Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 4: Sông Hương (Tiết 7+8)

 1. Kiến thức: MRVT về quê hương ; nhận biết được tên riêng của dòng sông, ngọn núi, bãi biển.

 Nghe – kể được câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.

 2.Kĩ năng: Nhận biết và biết cách viết tên riêng của dòng sông, ngọn núi, bãi biển. Câu giới thiệu cảnh sông nước hoặc núi non.

 Biết diễn đạt, kể lại được câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.

 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; Xem tranh và kể lại được câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.

 4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 11 trang chantroisangtao 18/08/2022 7282
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 4: Sông Hương (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 4: Sông Hương (Tiết 7+8)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 4: Sông Hương (Tiết 7+8)
TUẦN 26 
Thứ ngày tháng năm 2022
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 
CHỦ ĐIỂM 12: SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG
BÀI 4: SÔNG HƯƠNG (tiết 7 - 8, SHS, tr.71, 72)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT về quê hương ; nhận biết được tên riêng của dòng sông, ngọn núi, bãi biển.
Nghe – kể được câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.
2.Kĩ năng: Nhận biết và biết cách viết tên riêng của dòng sông, ngọn núi, bãi biển. Câu giới thiệu cảnh sông nước hoặc núi non.
Biết diễn đạt, kể lại được câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; Xem tranh và kể lại được câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.
 4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, phiếu luyện tập  
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,
2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUÊ HƯƠNG
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động: 
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
Các thẻ từ in màu hồng, xanh có các hình cảnh đẹp quê hương núi, sông, biển
GV yêu cầu HS phân loại theo nhóm núi, biển, sông
-GV nhận xét, tuyên dương, giới thiệu bài
HS thực hiện
*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết tên riêng của núi, sông, biển
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách viết tên riêng núi, sông, biển ( viết hoa)
-Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm 4
*Cách tiến hành:	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài? Nêu cách viết?
- GV hướng dẫn ( tên riêng) chỉ người, địa danh, sông núi khi viết các em cần viết hoa
-GV cho HS chia sẻ với nhau trong nhóm 4 ( 2 phút).
-GV chốt ý từng câu, tuyên dương, kết hợp giáo dục HS.
GV chuyển ý sang hoạt động 2
Bài tập 3a/71: Cách viết các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng có gì khác nhau? Vì sao?
núi
( núi) Bà Đen
 sông
( sông) Hương
bãi
( bãi biển) Vũng Tàu
HS chia sẻ cho nhau nghe.
HS trình bày, nhận xét.
*Hoạt động 2: Viết tên một dòng suối, dòng sông, ngọn núi, bãi biển
-Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách viết tên riêng
-Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành,quan sát, đàm thoại, trò chơi
Cách tiến hành:	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, quan sát các hình ảnh có trong SGK. 
- Gv có thể cho HS xem thêm một số hình ảnh cảnh núi, sông, biển trên đất nước ta.
- HS thi đua viết tên núi, sông, biển theo nhóm.
GV chốt số lượng từ ngữ đúng ở các nhóm.
Lưu ý HS khi viết tên gọi cụ thể ( tên riêng) phải viết hoa.
-HS mở SGK đọc yêu cầu bài 3b:
+Viết tên một dòng sông,dòng suối, dòng thác
+ Viết tên một ngọn núi, hòn đảo, bãi biển
HS quan sát hình, cách viết tên gọi của bức tranh đó.
HS trình bày, nhận xét.
HS thi đua tiếp sức theo nhóm 6.
Các nhóm trình bày
*Hoạt động 3: Đặt 2- 3 câu giới thiệu 1 cảnh sông nước hoặc núi non mà em biết.
-Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu nói về cảnh núi, sông 
-Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm 4.
Cách tiến hành:	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu vào phiếu.
-GV chốt câu đúng, lưu ý HS khi đặt câu cuối câu cần có dấu chấm kết thúc câu, đầu câu nhớ viết hoa.
-GV gd HS
-GV nhận xét, dặn dò
-HS chia sẻ cho nhau nghe trong nhóm.
HS thực hiện đặt câu vào phiếu học tập.
Đổi phiếu kiểm tra
2 HS đặt câu vào bảng A3 trình bày trước lớp.
HS trình bày, nhận xét.
TIẾT 8: NGHE – KỂ SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
*Khởi động: 
HS hát bài hát về Hà Nội hoặc Trò chơi Đoán hình bắt chữ ( để xuất hiện hình ảnh Hồ Gươm)
GV giới thiệu bài- Ghi tựa bài lên bảng.
HS hát hoặc chơi
-Hoạt động 1: Phán đoán nội dung truyện Sự tích Hồ Gươm; Kể về nội dung mỗi bức tranh trong truyện.
*Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung truyện.
*Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.
-GV yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh theo mình quan sát được.
- Quan sát tranh 1 , nói 1 – 2 câu về nội dung bức tranh 1
- GV có thể gợi ý khi HS nói chưa hay :
+ Nước ta bị gì?
+ Lê Lợi đã mượn gươm thần của ai?
Tương tự GV yêu cầu HS quan sát từng tranh 2, 3, 4 và cũng nói 1-2 câu về nội dung bức tranh. Gv cũng gợi ý bằng các câu hỏi.
VD : Tranh 2:
- Cả 3 lần đánh cá Lê Thận kéo lưới gặp được gì?
- Lê Thận đem gươm dâng cho ai?
 Tranh 3 :
VD: - Lê Lợi gặp chuyện gì?
-Từ khi có gươm thần thì nghĩa quân ta thế nào?
Tranh 4
- Sau khi thắng giặc Minh, Lê Lợi làm gì? 
- Hồ Gươm có tên gọi khác là gì?
-Giáo viên nhận xét –GD
Chuyển ý sang hoạt động 2
- HS quan sát 4 bức tranh
* Tranh 1
Tranh 2
Tranh 3
Tranh 4
- HS mở SGK/72- đọc yêu cầu 5a: Nghe kể chuyện, nói 1-2 câu về nội dung từng bức tranh.
HS quan sát tranh và trả lời ( có thể 1 tranh 2, 3 em nói)
-HS chia sẻ ý kiến cho nhau. Nhận xét bạn.
*Hoạt động 2: Giúp học sinh kể từng đoạn của câu chuyện 
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể lại nội dung từng đoạn của câu chuyện trong nhóm 4. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
*Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, kể chuyện.
*Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh thảo luận, kể cho nhau nghe trong nhóm 4 ( thời gian 5 phút)
-GV nhận xét.
- HS mở SHS/72- đọc yêu cầu 5b: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS kể trong nhóm 4
-Nhóm HS lên bảng kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp ( kết hợp vừa kể vừa chỉ vào từng tranh)
-Nghe bạn và giáo viên nhận xét. Lớp nhận xét.
*Hoạt động 3: Giúp học sinh kể toàn bộ câu chuyện 
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể lại toàn bộ nội dung của câu chuyện (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
*Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, kể chuyện.
*Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim, Hs kể cho nhau nghe trong nhóm đôi ( thời gian 5 phút)
-GV yêu cầu 2 đến 3 HS lên bảng kể lại toàn bộ câu chuyện ( kết hợp với tranh)
-GV nhận xét tiết học, giáo dục HS.
-HS xem phim ( đoạn phim về toàn bộ nội dung câu chuyện) Hoặc nghe GV kể mẫu lại toàn bộ câu chuyện.
 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu nên thường bị thua. Vì thế đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để trừ giặc.
Hồi ấy một người đánh cá tên là Lê Thận, ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó, Lê Thận gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam Sơn và dâng thanh gươm cho Lê Lợi.
Ít lâu sau, một lần Lê Lợi bị giặc đuổi phải chạy vào rừng, ông bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in. Lúc đó Lê Lợi mới biết đấy là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cù̀ng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi – lúc bấy giờ đã lên ngôi vua – đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, rù̀a vàng theo lệnh của Long Quân nổi lên đòi lại gươm thần. Vua nâng gươm trả lại cho rù̀a vàng. Từ đó, hồ mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
 Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
-HS lắng nghe, nhận xét theo tiêu chí:
+ Kể đúng, đủ nội dung
+ Giọng kể 
+ Cử chỉ, điệu bộ
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx