Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 2

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Giải được câu đố về các mùa; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực riêng:

- Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa hè.

- Viết đúng chữ T hoa và câu ứng dụng.

- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, câu kể và dấu chấm.

- Nói được những âm thanh mình yêu thích vào mùa hè.

3. Phẩm chất:

- Biết liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với GV

- Giáo án.

- Tranh ảnh về cảnh vật mùa hè, về 2 nhạc cụ: nhị, hồ và cảnh nghệ sĩ dùng nhị, hồ trong dàn nhạc.

- Mẫu chữ viết hoa T.

- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3a.

- Bảng phụ/ slide ghi BT 3b.

b. Đối với HS

- SGK, vở tập viết, vở bài tập.

 

docx 505 trang chantroisangtao 16/08/2022 9940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 2

Giáo án Tiếng Việt 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kỳ 2
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN
TUẦN 19 – 20
BÀI 1: KHU VƯỜN TUỔI THƠ (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về một khu vườn em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
- Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng.
- Thực hiện được trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Phân biệt được lời của các nhân vật và người kể chuyện, biết ngắt nghỉ đúng câu, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Mở rộng vốn từ chỉ người, tìm được từ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng, phát triển năng lực quan sát.
+ Nhận diện được và bước đầu biết sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than.
+ Ghép được các chữ cái đã cho và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên loài hoa, nêu đặc đểm của loài hoa đó.
3. Phẩm chất: yêu quý, nhân ái, trách nhiệm, bảo vệ nơi gắn bó.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án;
- Đoạn văn bản ghi từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- Tranh ảnh và vật thật: hoa phượng, hoa hồng, hoa súng, hoa sen, hoa sứ, hoa ngô,... để chơi trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
- Mẫu chữ viết hoa Q.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết;
- Một vài loại hoa, quả để chơi trò Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
A. Khởi động
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Nơi chốn thân quen.
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Chủ điểm Nơi chốn thân quen hướng đến việc bồi dưỡng cho chúng ta phẩm chất nhân ái, trách nhiệm; giúp các em nhận ra trong nhà em, xung quanh nơi em ở, nơi nào cũng gần gũi, thân quen, đáng yêu, đáng trân quý; bước đầu tự hào về vẻ đáng yêu, đáng trân quý của những nơi thân quen, gắn bó; có ý thức giữ gìn vẻ đẹp ở những nơi chốn thân quen ấy.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Khu vườn tuổi thơ: Bạn nhỏ trong tranh đang nhắm mắt, lấy tay cảm nhận để nhận biết các loài hoa với sự hướng dẫn của bố. Liệu bạn nhỏ có đoán đúng không? Bố bạn nhỏ sẽ giúp bạn nhỏ như thế nào? Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Khu vườn tuổi thơ.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình; biết liên hệ bản thân: yêu quý, bảo vệ nơi gắn bó; ghép được các chữ cái đã cho và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên loài hoa, nêu đặc điểm của loài hoa đó.
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hành động của hai bố con, từ ngữ gọi tên các loài hoa; giọng bố: động viên ở đoạn đầu; ân cần pha lẫn niềm tự hào ở đoạn cuối.
- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: nhấp nhô, nhụy, ram ráp,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bố dẫn tôi đi chạm tay vào từng bông hoa/ rồi hỏi://; Tôi nhận ra thêm được hoa cúc/ nhờ mì hương thật dễ chịu,/ hoa ích mẫu/ với mùi ngai ngái rất riêng.//;...
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài, thảo luận theo cặp để giải thích nghĩa của một số từ khó, và trả lời câu hỏi trong SGK, ghi vào phiếu học tập:
+ Nhấp nhô: Nhô lên thụt xuống liên tiếp, không đều nhau.
+ Ram ráp: có nhiều đường hoặc nốt rất nhỏ lồi lên trên bề mặt, sờ vào thấy không mịn.
+...
Phiếu học tập
Câu 1: Bố và bạn nhỏ thường ra vườn tưới cây vào lúc nào?
Buổi chiều
Câu 2: Bố đố bạn nhỏ đoán tên các loại hoa bằng cách nào?
Bố đố bạn nhỏ đoán tên các loại hoa bằng cách bảo bạn nhỏ nhắm mắt lại, chạm tay vào từng bông hoa, đưa bông hoa trước mũi và bảo bạn nhỏ đoán.
Câu 3: Kể tên và nêu đặc điểm của các loại hoa bạn nhỏ đã đoán được.
- Hoa mào gà: viền cánh nhấp nhô;
- Hoa hướng dương: cánh dài, mỏng, nhụy to, ram ráp;
- Hoa cúc: mùi hương dễ chịu;
- Hoa ích mẫu: mùi ngai ngái rất riêng.
Câu 4: Vì sao bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình?
Bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình vì trò chơi của bố đã giúp bạn nhận ra bất cứ loại hoa nào trong vườn.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc và liên hệ bản thân.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách hiểu về nội dung, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 sau đó đọc trước lớp đoạn từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Trò chơi tuổi thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghép các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên 2 – 3 loài hoa; sau đó nêu đặc điểm của 1 – 2 loài hoa vừa tìm được.
- GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Luyện viết chữ Q hoa
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Q hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Q hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét cong kín và nét lượn.
+ Cách viết:
Viết như chữ O.
Lia bút đến trước đường kẻ (ĐK) dọc 2, phía trên ĐK ngang 1, viết nét lượn. Đuôi nét lượn song song với nét cong kín và dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, sau ĐK 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp (ngợi ca vẻ đẹp của quê hương).
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa và cách nối từ chữ Q hoa sang chữ u: nét lượn của chữ Q nối liền với nét đầu tiên của chữ u.
- GV hướng dẫn HS viết chữ Quê.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Quê và câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp vào vở bài tập.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
Quê em đồng lúa nương dâu
Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang
(Nguyên Hồ)
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa, chữ Quê và câu thơ vào vở bài tập.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở và sửa cho nhau.
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tìm từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài tập (BT) 3a, đọc lại đoạn 1 bài Khu vườn tuổi thơ.
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng (Đáp án: bố - trồng, dẫn, tưới, tôi – tưới).
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3b, chơi tiếp sức viết thêm 2 – 3 cặp từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng.
4. Luyện câu
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nhận diện câu đề nghị
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4a, tìm câu đề nghị (GV gợi ý cho HS dùng phương (PP) loại trừ; hoặc hướng dẫn theo kiểu giải thích “Câu đề nghị là câu có mục đích nói để người nghe thực hiện một hoạt động”, VD: Em làm bài tập này nhé!
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm câu đề nghị, sau đó trình bày trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Dấu chấm than
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm đôi để tìm dấu câu phù hợp với mỗi ô trống.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập đặt câu đề nghị
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4c.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và viết vào vở bài tập (VBT) để hoàn thành bài tập.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
C. Vận dụng
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
- GV tổ chức chơi trò chơi, HS nhắm mắt mắt, đoán tên hoa, quả theo nhóm.
- GV hướng dẫn cả lớp nói về đặc điểm của những loại hoa, quả đã đoán tên.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời, nêu suy nghĩ.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS đọc tên bài, quan sát tranh minh hoa, phán đoán nội dung.
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS nêu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
- HS liên hệ bản thân: Yêu quý nơi gắn bó, thân quen.
- HS nêu cách hiểu của bản thân.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc và đọc trước lớp.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu hoạt động.
- HS thảo luận nhóm.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát mẫu chữ Q hoa và xác định đặc điểm.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết chữ Q hoa vào bảng con và vở tập viết.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết câu ứng dụng vào vở bài tập.
- HS đọc thơ, tìm hiểu ý nghĩa.
- HS viết chữ Q hoa, chữ Quê và câu thơ vào vở bài tập.
- HS đổi chéo vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS lắng nghe GV sửa bài viết.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS hoàn thành bài tập.
mẹ – nhổ cỏ, bé – đánh răng, bạn nhỏ - đi học
- HS xác định yêu cầu và hoàn thành bài tập.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS thảo luận nhóm để tìm câu đề nghị và trình bày trước lớp:
Con hãy nhắm mắt lại là câu dùng để đề nghị.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp:
+ Chúng mình cùng đọc bài nhé!
+ Chúng mình cùng đọc bài được không?
+ Các bạn đang đọc bài trong nhóm.
+ Các bạn đọc to lên nào!
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT.
- HS thảo luận theo cặp, viết vào vở bài tập.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nghe nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS chơi trò chơi.
- HS nói về đặc điểm của những loại hoa.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN
TUẦN 19 – 20
BÀI 2: CON SUỐI BẢN TỐI (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giới thiệu được với bạn một cảnh vật nơi em ở, nêu được phỏng đoán của bản than về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
- Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã chứng kiến.
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về nơi thân quen, gắn bó.
- Chia sẻ được hiểu biết về một dòng sông hoặc ao, hồ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
 ... iệc tan vì cả khu rừng đã tham gia với hững chuyển động theo từng nốt nhạc, từng lời ca, từng bước nhảy say sưa.
+ Câu 4: Khu rừng có tên là Khu rừng Hạnh Phúc vì tất cả mọi người trong khu rừng đều vui vẻ, hạnh phúc.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt câu để phân biệt các cặp từ:
+ dày – giày
+ dành – giành
- HS thực hiện BT vào VBT. VD:
+ Thư viện của bố em toàn những quyển sách to và dày.
+ Mỗi lần đá bóng, bố em đều đi đôi giày thể thao.
+ Em có thể cảm nhận được tình cảm của mẹ dành cho em.
+ Khi đá bóng, em phải giành bóng từ đối thủ để sút vào lưới.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác đinh yêu cầu của BT 2c: Chọn chữ, vần hoặc dấu thanh thích hợp với mỗi *.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Phân biệt ch/tr: trung du, chim chóc, trồng rừng, chăm sóc.
+ Phân biệt iên/iêng: thiên nhiên, nổi tiếng, biển đảo, chao nghiêng.
+ Phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã: gió bão, lũ lụt, ẩm ướt, bảo vệ.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 3: Viết 4 – 5 câu tả một đồ chơi của em.
- HS chia sẻ với bạn.
- HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 4a.
- HS đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn, lời chào trong nhóm đôi. VD:
- Em cảm ơn thầy suốt thời gian qua đã giúp lớp em học tập tốt ạ. Năm học kết thúc rồi, em chúc thầy có một kỳ nghỉ hè vui và ý nghĩa ạ!
- Cảm ơn các em! Chúc các em có một kỳ nghỉ hè vui và ý nghĩa nhé!
- Một số nhóm HS nói và đáp trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 4b.
- HS đóng vai, nói và đáp lời đề nghị trong nhóm đôi. VD:
- Hè này bố mẹ đăng ký cho con tham gia trại hè nhé?!
- Vâng! Con rất thích ạ!
- Một số nhóm HS nói và đáp trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
	TUẦN 35
ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 7 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng đoạn/ bài Người thiếu niên anh hùng; tốc độ đọc 60 – 70 chữ/ 1 phút.
- Đọc thầm được, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài Một chuyến đi.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết được đoạn văn với tốc độ khoảng 50 – 55 chữ/ 15 phút; viết hoa đúng các chữ đầu câu; viết đúng được một số trường hợp chính tả d/gi thường gặp; viết đúng một số tiếng dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đặt được câu phân biệt cặp từ dàn – giàn.
- Điền đúng dấu chấm câu (dấu chấm, chấm than); viết hoa đúng các chữ đầu câu.
- Viết được 4 – 5 câu thuật lại việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp theo gợi ý.
- Nghe và trả lời được các câu hỏi về nội dung truyện Kiến và ve; nói được điều học được từ câu chuyện.
	3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh một số đồ dùng học tập.
- Một số tờ thăm ghi các đoạn dùng kiểm tra đọc thành tiếng.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1 – 2
A. Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc đúng đoạn/ bài Người thiếu niên anh hùng; tốc độ đọc 60 – 70 chữ/ 1 phút.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện nội dung kiểm tra đọc thành tiếng bài Người thiếu niên anh hùng.
- GV giới thiệu qua bài đọc, giải thích một vài từ khó:
+ Nguyên: triều đình phong kiến Trung Quốc (1271 – 1368) do người Mông Cổ lập ra sau khi quân Mông Cổ chiếm được Trung Quốc.
+ Trần Quốc Toản (1267 – 1285): một thiếu niên anh hùng, em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
- GV yêu cầu HS bắt thăm đoạn đọc và đọc trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Đọc hiểu
Mục tiêu: Đọc thầm được, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài Một chuyến đi.
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện nội dung kiểm tra đọc hiểu bài Một chuyến đi.
- GV đọc bài Một chuyến đi và giải thích các từ ngữ khó, làm mẫu cho HS.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài, hoàn thành BT 1.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ngắn
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS hoàn thành BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Viết 1 – 2 câu nêu điều em thích
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT và trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. GV gợi ý HS nói về nhân vật em thích hay cảnh vật, hoặc phong cách của nhà văn Tô Hoài.
- GV nhận xét.
Tiết 3 – 4
C. Viết
1. Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết được đoạn văn với tốc độ khoảng 50 – 55 chữ/ 15 phút; viết hoa đúng các chữ đầu câu; viết đúng được một số trường hợp chính tả d/gi thường gặp; viết đúng một số tiếng dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn (từ đầu đến chẳng muốn dừng), trả lời câu hỏi về nội dung đoạn viết.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng, từ khó đọc do ảnh hưởng phương ngữ, VD: Trũi, rời rợi, hiu hiu,
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe – viết.
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
2. Đặt câu phân biệt cặp từ
Mục tiêu: Đặt được câu phân biệt cặp từ dàn – giàn.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2.
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT và trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Điền dấu câu
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm câu (dáu chấm, chấm than); viết hoa đúng các chữ đầu câu.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, thực hiện yêu cầu BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu các dấu chấm câu (dấu chấm, dấu chấm than) và viết hoa chữ đầu câu trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Thuật việc được tham gia
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật lại việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu BT 4.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc gợi ý và viết đoạn văn vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài văn mình viết trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
D. Nghe – nói
1. Nghe – hiểu: Kiến và ve
Mục tiêu: Nghe và trả lời được các câu hỏi về nội dung truyện Kiến và ve.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc truyện Kiến và ve.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 1.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét. 
2. Nói về điều em học được từ câu chuyện
Mục tiêu: Nói được điều học được từ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2. GV gợi ý gợi ý HS quan sát đến hành động của kiến: chăm chỉ, biết lo nghĩ xa, còn ve thì tận hưởng hiện tại, vui chơi mà không lo nghĩ cho tương lai.
- GV mời một số HS trả lời (nói miệng) BT 2.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS bắt thăm, đọc đoạn bắt thăm trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc thầm lại bài, hoàn thành BT 1:
a. Ngày hai bạn lên đường, cảnh vật: nước đầm trong xanh, những áng cỏ mượt rời rợi, trời đầy mây trắng, gió hiu hiu thổi. (nước trong xanh, cỏ mượt rời rợi, đầy mây trắng, gió thổi hiu hiu).
b. Hai bạn “nhìn không biết chán”, “mỏi chẳng muốn dừng” vì say ngắm dọc đường, non sông và phong tục, mỗi nơi mỗi lạ, mỗi bước dời chân mỗi thấy tuyệt vời.
c. Mỗi con vật trong đoạn văn cuối được tả bằng những từ ngữ như con người với các cảm xúc ngưỡng mộ Dế Mèn và Dế Trũi: anh gọng vó – nhìn theo chúng tôi, ra lối bái phục; ả cua kềnh – giương đôi mắt lồi âu yếm ngó theo; đàn săn sắt và thầu dầu – cố bơi theo bè, hoan nghênh chúng tôi váng cả mặt nước.
- Một số HS trình bày kết quả. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2: Tìm từ ngữ phù hợp trả lời cho từng câu hỏi.
- HS hoàn thành BT. VD:
a. Khi không khí trong lành, không ô nhiễm, khi trời không một gợn mây thì bầu trời trong xanh.
b. Trên trời mây trắng bồng bềnh trôi.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3: Viết 1 – 2 câu nêu điều em thích sau khi đọc xong bài Một chuyến đi.
- HS thực hiện BT, trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn viết.
- HS đánh vần theo GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2: Đặt câu để phân biệt cặp từ sau: dàn – giàn.
- HS thực hiện yêu cầu BT và trình bày trước lớp:
Cứ đến mùa hè là ve lại kêu như một dàn đồng ca.
Nhà giàn DK1 là nơi chốt giữ, bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3: Thay ô vuông bằng dấu câu phù hợ và chép lại đoạn văn cho đúng.
- HS đọc thầm đoạn văn, thực hiện yêu cầu BT:
Ôi, tôi sắp được gặp các bạn hoa cỏ dưới gốc cây kia! Bạn hãy rong ruổi một mình nhé! Còn tôi, tôi sẽ ở lại với mẹ cây của tôi.
Theo Trần Bắc Qùy
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4: Viết 4 – 5 câu thuật lại một việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.
- HS viết đoạn văn vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết của mình trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS xác định yêu cầu BT 1: Chọn ý đúng.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT:
a. Ve rủ kiến ca hát.
b. Kiến không làm theo lời rủ của ve vì kiến phải tìm thức ăn.
c. Ve ân hận vì mải rong chơi suốt mùa hè.
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 2: Nói về điều em học được từ câu chuyện Kiến và ve.
- HS nói theo ý hiểu của bản thân về điều học được từ câu chuyện Kiến và ve.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ho.docx