từ ngữ tìm được vào bảng nhóm. 
HS thực hiện.
Hoạt động 2: Đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt hỏi và và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. 
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
GV gọi HS trình bày.
GV lưu ý khi đặt câu với từ ngữ cho sẵn, khi viết HS ghi nhớ đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm. 
Chốt ý, chuyển tiếp ý sang BT4b.
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT4b.
-GV có thể gợi ý mẫu câu thứ nhất.( nếu HS chưa nắm được cách làm)
HS trình bày trước lớp nghe bạn và GV nhận xét câu.
Bài tập 4a/63: Đặt 2 – 3 câu có từ ngữ ở BT3b.
HS trình bày.
VD: Đầm sen nở hoa rất đẹp.
 Em tự hào về quê hương mình.
 Ruộng lúa quê em tươi tốt.
HS lăng nghe và ghi nhớ.
Bài tập 4b/63: Đặt 2 – 3 câu có từ ngữ ở BT3b.
HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT để thay bằng từ ngữ ở đâu? Để làm gì?
HS so sánh câu mới với câu bạn đầu.
Lắng nghe bạn và GV nhận xét câu, chốt ý.
TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP LỜI CẢM ƠN, LỜI BÀY TỎ SỰ BIẾT ƠN.
Hoạt động 1: Giúp học sinh biết nói và đáp lời cảm ơn, bày tỏ sự biết ơn. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời biết nói và đáp lời cảm ơn; bày tỏ lòng biết ơn.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS đọc bài tập 5a.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh. Gọi HS đọc lời thoại của các nhân vật trong tranh .
 GV đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời.
+ Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc gì ? vì sao ?
+ Khi nào em cần nói lời cám ơn khi nào ?
+Khi nhận được lời cảm ơn, em nên đáp và bày tỏ thái độ như thế nào?
+Khi nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú, cần chú ý điều gì ? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, )
-Giáo viên nhận xét –GD: 
Bài tập 5 a/16: Nói và nghe
HS đọc đề bài
 Nhắc lại lời của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ ?
Lắng nghe câu hỏi gợi ý và thảo luận trả lời.
-Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc vui mừng, lòng biết ơn khi được bạn tặng quà.
- Khi được bạn tặng quà,
-Khi nhận được lời cảm ơn, em cảm thấy vui, thích thú và hài lòng em sẽ nói lời thể hiện cảm xúc vui vẻ, thích thú.
-Khi nói lời thể hiện cảm xúc vui vẻ, thích thú cần thể hiện qua giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, 
-..
Hoạt động 2: Giúp học sinh biết tham gia thảo luận, phân vai nói và đáp lời bày tỏ biết ơn. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời cảm, bày tỏ sự biết ơn. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp.
-Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi, các em cần thể hiện thái độ lịch sự. 
5b. Cùng bạn đóng vai dựa theo môi tình huống để nói và đáp lời cảm ơn cho phù hợp: 
-Nói và đáp lời bày tỏ lòng biết ơn đối với bà khi được bà kể chuyện cho em nghe.
-Nói và đáp lời cám ơn bạn khi được bạn cho mượn một tập thơ viết về quê hương.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi, phân vai.
-Học sinh nói và đáp theo từng tình huống trước lớp.
-Nghe bạn và giáo viên nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.doc