Giáo án Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 1 đến 9 - Năm học 2021-2022

1. Yêu cầu cần đạt:

*Kiến thức:

1. Nói với bạn những việc em làm trong một ngày; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học; biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.

* Phẩm chất, năng lực

 -Bước đầu biết quý trọng thời gian

 - Có hứng thú học tập , ham thích lao động

 2. Đồ dùng dạy học:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

 – Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của trẻ em (nếu có).

– Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.

– HS mang tới lớp ảnh chụp bản thân để tự giới thiệu, truyện đã đọc về trẻ em.

 

docx 29 trang chantroisangtao 15/08/2022 10040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 1 đến 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 1 đến 9 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 1 đến 9 - Năm học 2021-2022
TUẦN 1
Môn học: Tập đọc; Lớp 2A3
Tên bài học: Bé Mai đã lớn (60’)- Số tiết 1&2
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021 
1. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức:
Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
 Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.
* Phẩm chất, năng lực
- HS nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Một; 
-Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình bằng cách tham gia làm những việc nhà vừa sức; 
2. Đồ dùng dạy học:
– SHS, VTV, VBT, SGV.
 – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
 – Mẫu chữ viết hoa A. 
– Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có). 
– Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy. 
– Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A.Hoạt động khởi động:5’
– GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Em đã lớn hơn (GV khơi gợi để HS nói, không gò ép HS theo mẫu).
 – GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm: tên việc, thời gian làm việc,...
 – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bé Mai đã lớn. 
– GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (bé Mai, bố mẹ), việc làm của các nhân vật,
Hs nghe và nêu suy nghĩ
HS chia sẻ trong nhóm
HS quan sát
HS đọc
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
 1. Đọc
Luyện đọc thành tiếng 10’
– GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào).
– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hồ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng / em đã lớn. //; 
– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
HS nghe đọc
HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
Luyện đọc hiểu 20’
– GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngạc nhiên (lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ), y như (giống như),...
 – GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. 
– GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ. 
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
HS chia sẻ 
ND :Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ
Luyện đọc lại 10’
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy. 
– GV yêu cầu HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy
– HS khá, giỏi đọc cả bài
-– HS nhắc lại nội dung bài
– HS nghe GV đọc 
– HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy
Hoạt động: Luyện tập mở rộng 10’
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa chăm chỉ. 
– GV yêu cầu HS kể tên các việc đã làm ở nhà (nấu cơm, quét nhà, trông em,) à ở trường (lau bảng, tưới cây, sắp xếp kệ sách/ giày dép,).
 – HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.
– HS xác định yêu cầu 
– HS kể tên các việc đã làm ở nhà 
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Toán - Lớp 2A3 
Tên bài học: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (1 TIẾT)
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức
- Ôn tập các số đến 100
+ Đọc, viết số
+ So sánh các số, thứ tự số
+ Đếm thêm 1, 2, 5, 10
+ Cấu tạo thập phân của số
Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến/t đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
 Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Một thanh trục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học
Học sinh: Một thanh trục và 8 khối lập phương
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 4’
-Ổn định, hát
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH: 35’
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã được ôn tập 
Bài 1: Số? (7’)
-GV cho HS đọc yêu cầu
-GV y/c HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10.
- GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số), GV khuyến khích HS nói cách làm.
Cả lớp nhận xét
Hoạt động 2: Thứ tự các số trong bảng (5’)
Mục tiêu: HS nhận biết bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
 -HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.
- GV lưu ý HS lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.”
Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).
-GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh hoạ.
Các số trong cùng một hàng (không kể số cuổi cùng) có số chục giống nhau.
Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau. 
Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngay: số bên phải lớn hơn số bên trái (so sánh số đơn vị).
Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên (so sánh số chục).
-GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét.
Hoạt động 3: So sánh các số (5’)
Mục tiêu: HS biết cách so sánh các số. 
a) Phân tích mẫu
- GV cho HS so sánh hai số 37 và 60
- GV chọn 2 HS có 2 cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp
- GV cho HS cả lớp nhận xet bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình
- GV nhận xét
- GV cho HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu
- GV gọi hai nhóm làm bài nhanh nhất trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu)
- GV chốt lại: Ôn lại cách so sánh
+ Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số
+ So sánh số chục, só nào có chục lớn hơn là số lớn hơn 
+ Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn. 
b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- GV hướng dẫn HS so sánh tương tự như câu a) và sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn các số 
Hoạt động thực hành: Làm theo mẫu (5’)
Mục tiêu: HS biết viết số chục - số đơn vị, viết số vào sơ đồ tách – gộp số, viết số thành tổng của số chục và số đơn vị
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:
- GV chốt:
+ Viết số chục - số đơn vị
+ Dùng thanh chục và khối lập phương để thể hiện số.
+ Viết số vào sơ đồ tách – gộp số
+ Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị
- Sửa bài: GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP: 3’
Hãy nêu lại số lớn nhất ( nhỏ nhất) có 1 ( 2 ) chữ số ? 
Nêu lại cách tìm số liền trước (liền sau ) của một số ta ?
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
Hs suy nghĩ –- Nx – Trình bày
HS đọc trong nhóm 2
- HS đọc các số từ 1 đến 100
+ HS đọc các số từ 100 đến 1
	Hs thực hiện 
Hs suy nghĩ –- Nx – Trình bày
- HS đọc các số: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc các số: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90; 95;100
- HS chú ý lắng nghe
- HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu
- HS đọc số 
- HS nhận xét
- HS so sánh 
- 2 HS trình bày cách làm:
+ 37 < 60 
3 chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60
+ 60 > 37 
6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh ở bảng con)
- HS trình bày: 79 > 74; 52 > 25 
hay 74 < 79; 25 < 52
- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức
- HS sắp xếp các số:
+ Từ bé đến lớn: 38, 43, 70; 29, 82, 87
- HS thảo luận nhóm đôi trình bày các việc phải làm.
- HS lắng nghe và hoàn thiện bài
- HS cả lớp tham gia trò chơi điền số vào bảng
Hs nêu – NX -
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
	Môn học: Luyện từ và câu- Lớp 2A3 
 Tên bài học: Từ và câu(1 tiết) 
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021 
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. 
 Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà
* Phẩm chất, năng lực.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
2. Đồ dùng dạy học:
– SHS, VTV, VBT, SGV.
 – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có). 
– Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy. 
– Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
Luyện từ 10’
–GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3
 – Cho HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ. 
Lưu ý: Mớ: tập hợp gồm một số vật cùng loại được gộp lại thành đơn vị, VD: mua mớ rau muống, mớ tép. 
– Cho HS chơi tiếp sức gắn từ ngữ phù hợp dưới hình. 
– GV nhận xét kết quả. 
– GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.
– HS xác định yêu cầu 
– HS kể tên các việc đã làm ở nhà 
Luyện câu 9’
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu. 
– HD HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. – HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét câu. 
– HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT 3.
 – Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
– HS xác định yêu cầu của BT 4
-HS làm BT
– HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt. 
– HS viết vào VBT
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
C. Hoạt động Vận dụng 7’
– Cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
 – 1 – 2 HS nói trước lớp cảm xúc sau khi làm một việc nhà để bạn và GV nhận xét, định hướng cho hoạt động nhóm.
 – Yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
 – GV yêu cầu HS nói trước lớp và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những việc nhà mình đã làm, được người thân khen ngợi, cảm nghĩ khi được khen ngợi.
– HS Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà
HS nói trước lớp cảm xúc sau khi làm một việc nhà 
– HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
– HS nói trước lớp và chia sẻ 
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn ... h.
Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng 
- GV viết lại phép tính lên bảng lớp:
48 + 21 = 69 
- GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng (nói và viết lên bảng như sgk).
- GV lần lượt chỉ vào số 48, 21, 69, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần.
- GV nói tên các thành phần: số hạng, tổng, yêu cầu HS nói số.
Hoạt động Thực hành 
* Gọi tên các thành phần của phép cộng
- GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép cộng (theo mẫu).
- GV sửa bài, đưa thêm một số phép cộng khác: 3 + 6 = 9, 34 + 16 = 50, 65 + 14 = 79;.
* Viết phép cộng
- GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết tính tổng là thực hiện phép cộng, mỗi phép cộng thực hiện hai cách viết (hàng ngang và đặt tính), cần phải viết các phép cộng đó ra bảng con.
- GV ví dụ: Tính tổng của 22 và 16
 Phép cộng tương ứng là: 22 + 16 = 38 
- GV lần lượt chỉ vào số 22, 16, 38, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính tổng và các thành phần của tính tổng.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV ghi yêu cầu lên bảng nhóm, yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con.
+ Tính tổng các số hạng 43 và 25
+ Tính tổng các số hạng 55 và 13
+ Tính tổng các số hạng 7 và 61.
- GV mời ba bạn HS lên bảng, mỗi bạn thực hiện đặt tính một phép tính.
- GV chữa bài cho các em, GV yêu cầu hs gọi tên các thành phần của phép tính.
- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2
- GV vẽ các hình lên bảng, cho HS hoạt động bắt cặp với bạn bên cạnh, thảo luận và tìm những số thích hợp điền vào ô trống
- GV gợi ý cách làm (Các em phải biết quy luật, tổng hai số cạnh nhau là số ở trên hai số đó, dựa vào sơ đồ tách – gộp số: gộp 3 và 1 được 4, gộp 1 và 4 được 5, gộp 4 và 5 được mấy?). Tương tự với câu a, các em làm tương tự câu b.
- GV lấy tinh thần xung phong, gọi HS lên bảng điền vào vị trí còn trống.
- GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT3
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? (số)
+ Muốn tìm số phải làm như thế nào?
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày, sau đó GV gợi ý: Ba số theo cột hay theo hàng đều có tổng số bằng 10, gộp 3 và 1 và 6 được 10, gộp 6 và 2 và 2 được 10, gộp 2 và 5 và mấy để được 10).
- GV chia lớp thành 2 nhóm, sau khi thảo luận xong, các nhóm lên điền kết quả vào bảng nhóm.
- GV chữa bài, GV gọi đại diện nhóm đứng dậy trình bày cách làm để ra được kết quả đó.
- GV chữa xong hai nhóm, nhận xét, tuyên bố nhóm nhanh hơn và có kết quả đúng là nhóm chiến thắng
D. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh.
- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.
12 + 4 = 16
- HS nghe GV trình bày thể lệ trò chơi
- HS thực hiện tính nhanh
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát, ghi phép tính vào vở
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng.
- HS nhắc: 48, 21, 69
- HS hoạt động nhóm
- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép cộng GV đưa ra.
- HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức.
- HS quan sát GV làm ví dụ
- HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng.
- HS hoạt động nhóm
- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép cộng GV đưa ra.
- HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức.
- HS quan sát GV làm ví dụ
- HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng.
- HS dùng bảng con, thực hiện các phép tính GV giao.
•	43 + 25 = 68
•	55 + 13 = 68
•	7 + 61 = 68
- HS lên bảng hoàn thành phép tính.
- HS quan sát GV chữa bài
- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát hình, hoạt động cặp đôi
- HS lắng nghe gợi ý cách làm
- HS xung phong lên bảng điền số còn thiếu.
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS hoạt động nhóm, thảo luận tìm kết quả.
- HS nghe GV chữa bài, HS trình bày cách làm
- HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu tên các thành phần
- HS lắng nghe nhận xét
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Tập làm văn- Lớp 2A3
-Nói và đáp bày tỏ sự ngạc nhiên, lời khen ngợi.(1 tiết) 
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2021 
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 Bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú; nói và đáp lời khen ngợi. 
* Phẩm chất, năng lực
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm
2. Đồ dùng dạy học:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
– Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của trẻ em (nếu có).
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A.Hoạt động khởi động:3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
5. Nói và nghe 12’’
5.1. Nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú 
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 5a, quan sát tranh và lời nói của bạn nhỏ trong tranh. 
– Một vài HS nhắc lại lời bạn nhỏ. 
– GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi: 
+ Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc gì? Vì sao?
 + Khi nào em cần nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú?
 + Khi nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú, cần chú ý điều gì? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,) 
– Cho HS nhắc lại lời của bạn nhỏ trong nhóm đôi, một số HS nhắc lại lời của bạn nhỏ trước lớp. 
– GV nhận xét.
– HS xác định yêu cầu của BT 5a, quan sát tranh và lời nói của bạn nhỏ trong tranh. 
HS nhắc lại
HS chia : sẻ giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,
HS chia sẻ 
5.2. Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi 12’
 – GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 5b, đọc các tình huống.
 – Một nhóm HS nói và đáp trước lớp. 
– HS trả lời một số câu hỏi:
+ Ta thường nói lời khen ngợi khi nào? 
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ thế nào? Vì sao? 
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, cần chú ý điều gì? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,) 
– HD HS phân vai bố, mẹ và Mai để nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi phù hợp với mỗi tình huống trong nhóm 3.
 – Một số nhóm HS nói và đáp trước lớp. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét
– HS xác định yêu cầu của BT 5b, 
HS làm việc theo nhóm
HS đóng vai
HS chia sẻ trước lớp
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:3’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Tập làm văn. Lớp 2A3
Tên bài học: -Nói viết lời tự giới thiệu (1 tiết ) 
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2021 
1. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức:
1. Tự giới thiệu về bản thân. 
2. Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em. 
3. Bước đầu nhận diện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng.
* Phẩm chất, năng lực
 - Thân thiện, hòa nhã biết giúp đỡ bạn bè 
2. Đồ dùng dạy học:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
– Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của trẻ em (nếu có).
 – Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
 – HS mang tới lớp ảnh chụp bản thân để tự giới thiệu, truyện đã đọc về trẻ em.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A.Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
6. Tự giới thiệu 7’
6.1. Phân tích mẫu
 – GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a, quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi.
 –Cho một vài HS nói trước lớp. 
– GV yêu cầu HS nhận xét về cách bạn Lê Đình Anh viết lời tự giới thiệu.
– HS xác định yêu cầu của BT 
– HS chia sẻ trước lớp
6.2. Nói lời tự giới thiệu 5’
 – GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b, nói lời tự giới thiệu trong nhóm đôi. 
– Một vài HS nói trước lớp kết hợp với ảnh chụp (nếu có). 
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS xác định yêu cầu của BT 
– HS chia sẻ trước lớp
6.3. Viết lời giới thiệu 13’
 – GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6c, viết 2 – 3 câu tự giới thiệu vào VBT. Khuyến khích HS sáng tạo trong cách viết lời tự giới thiệu. Dán ảnh vào bài viết (nếu có). 
– Một vài HS đọc bài trước lớp. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét
HS viết bài vào vở
HS chia sẻ 
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:2’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Toán - Lớp 2A3
Tên bài học: SỐ HẠNG – TỔNG (TIẾT 2) 
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất hợp lí.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính tổng và các thành phần của tính tổng.
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT4
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? (số)
+ Vậy tìm bằng cách nào?
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết:
50 + 20 = 70
20 + 40 = 60
40 + 50 = 90
- GV yêu cầu HS làm tương tự đối với hai bài tập còn lại
- GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả, GV chữa bài, nhận xét kết quả của HS.
Bài 5:
a) GV cho HS xác định yên cầu của bài: Nói
cân chuyện - thay dấu (?) bằng số thích hợp – đặt câu hỏi cho bài toán.
b)Tìm cách làm: viết hai phép tính cộng.
phép tính vào bảng con.
GV lưu ý HS dựa vào cách gộp để kiểm kết quả
- Sửa bài: GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập, 6, 7 trong sgk.
D. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh.
- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.
54 + 12 = 66
14 + 24 = 38
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS lắng nghe GV hỏi
HS trả lời
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS hoạt động cặp đôi, thảo luận tìm kết quả.
- HS trình bày kết quả, nghe GV chữa bài
- HS lắng nghe yêu cầu hoàn thành BT.
- HS lắng nghe GV trình bày
- HS nêu tên các thành phần
	HS làm bài theo nhóm đôi,
 mỗi em viết một
HS lắng nghe 
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_1_den_9_nam_hoc_2.docx