Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 2: Bưu thiếp (Tiết 5+6)
1.Kiến thức:
Nói với bạn về những điều em thấy trong tấm bưu thiếp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Công dụng của bưu thiếp và cách làm bưu thiếp; biết liên hệ bản thân: sẽ học làm bưu thiếp, làm thiệp chúc mừng bạn bè, người thân.
Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt ng/ngh; iu/ưu; g/r.
2.Kĩ năng:
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Nói với bạn về những điều em thấy trong tấm bưu thiếp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt ng/ngh; iu/ưu; g/r.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 2: Bưu thiếp (Tiết 5+6)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 7 CHỦ ĐIỂM 4: ÔNG BÀ YÊU QUÝ BÀI 2: BƯU THIẾP (tiết 5, 6, SHS, tr.61 - 62) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1.Kiến thức: Nói với bạn về những điều em thấy trong tấm bưu thiếp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Công dụng của bưu thiếp và cách làm bưu thiếp; biết liên hệ bản thân: sẽ học làm bưu thiếp, làm thiệp chúc mừng bạn bè, người thân. Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt ng/ngh; iu/ưu; g/r. 2.Kĩ năng: -Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. - Nói với bạn về những điều em thấy trong tấm bưu thiếp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. - Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt ng/ngh; iu/ưu; g/r. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV. 2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 5 (TĐ): BƯU THIẾP (trang 61 và 62) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động (4 – 5 phút): Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Bưu thiếp Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc. Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. Lưu ý: Hiện nay bưu thiếp được hiểu như thiếp/ thiệp (tấm giấy nhỏ dùng để báo tin, chúc mừng, mời khách,... có nội dung ngắn gọn và thường được in sẵn.). HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: bưu thiếp dùng để làm gì, cách làm bưu thiếp, Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài. Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, Cách tiến hành: Giáo viên đặt câu hỏi: 1/Để làm bưu thiếp, em cần chuẩn bị những gì? 2/ Nêu các việc cần làm ở bước 2 và bước 3. 3/ Có thể đảo trật tự bước 1 và bước 2 không? Vì sao? 4/Mặt trong của tấm bưu thiếp gồm những nội dung gì? -Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh. -GDKNS: Các em sẽ học làm bưu thiếp, làm thiệp chúc mừng bạn bè, người thân. -HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: bưu thiếp (là tấm giấy nhỏ dùng để báo tin, chúc mừng, mời khách, thường được in sẵn, gửi qua đường bưu điện), bưu điện (cơ quan chuyên việc chuyển thư từ, báo chí, hàng, tiền,). -HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: -Giáo viên đọc mẫu lại. -Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật. -Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh. -Học sinh luyện đọc bài Bưu thiếp trong nhóm, trước lớp. -Học sinh đọc nối tiếp. -HS khá, giỏi đọc cả bài.HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. -HS rút ra nội dung bài , rút ra bài học: Công dụng của bưu thiếp và cách làm bưu thiếp. -Học sinh nêu bài học và liên hệ bản thân sẽ học làm bưu thiếp, làm thiệp chúc mừng bạn bè, người thân. TIẾT 6: NHÌN – VIẾT CHÍNH TẢ: ÔNG TÔI PHÂN BIỆT NG/NGH VÀ IU/ƯU, G/R TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Nhìn – viết chính tả Mục tiêu: HS đọc đoạn văn Ông tôi, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. -Nhận xét, tuyên dương học sinh viết bảng đẹp. -Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết . -– HS nhìn viết từng câu văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học). -Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi. -Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi. -Học sinh đọc thầm theo, gạch chân dưới từ khó cần luyện viết. – HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: đã, quên, vẫn, nước, sao,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: già, giúp. -Viết bảng con từ khó: 1 học sinh lên bảng viết. -Học sinh thực hành viết vở theo lời đọc của giáo viên. -Học sinh đổi vở rà soát lỗi. Hoạt động 2: Bài tập chính tả Mục tiêu: Giúp học sinh gỉải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố có tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài. -Thực hành bài tập 2c: Phân biệt iu/ưu, g/r -Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh chú ý nghĩa và đọc đúng để thực hiện đúng yêu cầu. - GV yêu cầu học sinh thực hành bài tập 2c. - GV nhận xét kết quả. Bài 2b/62: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố có tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh: – HS xác định yêu cầu của BT 2b, đọc thầm các câu đố đã cho. – HS thực hiện BT vào VBT. – HS chia sẻ lời giải câu đố trong nhóm đôi, trình bày trước lớp. (ngựa, nghé, ngỗng) – HS nghe GV nhận xét kết quả. . – HS xác định yêu cầu của BT 2(c), chọn BT phân biệt iu/ưu hoặc g/r. – HS thực hiện BT vào VBT (trìu mến, dịu dàng, ưu điểm / rõ ràng, gọn ghẽ, ríu rít) – HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp. – HS giải nghĩa hoặc đặt câu có từ ngữ đã điền. – HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả. . V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx