Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài 1: Cây nhút nhát (Tiết 3+4)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức:
- Viết đúng kiểu chữ hoa N kiểu 2 và câu ứng dụng: Non sông tươi đẹp.
- Tìm được từ chỉ đặc điểm về thiên nhiên, đặt được câu tả cảnh thiên nhiên có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào?
- Thực hiện được trò chơi Thẻ màu kì diệu, nói được 1-2 câu tả cảnh đẹp thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa N và câu ứng dụng.
- HS tìm từ và đặt câu đúng yêu cầu tả cảnh đẹp thiên nhiên.
3.Thái độ:
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài 1: Cây nhút nhát (Tiết 3+4)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 32 CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT BÀI 1: CÂY NHÚT NHÁT (TIẾT 3, 4/SGK trang 115, 116) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1.Kiến thức: - Viết đúng kiểu chữ hoa N kiểu 2 và câu ứng dụng: Non sông tươi đẹp. - Tìm được từ chỉ đặc điểm về thiên nhiên, đặt được câu tả cảnh thiên nhiên có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào? - Thực hiện được trò chơi Thẻ màu kì diệu, nói được 1-2 câu tả cảnh đẹp thiên nhiên. 2. Kĩ năng: - Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa N và câu ứng dụng. - HS tìm từ và đặt câu đúng yêu cầu tả cảnh đẹp thiên nhiên. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên : Mẫu chữ N hoa. Bảng phụ : Non sông tươi đẹp 2.Học sinh : Vở tập viết, vở bài tập TV, bảng nhóm, bảng con, thẻ từ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, thảo luận, trò chơi, 2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4, lớp. IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: A TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa N Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ N hoa Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: 1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu GV gắn chữ mẫu N kiểu 2 - Chữ N kiểu 2 viết bởi mấy nét? - Chữ N kiểu 2 cao mấy li? GV chỉ vào chữ N kiểu 2 và miêu tả cách viết: Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) ngang 3 viết một nét móc hai đầu (giống nét 1 của chữ M kiểu 2), dừng bút trên ĐK 1. Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút ở ĐK 3 kết hợp viết nét cơ bản lượn ngang và cong trái (giống nét 3 của chữ M kiểu 2). 1. GV viết mẫu lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết. -Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. -Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. - Cấu tạo: Chữ N hoa gồm 2 nét: Nét 1: Là nét móc hai đầu bên trái. Nét 2: kết hợp viết nét cơ bản lượn ngang và cong trái – HS quan sát mẫu chữ N hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ N hoa. - HS quan sát chữ mẫu N hoa kiểu 2. - 2 nét - 2,5 li - HS quan sát và lắng nghe. – HS viết chữ N hoa vào bảng con. – HS tô và viết chữ N hoa vào VTV. 10’ Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ N hoa, câu ứng dụng “Non sông tươi đẹp” Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: -GV nhắc lại quy trình viết chữ N hoa và cách nối từ chữ N hoa sang chữ o. -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. - Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. -Học sinh đọc và tìm hiểu của câu ứng dụng “Non sông tươi đẹp” - HS quan sát cách GV viết chữ Non. -Học sinh luyện viết bảng con chữ “N” hoa; chữ “Non sông tươi đẹp”. -HS viết chữ N hoa, chữ Non và câu ứng dụng vào VTV: “Non sông tươi đẹp” 10’ Hoạt động 3: Luyện viết thêm Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ N hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao : “Nhà em treo ảnh bác Hồ Bên trái là một lá cờ đỏ tươi” Trần Đăng Khoa Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao: -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. -Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. - HS viết chữ N hoa, chữ Nhà và câu ca dao vào VTV: “Nhà em treo ảnh bác Hồ Bên trái là một lá cờ đỏ tươi” Trần Đăng Khoa 5’ Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp. Cách tiến hành: -Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh. -Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS nghe GV nhận xét một số bài viết. Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 14’ Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3) Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4. Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, đọc yêu cầu bài . -Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận mhóm 4 , chia sẻ và gắn từ ngữ phù hợp dưới mỗi tranh. - GV quan sát, theo dõi các nhóm thực hiện bài tập 3a. -GV chốt đáp án: 1: mênh mông, 2: mhấp nhô, 3: cong cong, 4: phẳng lặng. – GV nhận xét. -Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm từ ngữ tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh trên. Bài tập 3/116: Thực hiện các yêu cầu dưới đây: 3a.Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh -Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm 4 gắn từ ngữ phù hợp với tranh. - HS quan sát tranh, đọc các từ ngữ và chọn từ ngữ phù hợp với từng tranh, chia sẻ trong nhóm. Sau đó, đính các thẻ từ vào tranh. Nhóm nào làm nhanh nhất sẽ đem bảng nhóm trình bày trên bảng. -Đại diện các nhóm trình bày. -Học sinh nhận xét. Bài tập 3b: Tìm thêm từ ngữ tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh trên. -HS đọc yêu cầu và viết vào bảng con. 13’ Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4) Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu có từ ngữ ở BT 3. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Bài tập 4a: Đặt 2-3 câu tả cảnh thiên nhiên có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3. -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu mẫu. -Câu: “Cánh đồng lúa chín vàng nhấp nhô gợn sóng” có từ ngữ nào ở bài tập 3. Bài tập 4b: Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào? -Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu theo nhóm đôi trong thời gian 2phút. - Sau đó, GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi truyền điện. Bằng cách gọi tên bạn nào thì bạn đó đứng lên đọc câu 4a, bạn cùng bàn đọc câu 4b,. GV nhận xét. Bài tập 4b: Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào? -HS đọc và xác định yêu cầu của BT4a, quan sát câu mẫu. - HS đọc câu mẫu: “ Cánh đồng lúa chín vàng nhấp nhô gợn sóng”. - Nhấp nhô - HS đọc yêu cầu và câu mẫu BT4b: “Mỗi khi có gió, cánh đồng lúa chín vàng nhấp nhô gợn sóng”. -HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. - Nhận xét -HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt . -HS nghe bạn và nhận xét. -HS viết vào VBT: 2-3 câu vừa đặt. -HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 9’ Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi: thẻ màu kì diệu Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: -Giáo viên nêu luật chơi trò chơi: thẻ màu kì diệu. - GV nhận xét. -Giáo dục kĩ năng sống: Quê hương Việt Nam của chúng ta có rất nhiều cảnh thiên nhiên tươi đep. Các em phải biết trân trọng và giữ gìn. - HS nhận thẻ màu. Nói 1-2 câu tả cảnh thiên nhiên có từ ngữ chỉ màu sắc trên thẻ. - HS thực hiện hoạt động theo nhóm 4. - Đại diện nhóm ,HS nói trước lớp 1-2 câu tả cảnh thiên nhiên có từ ngữ chỉ màu sắc trên thẻ. - HS nghe bạn nói và nhận xét. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx