Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài 3: Cây dừa (Tiết 3+4)

1.Kiến thức:

- Viết đúng chữ Q hoa( kiểu 2) và câu ứng dụng.

- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật và hoạt động có trong bức tranh , đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu? điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.

- Kể được tên một số món ăn, đò dùng, đồ chơi làm từ cây dừa.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Lắng nghe và nhận xét bạn.

 

doc 9 trang chantroisangtao 18/08/2022 10300
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài 3: Cây dừa (Tiết 3+4)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài 3: Cây dừa (Tiết 3+4)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài 3: Cây dừa (Tiết 3+4)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 31
CHỦ ĐIỂM 14: VIỆT NAM MẾN YÊU
BÀI 3: Cây dừa 
Tiết 3, 4 (SHS, tr.107- 108)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Viết đúng chữ Q hoa( kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật và hoạt động có trong bức tranh , đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu? điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.
- Kể được tên một số món ăn, đò dùng, đồ chơi làm từ cây dừa.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: 
 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: 
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.
+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.
 + Phát triển kĩ viết ( tiết 3).
 + Phát triển kĩ năng dùng từ, đặt câu ( tiết 4).
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
- Có hứng thú học tập , ham thích lao động. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh ảnh, video clip về nghề nghiệp của bố mẹ hoặc hình ảnh học sinh giúp bố mẹ làm việc (nếu có).
+ Mẫu chữ viết hoa Q( kiểu 2)
Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con,  
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
- GV cho HS múa, hát bài: Quê hương tươi đẹp.
- GV giới thiệu bài- ghi bảng tên bài
Hs múa, hát.
HS lắng nghe, quan sát.
30’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 2: Viết
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ hoa Q( kiểu 2) và câu ứng dụng.
Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân , nhóm . 
Cách tiến hành:
Luyện viết chữ Q hoa( kiểu 2) :
- Giáo viên giới thiệu chữ mẫu và yêu cầu học sinh quan sát và trả lời: Xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ Q hoa ( kiểu 2)
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa( kiểu 2)
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Q hoa( kiểu 2) trên chữ mẫu.
- Theo dõi hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- Nhận xét uốn nắn
Luyện viết câu ứng dụng :
- Gv giới thiệu câu ứng dụng: Quê cha đất tổ.
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa. 
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa ( kiểu 2).
- Giáo viên viết chữ Q và cách đặt dấu thanh.
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: Độ cao các chữ, khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ, cách đặt dấu thanh giữa các chữ?
- HD học sinh viết vào vở bài tập.
- Nhận xét, uốn nắn
Luyện viết thêm :
- GV yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ.
 Quê hương tôi có con sông xanh biếc
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tế Hanh
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Q hoa( kiểu 2) và câu thơ vào VBT
- Nhận xét uốn nắn
Đánh giá bài viết:
- GV cho các bạn tự đánh giá bài viết của mình và của bạn .
- GV nhận xét.
-HS quan sát mẫu và nhận xét độcao, cấu tạo chữ
- Học sinh quan sát
- Học sinh tập viết theo giáo viên bằng ngón tay.
- Học sinh viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp
- Vài học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giải ngĩa câu ứng dụng
- HS quan sát, nhắc lại quy trình.
- HS quan sát
- HS quan sát và nhận xét.
- Học sinh viết
- Học sinh đọc và giải nghĩa câu thơ.
- HS viết
- HS tự đánh giá bài viết của mình
- Đổi bài đánh giá
- HS lắng nghe nhận xét của GV
12’
Tiết 4:
Hoạt động 3: Luyện từ
Mục tiêu: Giúp học sinh biết một số từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp,  
Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3, quan sát mẫu. 
- HS tìm từ trong nhóm 4 bằng kĩ thuật khăn trả bàn, mỗi học sinh tìm một từ ngữ chỉ người, con vật có trong bức tranh và từ ngữ chỉ hoạt động tương ứng.
- Hs chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
– HS xác định yêu cầu 
- Hs tìm từ trong nhóm 4.
- HS chia sẻ: 
+ Từ chỉ sự vật: cô, chú, bác ( ngư dân, người dân), chó, chim
+ Từ chỉ hoạt động: mua, bán, cầm, cát, khiêng,vác, gánh, chạy, bay,.
13’
Hoạt động 4: Luyện câu
 * Mục tiêu: Giúp học sinh đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu? điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4
* HS xác định yêu cầu của BT 4a, đặt 2 – 3 câu nói về hoạt động của người,con vật trong tranh ở bài tập 3
M : Đàn chim hải âu đang bay lượn.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS nói câu trước lớp
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS viết câu vào vở bài tập.
* HS xác định yêu cầu của BT 4b, Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu?
M: Trên trời, đàn chim hải âu đang bay lượn.
- Gv hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập vào vở bài tập.
- HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
* HS xác định yêu cầu của BT 4c, chọn dấu câu phù hợp với mooic ô trống. Viết hoa chữ đầu câu.
- YC HS đọc đoạn văn và thảo luận nhóm đôi.
- HS thực hiện bài tập vào vở bài tập.
- HS đọc lại đoạnvăn đã điền dấu câu và nêu tác dụng của dấu chấm. dấu phẩy trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
– HS xác định yêu cầu 
– HS xác định yêu cầu của BT 4a
– HS làm việc theo nhóm 
- HS thực hiện.
– HS xác định yêu cầu của BT 4b
- HS thực hiện vào vở bài tập.
- HS chia sẻ
– HS xác định yêu cầu của BT 4c
- HS thảo luận.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ trước lớp
7’
C. Vận dụng:
Mục tiêu: Kể được tên một số món ăn, đồ dùng, đồ chơi làm từ cây dừa 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- Yều cầu HS quan sát tranh
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : Kể được tên một số món ăn, đồ dùng, đồ chơi làm từ cây dừa.
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp về một số món ăn, đồ dùng, đồ chơi làm từ cây dừa .
- Nhận xét, tuyên dương
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận nhóm
- HS chơi
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.doc